Treasury là gì? Chắc hẳn cái tên trái phiếu (Treasury) hay giao dịch trái phiếu sẽ không có gì là quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là những trader có tìm hiểu về giao dịch Forex. Đây là một loại tài sản khá nổi bật mà trader nên xem xét nếu như có ý định đầu tư thu lời cũng như có mong muốn danh mục đầu tư của mình được đa dạng hóa hơn. Với bài viết sau đây, Forex Dictionary sẽ giúp trader hiểu rõ hơn về Treasury là gì, các loại trái phiếu cơ bản cũng như những sàn môi giới giao dịch Treasury uy tín hiện nay.

Tìm hiểu về khái niệm Treasury

Tìm hiểu về khái niệm Treasury

Treasury là gì? Tìm hiểu về trái phiếu, thị trường trái phiếu

Treasury hay còn được gọi là trái phiếu. Hiểu một cách đơn giản thì đây là một khoản vay của một tổ chức – ở đây chính là các doanh nghiệp và chính phủ. Những tổ chức này sẽ tiến hành phát hành trái phiếu tương tự như một dạng giấy vay nợ với lãi suất được cam kết sẽ tra sau một khoảng thời gian nhất định nào đó. Sau đó, trader sẽ cho vay thông qua việc mua các trái phiếu này. Trái phiếu thông thường sẽ có thời hạn là nửa năm hoặc cũng có thể là một năm và khoản tiền gốc sau đó sẽ được hoàn trả lại vào đúng ngày đáo hạn và khi giao dịch kết thúc.

So với cổ phiếu thì trái phiếu sẽ có điểm khác biệt hơn đó chính là trader không cần phải chịu trách nhiệm về các mục đích trong việc sử dụng vốn đầu tư trái phiếu. Các tổ chức và đơn vị một khi đã phát hành trái phiếu thì sẽ có nghĩa vụ phải hoàn trả lại toàn bộ tiền gốc lẫn tiền lãi theo như cam kết đã được ký kết trong hợp đồng cho vay. Mua trái phiếu về cơ bản cũng sẽ tương tự như việc trader đang cho một tổ chức nào đó vay tiền với một khoảng thời gian cụ thể và đồng thời sẽ tiến hành tính lãi không khác gì ngân hàng. Tuy nhiên thay vào đó, trader sẽ không cần phải quan tâm số tiền mà tổ chức đó vay là để làm gì?

Các đặc điểm cơ bản về trái phiếu và thị trường trái phiếu là gì?

Các đặc điểm cơ bản về trái phiếu và thị trường trái phiếu là gì?

Tương tự như khi giao dịch Forex, mức giá trái phiếu khi được giao dịch giữa các trader sẽ luôn luôn có sự thay đổi. Tùy thuộc vào sức hút của từng loại trái phiếu ở trên thị trường, trader sau đó có thể bán chúng với mức giá thấp hoặc cao hơn so với mệnh giá lúc ban đầu tuy nhiên không được vượt quá số tiền tổng gốc và tổng lãi mà tổ chức phát hành ban đầu đã cam kết.

Lãi suất cơ bản trong giao dịch trái phiếu sẽ luôn được cố định. Trong khi đó, tùy theo điều kiện của thị trường mà lợi suất trái phiếu sẽ có sự thay đổi. Trái phiếu mua vào với mức giá càng thấp thì trader sẽ có cơ hội nhận về lợi suất càng cao.

Tùy thuộc theo từng mục tiêu huy động vốn mà thị trường trái phiếu được phân loại cho các tổ chức như sau:

  • Thị trường trái phiếu Chính phủ
  • Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh
  • Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Phân loại trái phiếu theo từng tiêu chí

Dựa theo 5 tiêu chí khác nhau mà trái phiếu sẽ được phân loại cụ thể riêng biệt như sau:

Người phát hành

Trái phiếu khi được phân loại theo tiêu chí Người phát hành sẽ gồm có 3 loại đó là:

  • Trái phiếu của Chính phủ: Đây là loại chứng khoán có rủi ro ít nhất.
  • Trái phiếu của doanh nghiệp: Sẽ là loại trái phiếu do công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn tiến hành phát hành với mục đích gia tăng vốn hoạt động.
  • Trái phiếu của các tổ chức tài chính và Ngân hàng: Tương tự như trái phiếu của doanh nghiệp thì loại trái phiếu này sẽ được phát hành để gia tăng nguồn vốn.
Trái phiếu phân loại theo người phát hành

Trái phiếu phân loại theo người phát hành

Lợi tức trái phiếu

Sẽ bao gồm 3 loại khác nhau:

  • Trái phiếu có mức lãi suất cố định: Với loại trái phiếu này thì mức lợi tức sẽ được xác định dựa theo một tỷ lệ % cố định được tính theo đúng với mệnh giá.
  • Trái phiếu có mức lãi suất thả nổi: Lợi tức của loại trái phiếu này qua các kỳ sẽ được trả khác nhau và được tính dựa theo biên cộng với mức lãi suất tham chiếu.
  • Trái phiếu có mức lãi suất bằng 0: Loại trái phiếu này sẽ được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá, tức là mua chiết khấu. Sau đó, nó sẽ được hoàn trả lại bằng mệnh giá khi mà loại trái phiếu này đến kỳ đáo hạn.
Phân loại trái phiếu theo mức lợi tức

Phân loại trái phiếu theo mức lợi tức

Mức độ đảm bảo thanh toán

Sẽ gồm có hai loại trái phiếu riêng biệt đó là:

  • Trái phiếu đảm bảo: Được biết đến là loại trái phiếu mà người phát hành sẽ sử dụng tài sản của mình đi cầm cố hoặc chứng khoán ký quỹ làm tài sản để đảm bảo. Nếu như đến kỳ đáo hạn nhưng chủ thể phát hành không còn khả năng thanh toán nữa thì tất cả số tài sản đó sẽ được xử lý để chi trả số tiền gốc cũng như là số tiền lãi trái phiếu.
  • Trái phiếu không đảm bảo: Đây là loại trái phiếu được đảm bảo dựa trên độ uy tín của chủ thể phát hành.
Trái phiếu phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán

Trái phiếu phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán

Hình thức trái phiếu

Loại trái phiếu này sẽ gồm có trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh:

  • Trái phiếu vô danh: Loại trái phiếu này sẽ không bao giờ ghi tên người mua vào trong sổ sách người phát hành. Người nào cầm trái phiếu của người phát hành thì khi đến kỳ đáo hạn sẽ được chi trả.
  • Trái phiếu ghi danh: Với loại trái phiếu này, ở trong sổ sách của người phát hành sẽ có tên của người mua.
Hình thức trái phiếu sẽ bao gồm trái phiếu vô danh và ghi danh

Hình thức trái phiếu sẽ bao gồm trái phiếu vô danh và ghi danh

Tính chất trái phiếu

  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: Trái chủ của loại cổ phiếu này hoàn toàn có quyền chuyển nhượng sang cổ phiếu của công ty đó dựa theo quy định về thời gian cụ thể cũng như là tỷ lệ nhất định khi mua trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Sẽ đi kèm theo phiếu cho phép trái chủ có quyền mua lại cổ phiếu của chủ thể phát hành theo một số lượng nhất định.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Nhà phát hành hoàn toàn có quyền mua lại toàn bộ hoặc mua lại một phần trước khi loại trái phiếu này đến thời hạn phải thanh toán.
Dựa vào tính chất trái phiếu để phân loại trái phiếu

Dựa vào tính chất trái phiếu để phân loại trái phiếu

Các nhà đầu tư tìm đến Treasury khi nào?

Như đã chia sẻ khi tìm hiểu về Treasury là gì, trái phiếu sẽ được phát hành bởi các công ty và tổ chức huy động vốn có quy định rõ ràng về các điều khoản vay, thời gian thanh toán các khoản lãi và thời gian trả gốc.

Mệnh giá của trái phiếu sẽ được hiểu là khoản tiền mà người vay được trả lại sau khi đến kỳ đáo hạn trái phiếu. Phần lớn các trái phiếu tại Việt Nam đều có mệnh giá trên 100.000 VNĐ. Trong đó, danh tiến của nhà tổ chức phát hành trái phiếu, lãi suất định kỳ (coupon) và thời điểm đáo hạn sẽ là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá phát hành trái phiếu.

Khi nào thì có thể đầu tư Treasury?

Khi nào thì có thể đầu tư Treasury?

Các trader có thể tham gia giao dịch Treasury tùy theo nhu cầu của mình. Đặc biệt, vào các thời điểm lãi suất giảm, chủ thế phát hành có quyền được mua lại trái phiếu và sau đó phát hành trái phiếu lại với một mức chi phí thấp hơn.

Trái phiếu có thể xem là một loại tài sản chính được đưa vào nhóm chung với các công cụ nợ dù cho khoản lợi suất thu được từ việc đầu tư trái phiếu so với đầu tư cổ phiếu và các cặp tiền tệ Forex không được cao. Thế nhưng các trader lại vô cùng yêu thích loại tài sản này bởi vì sự an toàn của nó cũng như mang đến một nguồn thu nhập tương đối ổn định.

Có thể tham gia giao dịch Treasury ở đâu?

Lợi thế hàng đầu khiến cho các nhà đầu tư luôn bị trái phiếu thu hút đó chính là bởi vì trái phiếu có thể tạo ra một mức thu nhập ổn định theo mức lãi suất định kỳ. Ngoài ra, đối với trái phiếu chính phủ thì nó còn được đi kèm điều kiện miễn thuế giúp cho các trader có thể gia tăng thêm lợi ích.

Thông thường, trái phiếu sẽ được giao dịch ở trên thị trường chứng khoán lẫn thị trường trái phiếu ở sơ cấp và cả thứ cấp. Có rất nhiều nhà môi giới đã dùng vai trò đại lý cấp tham gia vào thị trường sơ cấp để thay mặt khách hàng đấu giá trái phiếu cũng như tín phiếu của chính phủ. Không những thế, họ còn tham gia vào thị trường tiền tệ dựa vào những giao dịch repo và sau đó repo ngược lại trái phiếu với khách hàng.

Trên thị trường Forex, trái phiếu cũng được giao dịch khá nhiều bởi vì đây được xem là một thị trường vô cùng tiềm năng với sự lưu thông tiền tệ hàng đầu trên thế giới với khối lượng giao dịch 5000 tỷ USD vào mỗi ngày. Bên cạnh những loại tài sản như cặp tiền tệ được giao dịch phổ biến nhất thì sàn Forex hiện nay còn cung cấp đa dạng các loại hàng hóa như chỉ số chứng khoán, Bitcoin, trái phiếu, cổ phiếu, dầu,…

Giao dịch Treasury được diễn ra ở đâu?

Giao dịch Treasury được diễn ra ở đâu?

Đối với trái phiếu, nó được các trader hướng đến với mục đích muốn danh mục đầu tư của mình được đa dạng hơn, giảm thiểu rủi ro cũng như bù đắp tổn thất. Bởi vì trái phiếu được đánh giá là loại tài sản có tính thanh khoản cao.

Các trader có thể giao dịch trái phiếu thông qua CFD và có thể khuếch đại tiền lời bằng cách tận dụng tỷ lệ đòn bẩy từ mức ký quỹ lúc ban đầu. Đối với CFD, toàn bộ sẽ được tiến hành giao dịch dựa vào sự biến động giá. Do vậy, trader sẽ không cần phải chờ đợi trái phiếu đến khi đáo hạn.

Có hai loại trái phiếu CFD phổ biến nhất đó chính là 10-year Germany Bund Futures CFD/Bund (Trái phiếu tương lai 10 năm của Đức) và 10-year US Treasury Note Futures CFD/USTNotee (Trái phiếu tương lai 10 năm của Mỹ).

Có một điều vô cùng cần thiết đó chính là ký quỹ giao dịch khi bán hoặc mua trái phiếu. Khi tiến hành đặt lệnh mua trái phiếu chính phủ, trader cần phải dựa theo mức thỏa thuận với công ty chứng khoán để ký quỹ tiền giao dịch. Và khi đặt lệnh bán trái phiếu chính phủ, trader cũng cần phải có đủ một lượng trái phiếu chính phủ mà mình đặt bán. Lệnh giao dịch sau đó sẽ được thực hiện thông qua các nhà môi giới là các thành viên của thị trường trái phiếu chính phủ, trong đó ngoại trừ ngân hàng là thành viên của hệ thống giao dịch trái phiếu.

Bật mí 5 sàn giao dịch Forex giao dịch Treasury hiện nay uy tín

Sàn giao dịch AvaTrade

AvaTrade là một broker đến từ Ireland và được quản lý theo MiFID bởi Toàn EU và Ngân hàng Trung ương Ireland. Sàn giao dịch này sẽ là một khởi đầu thuận lợi cho các trader mới chưa có nhiều kinh nghiệm với nền tảng giao dịch chính được sử dụng phổ biến là MT4. Trader có thể dễ dàng truy cập vào AvaTrade thông qua web hoặc mobile với độ tin cậy và tính ổn định cao.

Sàn AvaTrade - sàn giao dịch có nguồn gốc từ Ireland

Sàn AvaTrade – sàn giao dịch có nguồn gốc từ Ireland

Với nhiều loại tài sản khác như như tiền điện tử, tiền tệ, năng lượng, chỉ số, kim loại, trái phiếu, ETFs,… AvaTrade cho phép trader có thể thoải mái lựa chọn và giao dịch theo nhu cầu của mình.

Sàn giao dịch Pepperstone

Sàn giao dịch Pepperstone là một broker môi giới MT4 hàng đầu thế giới. Với quy mô rộng lớn, sàn giao dịch này có thể phục vụ các trader một cách tuyệt vời với mức chi phí vô cùng thấp đối với hàng hóa, CFD và cả FX. Nếu như trader muốn tham gia giao dịch ở trên nhiều loại thị trường nhau thì sàn Pepperstone sẽ là một sự lựa chọn toàn diện với đa dạng nền tảng như WebTrader, MT4, cTrader. Đặc biệt, trader cũng có thể truy cập vào sàn giao dịch này thông qua các ứng dụng di động dành cho máy tính bảng, hệ điều hành Android và iPhone.

Sàn giao dịch Pepperstone với các nền tảng đa dạng khác nhau

Sàn giao dịch Pepperstone với các nền tảng đa dạng khác nhau

Sàn giao dịch Markets.com

Đây là sàn giao dịch nhận được sự hỗ trợ từ một công ty giao dịch có độ tin cậy và công khai rõ ràng. Nó cung cấp cho trader nhiều sự lựa chọn tài sản cũng như các cặp ngoại hối trong quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, sàn Markets.com còn đem đến nhiều công cụ đa dạng có thể hỗ trợ trader đưa ra các quyết định đúng đắn hơn khi giao dịch.

Markets.com hỗ trợ trader giao dịch chính xác với các công cụ nổi bật

Markets.com hỗ trợ trader giao dịch chính xác với các công cụ nổi bật

Sàn giao dịch XTB (UK)

Sàn giao dịch XTB (UK) cung cấp cho các trader nhiều thị trường tài chính khác nhau trong đó bao gồm chỉ số, Forex, cổ phiếu và hàng hóa ở trên nền tảng giao dịch MT4 và xStation.

Đối với các trader cá nhân mới vào nghề, có thể cân nhắc và lựa chọn sàn XTB – sàn môi giới hàng đầu hiện nay để làm bước đệm cho các cuộc giao dịch của mình nhé.

Sàn XTB với các tài sản giao dịch là Forex, chỉ số, cổ phiếu,...

Sàn XTB với các tài sản giao dịch là Forex, chỉ số, cổ phiếu,…

Sàn giao dịch iTrader

iTrader là sàn giao dịch hay còn biết đến là một dịch vụ giao dịch online hàng đầu trong việc cung cấp đến trader các khả năng giao dịch về các loại tài sản cơ bản như tiền tệ và CFD. Nhờ vào đội ngũ chuyên gia giao dịch dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch tài chính và thương mại web, sàn iTrader sẽ mang đến cho trader những dịch vụ giao dịch với chi phí tương đối rẻ và chất lượng.

Dịch vụ giao dịch trực tuyến hàng đầu - iTrader

Dịch vụ giao dịch trực tuyến hàng đầu – iTrader

Thông qua những chia sẻ của Forexdictionary về Treasury là gì vừa rồi, có thể thấy trái phiếu là loại tài sản được rất nhiều trader yêu thích và có tính thanh khoản cao. Hy vọng với những thông tin bổ ích cũng như các đặc điểm nổi bật về các sàn giao dịch uy tín hiện nay, phần thông tin ở bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình một sàn giao dịch Treasury chất lượng, uy tín và phù hợp nhất nhé.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan