Tâm lý thị trường là chủ đề không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư nghiên cứu về thị trường tài chính. Đặc biệt là khi trader có thể dự đoán diễn biến xu hướng giá nhờ tâm lý thị trường. Vậy tâm lý thị trường là gì? Chiến lược giao dịch với tâm lý ra sao? Hãy cùng Forex Dictionary khám phát chi tiết về tâm lý thị trường và cách đo lường chỉ báo này bạn nhé.

Tổng quan về tâm lý thị trường

Hiểu được Market Sentiment - Tâm lý thị trường là gì

Hiểu được Market Sentiment – Tâm lý thị trường là gì

Trên hành trình đầu tư, mỗi trader sẽ giữ riêng 1 quan điểm đối với việc giá sẽ di chuyển đến đâu. Thực tế cho thấy, giá có thể di chuyển lên, xuống hay đi ngang trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, khối lượng giao dịch mà trader thực hiện sẽ chịu tác động của độ tin cậy đối với quyết định của bạn. Cụ thể là khi bạn càng tự tin với nhận định của mình thì khối lượng giao dịch càng cao.

Vậy thế nào là tâm lý thị trường? Đây là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tỷ lệ của khối lượng giao dịch giữa phe mua và phe bán, tiếng anh là Market Sentiment. Trong đó, tâm lý thị trường được xem là tăng giá nếu tổng khối lượng giao dịch nghiêng về phe mua. Ngược lại, khi tổng khối lượng giao dịch nghiêng về phe bán thì tâm lý thị trường được xem là giảm giá.

Có thể hiểu đơn giản, tâm lý thị trường sẽ phản ánh được mức độ phân bổ của khối lượng giao dịch bán và mua tính trên tổng số giao dịch. Từ đó, các nhà đầu tư có thể xác định được số lượng trader đang kỳ vọng giá tăng hoặc giảm.

Trader có thể xác định được tâm lý thị trường trong thị trường Forex thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó có thể kể đến như khảo sát, tham khảo ý kiến của các chuyên gia hay dựa trên số liệu của các sàn giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất là phân tích các lệnh trong phạm vi nhất định của một cá nhân trader nào đó trên thị trường.

Lợi ích khi sử dụng chỉ báo tâm lý thị trường

Phân tích tâm lý thị trường sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư như:

  • Khi trader tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối, chỉ báo tâm lý thị trường sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về xu hướng chung của thị trường. Qua đó, các nhà đầu tư còn có thể theo dõi được quá trình diễn biến về giá của bất kỳ loại tài sản nào mà bạn quan tâm.
  • Bên cạnh đó, trader còn có thể đo lường được sức mạnh xu hướng của một cặp tiền cụ thể. Khi tỷ lệ là 50% thì xu hướng có thể đảo chiều hoặc giao dịch flat. Trong trường hợp tỷ lệ là 90/10 thì thị trường đang có sự gia nhập của một lượng vốn tương đối lớn hoặc xu hướng mạnh hình thành.
  • Thông qua chỉ báo tâm lý thị trường, trader sẽ có thêm cơ sở để ra quyết định mua hoặc bán.
  • Trader có thể áp dụng chỉ báo tâm lý thị trường để xây dựng hệ thống giao dịch độc lập với các chiến lược giao dịch tỷ giá chéo, chiến lược đầu tư ngược xu hướng, hay tham gia giao dịch với các cặp tương quan…

Cũng như những chỉ báo khác, phân tích tâm lý thị trường cũng có những hạn chế nhất định. Điển hình là việc nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhà tạo lập thị trường.

Nguyên lý hoạt động của tâm lý thị trường

Ví dụ minh họa

Về cơ bản, cách thức hoạt động của tâm lý thị trường khá đơn giản. Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ sau để hiểu hơn về tâm lý thị trường nhé.

Giả sử trên thị trường đang có 500 nhà giao dịch tham gia đầu tư và tất cả trader này đều tin rằng giá của chỉ số HK50 sẽ giảm. Thế nên, họ đã thực hiện lệnh bán 100 USD/ chỉ số. Tuy nhiên, một trader khác lại quyết định kỳ vọng vào sự tăng giá nên đã thực hiện lệnh mua với giá là 150 nghìn USD.

Như vậy, tổng khối lượng giao dịch của phe mua lúc này là 150 nghìn USD, trong khi tổng khối lượng giao dịch của phe bán là 50 nghìn USD. Có thể thấy, giao dịch lớn này đã vô hình tạo ra áp lực mua trên thị trường. Từ những dữ liệu trên, chúng ta xác định được tỷ lệ tâm lý thị trường thông qua biểu thức sau:

Tâm lý thị trường = Tổng khối lượng giao dịch mua/(tổng khối lượng giao dịch mua + tổng khối lượng giao dịch bán) x 100 = 150 nghìn USD/ (150 nghìn USD + 50 nghìn USD) x 100 = 75%.

Có thể thấy, tâm lý thị trường sẽ bị ảnh hưởng nếu giao dịch mua và bán chênh lệch và cụ thể là tăng giá trong ví dụ trên với 75% hỗ trợ mua. Thế nhưng việc vào lệnh bán vẫn được nhiều trader đặt cược.

Tâm lý thị trường chủ yếu bổ sung cho chiến lược

Do đó, tâm lý thị trường sẽ trở nên đáng tin cậy hơn khi có nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường. Khi đó, những trader giao dịch với khối lượng lớn sẽ có thể nhận được nhiều tín hiệu hơn. Đặc biệt là khi tâm lý thị trường của từng thời điểm không có mối tương quan với nhau.

Ngoài ra, trader cũng cần nhớ phân tích tâm lý thị trường chỉ là một công cụ hỗ trợ và cung cấp thêm tín hiệu cho chiến lược. Đó là vì khó có thể xác định được xu hướng dài hạn hoặc ngắn hạn khi sử dụng chỉ báo tâm lý thị trường.

Tìm ra tâm lý thị trường như thế nào?

Những nguồn phân tích độc lập trên các trang web như là Barchart hay Finviz ở danh mục Forex, hay trên những nền tảng khác có thể giúp các nhà đầu tư có thêm dữ kiện về tâm lý thị trường. Tuy nhiên, không thể chắc chắn 100% về nguồn gốc của những thông tin mà trang web này đăng tải, cũng như tần suất cập nhật.

Theo dõi tâm lý thị trường trên trang web của các nhà môi giới

Theo dõi tâm lý thị trường trên trang web của các nhà môi giới

Một cách khác là truy cập vào thẻ Phân tích, hay sử dụng thêm những chỉ báo kỹ thuật khác, kèm theo lời khuyên mua hoặc bán hợp lý khi phân tích thị trường. Hơn thế nữa, trader cũng có thể tìm thấy những phân tích, dự đoán về xu hướng và đường đi của giá tại thời điểm đang xét.

Kích hoạt các số liệu về chỉ báo tâm lý thị trường

Kích hoạt các số liệu về chỉ báo tâm lý thị trường

Tâm lý thị trường hiển thị dưới dạng phần trăm tăng hoặc giảm

Tâm lý thị trường hiển thị dưới dạng phần trăm tăng hoặc giảm

Ưu điểm của chỉ báo tâm lý thị trường

  • Có thể truy cập bất kỳ lúc nào, đặc biệt là khi các chỉ báo và công cụ hỗ trợ giao dịch sẽ được sắp xếp hợp lý. Trader có thể quan sát toàn bộ diễn biến tâm lý thị trường của một mã cổ phiếu hoặc các cặp tiền tệ bất kỳ tại giao diện chính của hồ sơ.
  • Chỉ báo tâm lý thị trường sẽ được cập nhật mỗi giờ. Thông qua vị trí mở lệnh của các nhà đầu tư, chỉ báo tâm lý thị trường sẽ phản ánh được tâm lý chung và đồng nhất các giá trị để chúng có sự liên kêt với nhau.

Chiến lược giao dịch theo tâm lý thị trường

Trên thực tế, trader khó có thể tìm được cách thức giao dịch chuẩn xác với chỉ báo tâm lý thị trường vì điều này phụ thuộc vào chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Chẳng hạn như tỷ lệ giữa khối lượng giao dịch của phe mua và phe bán là 80:20 thì hầu hết trader đặt niềm tin vào xu hướng tăng giá. Thế nên, các bạn cần tiến hành một lệnh mua, nhưng vẫn chuẩn bị tâm lý lệnh được mở tại vị thế nằm ở đỉnh của xu hướng và có thể đối mặt với thua lỗ.

Bên cạnh đó, trader cũng đang cân nhắc vào việc gia nhập thị trường khi xu hướng đảo chiều. Chẳng hạn như khối lượng mua đã tăng lên trong một vài giờ với tỷ lệ là 60:45 hoặc 70:20, 90:10. Trong một vài thời điểm, áp lực mua sẽ ngừng lại nhường chỗ cho khả năng giá đảo chiều với tỷ lệ 50:50. Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng tăng đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt.

Kèm theo đó, xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm nếu tâm lý thị trường có tỷ lệ thấp hơn mức 50:50. Vì thế nên trader cần kết hợp các chỉ báo dao động để xác định khu vực giá quá mua hoặc quá bán, hay những công cụ hỗ trợ khác để củng cố nhận định của mình trước khi mở một vị thế nào đó.

Mặc dù chỉ báo tâm lý thị trường sẽ cung cấp những tín hiệu cụ thể dựa trên tình hình thị trường khi đó nhưng trader không nên chủ quan, quyết định giao dịch khi chỉ có tín hiệu từ tâm lý thị trường.

Tâm lý thị trường trong giao dịch ngoại hối

Nên được dùng trong ngắn hạn

Chỉ báo tâm lý thị trường Forex chỉ nên được sử dụng trong ngắn hạn. Theo đó, trader nên kiểm tra tâm lý thị trường khi nó được cập nhật vào mỗi giờ. Mặc dù chỉ báo này cung cấp tính năng xem xét khối lượng của các vị thế đang mở để ra quyết định giao dịch. Nhưng nó không phản ánh khoảng thời gian mà các vị thế này được mở. Giả sử trader có thể xác định được phe mua đang chiếm ưu thế khi tỷ lệ tâm lý thị trường là 70:30. Thế nhưng tình hình có thể thay đổi sau 1 giờ khi các nhà tạo lập thị trường tham gia giao dịch với một khối lượng lớn với những dấu hiệu thoát ra vị thế mua nằm tại vị trí kháng cự quan trọng.

Sử dụng các chỉ báo khác

Kết hợp nhiều chỉ báo khác khi phân tích thị trường, như là chỉ báo kỹ thuật được tích hợp sẵn ở thẻ Phân tích. Sẽ có lúc chỉ báo cung cấp tín hiệu mua nhưng đến 72% trader chọn cách giữ lệnh bán. Đó là vì các chỉ báo chỉ cung cấp tín hiệu trong một phạm vi nhất định nhưng họ lại kỳ vọng giá giảm trong dài hạn.

Chỉ báo tâm lý thị trường sẽ cung cấp các dữ kiện chính xác hơn khi được kết hợp với chỉ báo khác

Chỉ báo tâm lý thị trường sẽ cung cấp các dữ kiện chính xác hơn khi được kết hợp với chỉ báo khác

Xu hướng chính là giảm mặc dù nến hàng giờ gần nhất đang tăng

Xu hướng chính là giảm mặc dù nến hàng giờ gần nhất đang tăng

Đặt niềm tin vào những dữ liệu tốt

Trader nên đặt niềm tin vào những dữ liệu tâm lý có liên quan đến cặp tiền tệ sở hữu tính thanh khoản tốt nhất trên thị trường, với khối lượng giao dịch quan trọng. Khi càng nhiều trader giao dịch thì dữ liệu chỉ báo cung cấp sẽ càng đáng tin cậy hơn. Đồng thời, các nhà tạo lập thị trường có thể tác động đến giá trị của các cặp tiền ngoại lai đang có khối lượng giao dịch nhỏ và ít được giao dịch.

Chỉ báo tâm lý thị trường trên MT4

Một trong những chỉ báo tâm lý thị trường được sử dụng nhiều nhất trên nền tảng MetaTrader 4 là chỉ báo Tâm lý. Nhờ vào việc áp dụng phần “Độ sâu thị trường”, trader có thể tìm ra được thị phần giữa phe mua và phe bán.

Nếu biểu đồ phản ánh tâm lý thị trường không xuất hiện trên biểu đồ giá và đang di chuyển so với mức 0, thì thị trường sẽ có nhiều người mua hơn nếu chỉ báo nằm trên mức 0. Ngược lại, thị trường đang có nhiều người bán hơn khi chỉ báo nằm dưới mức 0.

Tâm lý thị trường trong thị trường chứng khoán

Tổng quan

Đối với tâm lý thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ tập trung vào xác định thái độ của các trader với cả thị trường nói chung hoặc một cổ phiếu riêng lẻ. Phần lớn tâm lý của các nhà đầu tư sẽ được xem xét nhờ chỉ báo này.

Nếu tín hiệu từ chỉ báo tâm lý thị trường là tăng giá thì xu hướng hiện tại có thể tăng. Ngược lại, tín hiệu của tâm lý thị trường cho thấy đà giảm thì thị trường có thể diễn ra đợt giảm giá. Tuy nhiên, trader cần nhớ rằng chỉ báo tâm lý thị trường không chắc chắn cho việc xu hướng có được duy trì hay không. Bên cạnh đó, thái độ của các nhà đầu tư có thể thay đổi bất cứ lúc nào nên nó không xác định được sức mạnh hiện tại của thị trường.

Khi báo cáo tài chính được công bố, những dự báo của nhà phân tích và nhà giao dịch được phát hành nhưng không có sự tương ứng thì có thể xem là yếu tố ảnh hưởng bất khả kháng. Ngoài ra, ý kiến từ những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, hay những hoạt động có công cụ tương quan về sự thay đổi của giá là các yếu tố quan trọng mà chúng tôi muốn đề cập.

Ví dụ minh họa

Để có được cái nhìn cụ thể nhất về cách giao dịch của chỉ báo tâm lý thị trường trong giao dịch chứng khoán, chúng ta sẽ xem xét ví dụ của cổ phiếu Tesla như sau. Chẳng hạn như với giá cổ phiếu của Tesla vào năm 2020 thì giá trị của nó đã tăng 700% mở ra tiềm năng đầu tư trong năm 2021. Hầu hết các nhà đầu tư đều chọn giao dịch với xu hướng tăng nên giá cổ phiếu của Tesla đã thực sự tăng vào ngày 20/02/2021, so với thời điểm 01/01/2021.

Kế đến, Tesla đã sử dụng 1,5 tỷ USD để đầu tư vào BTC với những biến động mạnh mẽ, kèm theo đó là những tin tức xoay quanh khoản tiền đầu tư này đã đẩy giá BTC tăng lên. Khi đó, một đợt giảm giá cũng đã diễn ra vì giá của BTC đã giảm 12% trong 1 ngày. Điều này khiến cổ phiếu của Tesla giảm đến 8,6%. Sự kiện này làm cho tâm lý của các nhà đầu tư thay đổi và giao dịch theo hướng ngược lại.

Đo lường tâm lý thị trường trên thị trường chứng khoán như thế nào?

Nghiên cứu thông tin thông qua nền tảng phân tích

Trader có thể nghiên cứu thông tin về chu kỳ tâm lý thị trường nhờ các nền tảng phân tích. Hầu hết các dữ liệu của nhà đầu tư hiện nay đều được tổng hợp từ các sàn giao dịch ngoại hối. Thế nên, có thể nói những dữ liệu được cung cấp khá khách quan nhưng chưa có cơ sở nào để chắc chắn về những nguyên tắc tính toán sao cho chính xác. Dưới đây là một vài nền tảng phân tích được nhiều người dùng sử dụng nhất:

Nền tảng Finviz

Thông qua Finviz, các nhà đầu tư có thể trải nghiệm những dịch vụ như công cụ phân tích với khả năng sàng lọc gần như tất cả thị trường chứng khoán hoạt động ở Mỹ. Trong đó, có thể kể đến như hợp đồng tương lai, hay 7500 cổ phiếu khác nhau, cũng như nhiều công cụ phái sinh khác.

Khám phá các tính năng thú vị trên Finviz

Khám phá các tính năng thú vị trên Finviz

Các nền tảng cung cấp khả năng phân tích tâm lý thị trường dựa trên 1 vài tiêu chí nhất định để xác định lượng cổ phiếu đang tăng hay giảm. Tuy nhiên, các bạn sẽ cần sự hỗ trợ của bộ lọc screener để kiểm tra xem lượng cổ phiếu đã được cập nhật tại đáy và đỉnh chưa. Ngoài ra, đường trung bình động cũng sẽ giúp bạn xem xét vị trí của giá cổ phiếu. Thế nhưng, đường trung bình động này cần nằm trong phạm vi chu kỳ từ 50 đến 200. Nếu có mẫu thuận về dữ liệu, cũng như tỷ lệ giao dịch thỏa thuận không giữ thế chủ động ít nhất là 60% thì trader nên cân nhắc không mở vị thế giao dịch.

Nền tảng AAll

AAll là nền tảng cung cấp dữ liệu phân tích tâm lý thị trường quen thuộc với các trader cá nhân ở Mỹ. Mỗi tuần, AAll sẽ thực hiện các bài khảo sát tâm lý để cung cấp dữ liệu về tỷ lệ phân tích tâm lý thị trường. Không những thế, nền tảng này còn mang đến những thông tin của phần lớn thị trường trong bối cảnh chia sẻ riêng lẻ.

AAll còn được gọi là Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Mỹ

AAll còn được gọi là Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Mỹ

Sử dụng các chỉ báo

Quá trình phân tích tâm lý thị trường sẽ hiệu quả và đơn giản hơn khi được kết hợp các chỉ báo khác nhau. Trong đó có thể kể đến như đường trung bình động, chỉ báo Volume, hay chỉ báo Advance Decline – Ratio và tâm lý thị trường.

Chỉ báo đường trung bình động

Giả sử như với biểu đồ hàng ngày của cổ phiếu FB sẽ xuất hiện hai đường trung bình động với chu kỳ dao động trong khoảng từ 50 đến 200. Khi đó, chúng ta sẽ kết luận rằng tâm lý thị trường đang tăng nếu đường MA50, hay còn gọi là đường MA nhanh giao với đường MA200, hay còn gọi là đường MA chậm theo hướng từ dưới lên. Điều này cho thấy xu hướng sẽ đi lên.

Sau khi xác định được xu hướng tăng từ 2 đường trung bình động thì trader có thể kết luận như sau:

  • Hầu hết các đường trung bình động sẽ phù hợp với chiến lược dài hạn.
  • Có thể phân tích sơ bộ nhờ tín hiệu từ đường trung bình động.
  • Hạn chế những chỉ báo có độ trễ.
Biểu đồ giá của cổ phiếu FB khi sử dụng 2 đường trung bình độngBiểu đồ giá của cổ phiếu FB khi sử dụng 2 đường trung bình động

Biểu đồ giá của cổ phiếu FB khi sử dụng 2 đường trung bình động

Chỉ báo Volume

Trader có thể xác định tín hiệu từ chỉ báo Volume trên biểu đồ giá thông qua các cột màu xanh lá và màu đỏ. Cụ thể:

  • Cột màu xanh lá: Thể hiện khối lượng giao dịch của mô hình nến tại thời điểm đang xét quan trọng hơn so với mô hình nến trước đó.
  • Cột màu đỏ: Cho thấy thị trường khối lượng giao dịch thấp hơn.
Quan sát chỉ báo Volume trên biểu đồ giá qua các cột màu đỏ và xanh lá

Quan sát chỉ báo Volume trên biểu đồ giá qua các cột màu đỏ và xanh lá

Bên cạnh đó, chúng ta có thể xác định được sự quan tâm của các trader đối với xu hướng giá hiện tại thông qua khối lượng giao dịch. Kèm theo đó, những tín hiệu về biến động tăng hoặc giảm của giá cũng được thể hiện qua khối lượng giao dịch trên thị trường. Cụ thể là khi xu hướng giảm hình thành thì khối lượng giao dịch cũng tăng lên. Tức là xu hướng hiện tại được nhiều nhà đầu tư tin trường và khối lượng vào lệnh bán sẽ tăng.

Tuy nhiên, nếu các cột ngày càng nhỏ thì khối lượng giao dịch của lệnh mua đàng dần di chuyển xuống khiến áp lực giảm giá cạn kiệt. Từ đó, xu hướng đảo chiều sẽ sớm hình thành.

Chỉ báo Advance Decline – Ratio

Chỉ báo Advance Decline – Ratio sẽ phản ánh sự khác biệt giữa số lượng cổ phiếu tăng giá và số lượng cổ phiếu giảm giá thông qua công thức:

Advance Decline – Ratio = (Cổ phiếu tăng – cổ phiếu giảm)/tổng số cổ phiếu.

Tâm lý chung của phe bán và phe mua sẽ được phân tích dựa trên cơ sở lớn hơn 70% nghiêng về xu hướng nào. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều dữ liệu hữu ích để xác nhận sức mạnh của xu hướng trên thị trường.

Tâm lý thị trường

Trader có thể tham khảo phần này ở mục các chỉ báo tâm lý thị trường trên nền tảng MT4.

Áp dụng chỉ báo kinh tế vĩ mô

Một trong những chỉ báo đơn giản thể hiện tâm lý chung của các trader, thương nhân hay hộ gia đình đối với sự phát triển của nề kinh tế trên thị trường là chỉ báo kinh tế vĩ mô. Trong dài hạn, những chỉ báo này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để đánh giá, xem xét biến động giá của các chỉ số chứng khoán.

Chỉ số Kinh tế trước (Leading Indicator)

Chỉ số Kinh tế Trước được viết ngắn gọn là LEI và được xác định từ 10 chỉ số kinh tế khác nhau. Chỉ số này cung cấp các thông tin về tình trạng thất nghiệp, hay tình hình lạm phát của một nền kinh tế, hoặc các đơn đặt hàng mới trong ngành tiêu dùng…

Giá trị chỉ số này tăng cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng nên giá trị của thị trường chứng khoán cũng tăng. Khi giá trị của chỉ báo LEI cao bất thường thì thị trường đang tăng trưởng quá nóng và có nguy cơ đình trệ trong tương lai. Hãy nhớ rằng, thị trường tài chính sẽ chịu tác động trực tiếp từ diễn biến của nền kinh tế nói chung.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng

Một cách khác để tìm ra chỉ số tâm lý thị trường là thực hiện các cuộc khảo sát với các hộ gia đình. Qua đó, trader sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về niềm tin của người tiêu dùng dù khó có thể đánh giá được tính khách quan của phương pháp này. Tuy nhiên, thông tin mà chỉ số tâm lý người tiêu dùng cung cấp cũng là một công cụ đắc lực cho các nhà đầu tư.

Giải đáp một vài thắc mắc thường gặp về tâm lý thị trường

Làm thế nào để đo lường tâm lý thị trường hiệu quả?

Cách 1: Sử dụng dữ liệu từ website của nhà môi giới

Giải pháp đầu tiên để đo lường tâm lý thị trường là sử dụng chỉ báo này từ website của các nhà môi giới. Cụ thể, các bạn có thể truy cập vào chỉ báo tâm lý thị trường từ danh sách các công cụ giao dịch. Khi đó, trader sẽ được trải nghiệm các tính năng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích về tâm lý thị trường của các cặp tiền, chỉ số khác nhau, hay giá dầu mỏ, cũng như tiền điện tử và kim loại quý.

Đồng thời, trader còn có thể nhập vào thẻ Analytics trang web của các nhà môi giới về nội dung mà bạn quan tâm. Xu hướng trên thị trường đang mạnh nếu có đến 60% là dominance của bên bán hoặc bên mua.

Cách 2: Sử dụng đường trung bình động

Nếu đường MA nhanh vượt qua đường MA chậm theo hướng từ dưới lên trên thì tâm lý tăng đang chiếm ưu thế. Vậy nên một xu hướng tăng có khả năng xuất hiện. Xu hướng sẽ càng mạnh hơn nếu đường MA có góc cắt gần với 90 độ và giá có thể tăng nhanh.

Cách 3: Sử dụng chỉ báo Volume

Khi trader nhận thấy xu hướng và khối lượng giao dịch tăng thì các nhà đầu tư đang tự tin và kỳ vọng về việc xu hướng được duy trì.

Cách thay đổi tâm lý thị trường là gì?

  • Tăng khối lượng giao dịch ở vị thế bán hoặc mua. Chẳng hạn như thị trường đang đi ngang với khối lượng giao dịch bán xấp xỉ bằng khối lượng giao dịch mua. Lúc này, trader cần mở thêm một vị thế nữa để khiến tâm lý thị trường thay đổi. Hãy chọn vị thế có khối lượng giao dịch đủ để khiến các lệnh đối nghịch hiện tại một lượng đáng kể. Khi đó, thị trường sẽ bị mất cân đối khi 1 tổ chức, hay nhà tạo lập thị trường sở hữu nguồn vốn lớn gia nhập vào thị trường đang sideway.
  • Tăng số lượng trader mua và bán trên thị trường. Khi trader cá nhân trên thị trường càng nhiều thì tâm lý thị trường sẽ có sự thay đổi với việc giá tăng mạnh mẽ. Thực tế cho thấy một vài yếu tố cơ bản có thể khiến tình huống này xuất hiện như số nhà giao dịch cá nhân đầu tư vào tiền điện tử tăng vì tin tức Tesla gia nhập thị trường bitcoin.

Cách phân tích tâm lý thị trường khi giao dịch chứng khoán là gì?

Quá trình phân tích tâm lý thị trường khi giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện với các tài sản như trái phiếu, hợp đồng tương lai, cổ phiếu, đặc biệt là các tài sản trao đổi chứng khoán khác. Theo đó, các bạn cần xác định tỷ lệ người mua và bán hiện tại để xác định thị trường tăng hay giảm. Cụ thể:

  • Phân tích dữ liệu của các chỉ số ở các cổng phân tích như Barchart, AAll, Finviz.
  • Phân tích các dữ liệu liên quan đến tâm lý thị trường dựa trên website của các nhà môi giới.
  • Sử dụng kết hợp các chỉ số khác như chỉ số tâm lý người tiêu dùng hoặc chỉ số chỉ báo trước.
  • Áp dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật như chỉ báo khối lượng, đường trung bình động, phân tích độ sâu của thị trường để tìm ra tâm lý chung của thị trường.

Tâm lý thị trường và những khía cạnh liên quan đã được Forex Dictionary trình bày cụ thể. Hy vọng bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan về chỉ báo này cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan