Time Frame là gì? Lựa chọn khung thời gian phù hợp với phong cách giao dịch sẽ giúp Traders có cách nhìn tổng quát hơn về xu hướng thị trường. Thông qua điều này, các nhà giao dịch sẽ xác định dễ dàng mức giá đóng cửa, mức giá mở cửa, mức giá cao nhất/ thấp nhất,…Để hiểu hơn về khái niệm khung thời gian (Time Frame Forex) thì tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé!

Time Frame là gì?

Khái niệm Time Frame - Khung thời gian là gì?

Khái niệm Time Frame – Khung thời gian là gì?

Time Frame (Khung thời gian) là khoảng thời gian xảy ra sự biến động của mẫu hình nến trong một phiên giao dịch. Mỗi cây nến sẽ được hình thành trên thị trường, sau đó tăng giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Kết thúc khoảng thời gian cố định này là lúc xuất hiện sự hình thành của một cây nến mới.

Trong thị trường ngoại hối, có rất nhiều khung thời gian, từ dài đến ngắn. Nếu là khung thời gian dài, cây nến có thể biến động trong thời gian 1 năm. Ngược lại, khung thời gian ngắn nhất mà cây nến biến động có thể diễn ra chỉ trong một phút. Đối với khung thời gian này, cây nến sẽ có sự thay đổi lên xuống trong vòng một phút. Sau đó, cứ 1 phút là sẽ có thêm cây nến mới được hình thành.

Cùng nguyên lý với time frame 1 phút, khung thời gian theo ngày sẽ là sự biến động của mô hình nến từ 0:00 ngày hôm nay cho đến 23:59 cùng ngày. Cứ qua một ngày, một cây nến khác sẽ được hình thành và xuất hiện trên thị trường.

Tìm hiểu về các khung thời gian phổ biến và ý nghĩa trong thị trường ngoại hối

Các khung thời gian phổ biến trên nền tảng Meta Traders 4

Như đã nói, có rất nhiều time frame khác nhau từ dài đến ngắn. Phổ biến nhất trong giao dịch thị trường ngoại hối gồm có các khung thời gian sau đây:

Khung thời gian theo phút

Khung thời gian theo phút gồm có M1 (1 phút), M5 (5 phút), M15 (15 phút) và M30 (30 phút). Nếu như để ý, bạn sẽ thấy M là viết tắt của từ Minute (phút) và con số đi sau sẽ là khoảng thời gian tương ứng.

Khung thời gian theo giờ

Cũng tương tự như Time Frame theo phút, khung thời gian theo giờ có H (Hour) đứng đầu. Với Time Frame theo giờ, gồm có: H1 (1 giờ) và H4 (4 giờ).

Khung thời gian theo ngày/ tuần/ tháng

  • Khung thời gian một ngày là D1.
  • Khung thời gian một tuần là W1
  • Khung thời gian một tháng là MN. (MN là tên viết tắt của chữ Month trong tiếng Anh).
9 khung thời gian chính trên thị trường Forex

9 khung thời gian chính trên thị trường Forex

Ý nghĩa của khung thời gian (Time Frame) trong thị trường giao dịch ngoại hối là gì?

Sử dụng Time Frame sẽ giúp các nhà dịch phán đoán được thời gian biến động của một mẫu hình nến hoặc là dự đoán về thời gian kéo dài của một phiên giao dịch nào đó. Ngoài ra, nó cũng sẽ cho biết về mức giá đóng cửa, mức giá mở cửa cũng như giá cao/ thấp nhất của tài sản trong khoảng thời gian này. Để tiếp cận gần hơn với cách giải thích này, các Traders có thể tìm hiểu qua ví dụ minh họa dưới đây:

Giả sử đặt khung thời gian H1 (1 giờ) cho cặp tiền ngoại tệ EUR/ USD. Nhìn vào biểu đồ giá trên khung thời gian một giờ, các Traders có thể nắm bắt được một vài thông tin như sau:

Với những cây nến trong quá khứ, mỗi cây nến sẽ biến động lên xuống trong khoảng thời gian 1 giờ. Các Traders có thể lựa chọn được khoảng thời gian bất kỳ, ví dụ như chọn trong khoảng 13:00 – 13:59. Lúc này, các Traders se có thể biết được mẫu nến phù hợp với khoảng thời gian này gồm những cây nến nào, mức giá của nó tăng lên hay là đi xuống. Cũng trong khoảng thời gian 1 giờ này, các Traders cũng có thể biết được mức giá cao nhất và thấp nhất của loại tài sản đó. Ngoài những điều này, Traders cũng biết thêm về mức giá đóng cửa và mức mở cửa trong phiên giao dịch đó là bao nhiêu.

Thêm một ví dụ nữa, nếu như bạn đang quan sát mẫu hình nến vào lúc 14:30, đồng nghĩa với việc cây nến này đã được hình thành vào lúc 14:00 và sẽ kết thúc vào khung thời gian 14:59. Từ đây, Traders dễ dàng nhận thấy được mức giá mở cửa nằm ở mức giá xác định lúc 14:00. Mức giá đóng cửa phụ thuộc vào mức giá được xác định vào lúc 14:59. Mức giá cao/ thấp sẽ không thể biết trước được nếu như mẫu hình nến chưa thật sự kết thúc.

Thông tin về mô hình nến trong khung thời gian H1

Thông tin về mô hình nến trong khung thời gian H1

Biểu đồ phía trên là đồ thị giá của cặp tiền tệ EUR/ USD tại khung thời gian H1. Trong trường hợp này, Traders sẽ gặp rất nhiều cản trở nếu như sử dụng tọa độ thời gian nằm ngang bên dưới để xác định mô hình nến thuộc khoảng thời gian nào. chính vì vậy, để tối ưu hóa điều này, các nhà giao dịch Forex chỉ cần di chuyển con trỏ chuột vào mức cao nhất của cây nến tăng (màu xanh) hoặc là mức giá thấp nhất của một cây nến giảm (màu đỏ).

Mọi thông tin về mô hình nến này sẽ được hiển thị ra trên biểu đồ, tương tự như hình ảnh minh họa phía trên. Trong đó, gồm có các thông tin như: Thời gian hình thành câu nến, giá mở, giá đóng, mức giá cao nhất và thấp nhất. Ngoài ra cũng cho biết Volume – khối lượng giao dịch trên thị trường.

Ví dụ minh họa về khung thời gian 14 ngày

Ví dụ minh họa về khung thời gian 14 ngày

Ngoài việc xác định biến động của giá trong một khung thời gian nhất định. Các Traders hoàn toàn có thể xác định được độ biến động trong một chu kỳ thời gian (timeframe). Ví dụ: Traders sử dụng khung thời gian H1 (1 giờ) trong giao dịch thị trường, sẽ có các chu kỳ như: 9 giờ, 12 giờ, 24 giờ,… Nếu như sử dụng khung ngày (D1) thì gồm có các chu kỳ như là 7 ngày, 14 ngày, 20 ngày, 52 ngày,….

Giả sử như nhà giao dịch thị trường xét chu kỳ 14 ngày trong tháng 11. Traders có thể hiểu chu kỳ Time Frame này như sau:

  • Chu kỳ đầu tiên bắt đầu từ ngày 1/11 cho đến ngày 18/11 và không tính các ngày thứ 7, Chủ Nhật.
  • Chu kỳ gồm có 14 cây nến trên time frame D1. Cùng với khung thời gian này, Traders sẽ dễ dàng xác định được mức giá cao nhất và thấp nhất của chu kỳ. Bên cạnh đó, cũng có thể tìm được mức giá trung bình của chu kỳ.

Chọn time frame phù hợp dựa trên phong cách giao dịch

Trong thị trường ngoại hối, tùy vào mục đích cá nhân mà Traders sẽ lựa chọn tham gia một trong 4 trường phái giao dịch phù hợp. Gồm có: Scalping Trading (giao dịch lướt sóng), Day Trading (giao dịch trong ngày), Swing Trading (giao dịch trung hạn) và Position Trading (giao dịch vị thế). Với mỗi phong cách giao dịch khác nhau sẽ có khung thời gian phù hợp. Điều mà các Traders cần làm là xác định phong cách giao dịch của bản thân và lựa chọn Time Frame sao cho chính xác nhất. Để hiểu hơn về 4 trường phái này thì Traders có thể tìm hiểu qua thông tin dưới đây:

Scalping trading

Giao dịch lướt sóng có thể hiểu là Traders đang theo đuổi mẫu hình giao dịch có thời gian nắm giữ vị thế ngắn. Chu kỳ của một giao dịch lướt sóng có thể xảy ra trong vài giờ. Đôi khi nó chỉ xảy ra trong vài phút ngắn ngủi. Những Traders đi theo phong cách giao dịch lướt sóng thường là những người yêu thích sự nhanh chóng và có tính mạo hiểm. Mặc dù chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng các nhà giao dịch cần phải dành thời gian nhiều trong quá trình phân tích của mỗi giao dịch. Bởi vì đối với Scalping Trading, trung bình một ngày Traders có thể mở tới vài chục hoặc vài trăm lệnh mở/ đóng giao dịch. Đối với phong cách này, các Traders nên ưu tiên sử dụng Time Frame theo phút như: M1, M5 hoặc M15.

Day trading

Đúng như tên gọi, giao dịch trong ngày là phong cách giao dịch mà các Traders sẽ nắm giữ lệnh trong vài giờ và kết thúc lệnh đặt trước khi phiên giao dịch trong ngày đóng lại. Có nghĩa là nhà giao dịch sẽ thực hiện giao dịch trong một ngày mà không để nó qua đêm. Chính vì vậy mà Day Trading được biết đến là một giao dịch ngắn hạn trong thị trường Forex. Khung thời gian phù hợp đối với Day Trading thường là M15, M30, H1.

Swing trading

Thời gian nắm giữ vị thế của các Traders theo phong cách trung hạn thường khá dài. Có thể giữ lệnh trong vòng vài ngày hoặc là vài tuần. Điều này có thể hiểu là vì các Traders không có quá nhiều thời gian phân tích và theo dõi thị trường. Khung thời gian thích hợp mà các Traders theo đuổi phong cách giao dịch trung hạn là H1, H4 hoặc D1.

Position trading

Đây là phong cách có khoảng thời gian lâu nhất khi tham gia thị trường. Hầu hết Traders theo đuổi trường phái này có thời gian nắm giữ vị thế từ vài tuần đến vài tháng. Khác với Traders lướt sóng, giao dịch vị thế hướng tới sự an toàn và lợi nhuận lâu dài. Khung thời gian thích hợp nhất đối với giao dịch vị thế thường là D1, W1 hoặc là MN.

Bất kỳ nhà giao dịch nào cũng luôn muốn nắm giữ lợi nhuận nhanh chóng. Đó cũng chính là lý do mà các Traders thường chọn các Time Frame ngắn hạn như M1 hay là M5. Mặc dù Scalping Trading diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng không đồng nghĩa với việc nó đơn giản. Thực chất, muốn thành công trong giao dịch lướt sóng, các Traders cần phải nắm rõ nhất về kiến thức, kinh nghiệm lâu năm trong giao dịch thị trường. Đối với những Traders mới tham gia vào thị trường thì nên lựa chọn các Time Frame từ H1 trở lên.

Ngoài những điều trên thì bạn cần phải lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp nhất với nguồn vốn của tài khoản. Ví dụ giao dịch trên một khung thời gian ngắn, Traders nên đặt các điểm chặn lỗ/ chốt lời xa hơn so với điểm vào lệnh bởi vì các điểm này trên khung thời gian này quá ngắn và hầu như không đáng kể. Trong trường hợp nhà giao dịch sử dụng các khung thời gian lớn hơn như D1 hay là W1 thì các Traders cần phải chuẩn bị cho mình một số vốn tương đối lớn bởi vì các khoảng cách này có giá trị rất lớn.

Biểu đồ bên trái là khung thời gian M5, bên phải là khung thời gian D1

Biểu đồ bên trái là khung thời gian M5, bên phải là khung thời gian D1

Từ biểu đồ trên, Traders có thể so sánh rõ ràng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm cắt lỗ. Trong đó, khoảng cách trong khung M5 khá xa và rõ. Tuy nhiên, khi đối chiếu qua khung D1 thì khoảng cách này đã có phần thu hẹp. Mặc dù biểu đồ biểu diễn thị trường trên hai khung có phần khác nhau, nhưng khoảng cách ứng số pip lại không thay đổi.

Giao dịch đa khung thời gian để phân tích, theo dõi thị trường

Giao dịch đa khung thời gian nghĩa là Traders sử dụng đồng thời và ít nhất hai time frame trong quá trình phân tích và đặt lệnh giao dịch. Nếu như một khung Time Frame không đem lại cho các Traders những cái nhìn tổng quan nhất thì việc sử dụng đồng thời các khung thời gian sẽ giúp Traders tối ưu điều này.

Thường thì các Traders luôn chỉ làm việc trên một Time Frame duy nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của việc theo dõi thị trường qua một khung thời gian chính là rất khó để có thể phát hiện được tín hiệu đảo chiều hoặc là một xu hướng mới. Do đó, để đảm bảo giao dịch an toàn, các Traders nên sử dụng cùng lúc nhiều Time Frame để có tầm nhìn thị trường rộng hơn.

Chiến lược cơ bản để sử dụng đa khung thời gian:

Đầu tiên, Traders lựa chọn Time Frame phù hợp với phong cách giao dịch mà bản thân theo đuổi. Theo dõi, quan sát thị trường trung một khung thời gian lớn hơn. Dựa vào khung thời gian này, các Traders sẽ có cái nhìn bao quát nhất về thị trường. Từ đó đưa ra những phán đoán chính xác về chiều hướng chính của thị trường trong hiện tại và tương lai.

Nắm bắt được xu hướng thị trường, Traders quay trở lại Tiem Frame ban đầu và xác định điểm vào lệnh, điểm Take Profit và điểm Stop Loss.

Ví dụ: Các Traders phân tích một cây nến tăng trên khung D1. Cây nến này trên khung thời gian D1 sẽ cho bạn biết xu hướng biến động giá, mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa trong ngày hôm đó. Bên cạnh đó, các bạn theo dõi cây nến đó trên khung thời gian M30, Traders sẽ biết chi tiết hơn về từng chuyển động của giá trong phiên giao dịch.

Bao quát lại thì có thể đưa ra nhận định rằng, khung thời gian nhỏ sẽ giúp bạn nắm bắt chuyển động thị trường cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các khung thời gian lớn hơn sẽ cho Traders thấy giá biến động đi theo hướng đi lên hay là đi xuống, mức giá đóng cửa/ mở cửa hoặc mức giá cao/ thấp trong giao dịch. Nếu áp dụng cùng lúc các khung thời gian một cách hợp lý, Traders sẽ có được góc nhìn tốt nhất về thị trường và dễ dàng thực hiện thành công giao dịch.

Biểu đồ thị trường trong TimeFrame D1 với TimeFrame M30

Biểu đồ thị trường trong TimeFrame D1 với TimeFrame M30

Phiên giao dịch ngày 18/12/2020 trên khung thời gian D1 được thể hiện qua một cây nến Pin Bar giảm. Dựa vào mô hình nến này, các Traders sẽ nhận định được rằng bên bán đã cố gắng đẩy mức giá xuống nhưng đã thất bại vì có sự can thiệp kịp thời của bên mua nên mức giá đã được kéo lên lại. Nhờ vào sự kéo giá này mà mẫu hình nến này có bóng nến dưới khá dài. Khi phiên giao dịch kết thúc, biểu đồ cho thấy mức giá vẫn thấp hơn so với lúc mở cửa. Tuy nhiên, các nhà giao dịch không thể nắm bắt được rằng ở khoảng thời gian gần cuối phiên, mức giá đang đi xuống hay đi lên?

Từ Time Frame D1 xuống khung thời gian M30, nhìn vào trong khung thời gian M30, các Traders có thể nắm bắt được toàn bộ xu hướng tăng giảm của đường giá ở phía cuối chu trình phiên.

Ví dụ cặp tiền ngoại tệ USD/ JPY trên Time Frame D1 và H1

Ví dụ cặp tiền ngoại tệ USD/ JPY trên Time Frame D1 và H1

Trong ví dụ ở ảnh trên, dễ dàng thấy được trong khung thời gian D1, mức giá đang hình thành một mẫu hình nến Inside Bar. Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng tăng giá trước đó, khả năng phá vỡ là không cao. Mặc dù là vậy nhưng tín hiệu này là chưa đủ để kết luận chính xác về một xu hướng sẽ xảy ra trên thị trường.

Lúc này, các Traders này cần có một khung thời gian thấp hơn để có thể nhìn nhận xu hướng thị trường một cách chính xác nhất, cụ thể là Time Frame H1. Trong khung H1, mức giá đang hình thành một mô hình tam giác giảm và tỷ lệ breakout giá giảm cao hơn so với việc breakout giá tăng. Dựa vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ khung thời gian H1, Traders có thể tự tin tham gia giao dịch với một lệnh SELL.

Cặp tiền tệ USD/ JPY với TimeFrame H1

Cặp tiền tệ USD/ JPY với TimeFrame H1

Kết hợp và sử dụng các Time Frame một cách hiệu quả trong giao dịch

Giao dịch đa khung thời gian sẽ mang đến hiệu quả tối ưu hơn khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, sử dụng cùng lúc quá nhiều Time Frame cũng không hẳn là một điều tốt bởi vì rất khó để phân tích và kiểm soát được sự thay đổi của xu hướng thị trường qua các khung thời gian. Giao dịch tốt nhất là các Traders nên sử dụng đồng thời 2-3 khung thời gian. Đối với khung thời gian chính sẽ được dùng để hỗ trợ trong tiến trình nhận dạng xu hướng chính. Time Frame lớn thứ hai sẽ để xác định xu hướng trung hạn của thị trường. Đối với khung thời gian cuối cùng, Traders có thể dùng nó để nắm bắt được xu hướng ngắn hạn.

Khi kết hợp phân tích thị trường với đa khung thời gian, các Traders có thể cân nhắc lựa chọn sự kết hợp các Time Frame sau:

  • M5, M15, M30
  • M5, M30, H4
  • M30, H1, H4
  • M30, H4, D1
  • H1, H4, D1
  • H4, D1, W1

Sử dụng cùng lúc 2-3 khung thời gian mang lại cho Traders những góc nhìn tốt nhất để đưa ra nhận định chính xác nhất khi giao dịch thị trường. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng đa khung thời gian khi giao dịch thì các Traders cần phải đảm bảo rằng bản thân đủ kỹ năng và đã có kinh nghiệm phân tích thị trường nhiều năm. Nếu như chưa tự tin với năng lực giao dịch của bản thân, Traders nên luyện tập, thực hành nhiều hơn. Có thể sử dụng các tài khoản demo trong quá trình luyện tập.

Những lưu ý mà Traders nên để tâm trong quá trình sử dụng Time frame

Sử dụng Time Frame trong giao dịch tương đối đơn giản, nhưng vẫn sẽ có những lưu ý mà các nhà đầu tư cần tránh để có thể tối ưu giao dịch của mình.

Đầu tiên, các Traders cần tìm hiểu, sở hữu kiến thức nhất định về giao dịch thị trường tài chính. Ngoài điều này, nhà đầu tư cũng cần phải có sự kiên định đối với sự lựa chọn của mình. Sẽ thật là khôn ngoan nếu như Traders luôn bảo vệ được quan điểm cá nhân và không bị hiệu ứng đám đông thao túng. Các Traders chưa có đủ kinh nghiệm thường chạy theo các sự kiện, những thông tin nhất thời và rất dễ đưa ra những quyết định sai lệch trong lúc này.

Time frame là gì? Sử dụng Time Frame trong thị trường Forex như thế nào đã được tiết lộ qua bài viết trên của Forex Dictionary. Mong rằng với những nội dung của bài viết, Traders sẽ xác định được chính xác phong cách giao dịch của mình đồng thời lựa chọn chính xác khung giờ để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan