Tâm lý giao dịch Forex giữ vai trò quan trọng quyết định thành bại trong giao dịch của bất kỳ trader nào. Trader cần nắm rõ cách thức quản lý cảm xúc khi đầu tư để có thể ra quyết định giao dịch một cách hợp lý, tránh giao dịch dựa trên cảm tính. Vậy tâm lý giao dịch trong Forex là gì? Rèn luyện kỹ năng này ra sao và những tâm lý thường gặp ở các trader là gì? Tất cả sẽ được Forex Dictionary tổng hợp chi tiết qua bài viết sau.

Tâm lý giao dịch Forex là gì?

Tâm lý giao dịch trong tiếng anh được gọi là Trading Psychology, thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả những cảm xúc, hành vi, và cảm giác của một nhà đầu tư trong quá trình thực hiện giao dịch trên thị trường. Thông qua cảm xúc, các nhà đầu tư sẽ có động lực để ra quyết định và kết quả có thể là lợi nhuận hoặc rủi ro.

Kiểm soát tâm lý khi giao dịch là một kỹ năng quan trọng với các trader

Kiểm soát tâm lý khi giao dịch là một kỹ năng quan trọng với các trader

Tâm lý giao dịch sẽ được chia thành cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Thông thường, các nhà đầu tư khi giao dịch thường gặp phải những cảm xúc tiêu cực hơn là cảm xúc tích cực. Trong đó, các bạn cần chú ý hai khía cạnh của cảm xúc là lòng tham và sự sợ hãi.

Chính 2 yếu tố này sẽ tác động đáng kể đến việc gồng lãi và gồng lỗ của các nhà đầu tư từ đó tạo ra các sai lầm không đáng có như là tăng thêm đòn bẩy, hay mua bất chấp, hoặc bán trong hoảng loạn và những hành động cảm tính khác. Có thể nói, việc loại bỏ hoặc chế ngự cảm xúc tiêu cực này là một trong những bài toán khó với nhiều nhà đầu tư, trừ khi có một phương pháp cụ thể. Thế nên, chúng ta hãy cùng xem xét 2 loại cảm xúc tiêu cực thường gặp khi trader tham gia đầu tư:

Lòng tham

Lòng tham sẽ khiến các nhà đầu tư duy trì một vị thế quá lâu để cố gắng tối ưu lợi nhuận của mình và chắt chiu từng xu cuối cùng từ phiên giao dịch đó. Lòng tham cũng sẽ khiến các nhà đầu tư có thêm động lực để mở nhiều vị thế rủi ro cũng như đầu cơ. Hầu hết các nhà đầu tư đều gặp phải cảm xúc tiêu cực này ở đợt tăng giá của thị trường, đặc biệt là khi xuất hiện nhiều đợt đầu cơ.

Sự sợ hãi

Ngược lại với tâm lý tham lam khi đầu tư là việc các trader cảm thấy sợ hãi và bắt đầu bán sớm để cắt lỗ trong hoảng loạn, với tỷ lệ rủi ro cao. Tâm lý này thông dụng hơn đối với thị trường gấu, làm cho nhiều nhà giao dịch đóng lệnh, chốt lời và cắt lỗ một cách phi logic.

Vì sao trader cần phải kiểm soát tâm lý giao dịch trong Forex?

Chắc hẳn các nhà đầu tư sẽ thắc mắc lý do vì sao phải kiểm soát tâm lý giao dịch Forex. Hiểu được điều đó, Forex Dictionary sẽ trình bày vai trò của việc quản lý cảm xúc khi đầu tư trong phần tiếp theo của bài viết.

Tạo động lực ra quyết định khi giao dịch

Yếu tố đầu tiên góp phần tạo nên sự quan trọng của việc quản lý cảm xúc đó là tâm lý trong đầu tư sẽ thúc đẩy các quyết định giao dịch. Thế nên, nếu bạn đã kiểm soát được yếu tố này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã nắm được 50% tỷ lệ thành công. Bạn hãy thử hình dung cảm xúc của mình khi mất đi một số tiền nhỏ và tâm lý của bạn khi mất đi một số tiền lớn, liệu chúng có giống nhau hay không? Dĩ nhiên sẽ có sự khác biệt rồi đấy!

Nâng tỷ lệ giao dịch thành công

Khi bị lòng tham lấn át, các nhà đầu tư khó có thể ra được những quyết định sáng suốt. Khi đó sự sợ hãi và lo lắng sẽ xuất hiện. Nếu các bạn quản lý được những cảm xúc này thì có thể tăng tỷ lệ giao dịch thành công. Không những thế, nó còn bảo toàn sức khỏe và số tiền trong tài khoản của bạn không bị mất đi.

Kiểm soát được tâm lý sợ hãi, lòng tham sẽ giúp trader bảo toàn vốn

Kiểm soát được tâm lý sợ hãi, lòng tham sẽ giúp trader bảo toàn vốn

Mark Douglas – cha đẻ của quyển “Trading in the Zone” đã phát biểu rằng: “If your goal is to trade like a professional and be a consistent winner, then you must start from the premise that the solutions are in your mind and not in the market.”  Tức là bạn chỉ có thể thành công khi giao dịch và hành động như một chuyên gia. Thế nên bạn cần phải quản lý và kiểm soát được cảm xúc của chính mình thay vì ở bên ngoài thị trường. Đến nay, quyển sách của ông vẫn đang được nhiều trader yêu thích và tìm đọc, dù rằng đã được xuất bản hơn 20 năm.

Câu nói của tỷ phú Mark Douglas truyền cảm hứng cho nhiều trader

Câu nói của tỷ phú Mark Douglas truyền cảm hứng cho nhiều trader

Cảm xúc của các nhà đầu tư thường sẽ bị chi phối bởi những biến động của thị trường. Cụ thể, các bạn sẽ cảm thấy vui mừng vì có được lượng lớn sản phẩm nào đó khi thị trường tăng giá. Thế nhưng, khi thị trường giảm giá thì các bạn lại rơi vào trạng thái lo lắng và sợ hãi. Thế nhưng, điểm mẫu chốt ở đây không phải là thị trường mà chính là tâm lý của mỗi cá nhân.

Trở thành một trader chuyên nghiệp

Kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những điều kiện không thể thiếu trên hành trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Theo đó, bạn phải biết kiềm chế cảm xúc của bản thân dù ở trong thị trường náo nhiệt, hay đầy hỗn loạn như thế nào đi nữa. Có được khả năng điều chỉnh cảm xúc, kiểm soát hành vi sẽ rút ngắn con đường đi đến thành công của bạn hơn.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát tâm lý giao dịch

Như đã trình bày, việc quản lý cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi bắt tay vào giao dịch là điều vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư. Cảm xúc của bạn khi mất 1 đô la hay 50 đô la sẽ khác hẳn so với khi mất hàng nghìn đô la. Những cảm xúc tiêu cực như sự hoảng sợ, hoang mang hay phấn khởi sẽ khiến các nhà đầu tư hành động cảm tính, phi lý trí. Hầu hết các nhà đầu tư đều dồn sự chú ý vào thị trường khi bắt đầu một phiên giao dịch.

Hiểu một cách đơn giản, khi thị trường tăng giá thì các bạn vui mừng và khi thị trường giảm giá thì các bạn lo lắng và buồn bã. Thế nhưng, vấn đề mẫu chốt lại nằm ở tâm lý của các bạn. Một nhà giao dịch thành công sẽ biết cách quản lý cảm xúc của mình để có thể ra quyết định sáng suốt, không để những cảm xúc tiêu cực lấn át nhằm hạn chế sai sót, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.

Những tâm lý giao dịch Forex thường gặp ở các trader

8 cung bậc cảm xúc cơ bản

Nhắc đến tâm lý giao dịch Forex, tỷ phú Warren Buffett đã phải biểu rằng: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Đây có lẽ là lời khuyên mà bất kỳ trader nào cũng phải nằm lòng.

Khi các bạn đã quyết định đầu tư thì không thể xem nhẹ vai trò của tâm lý giao dịch. Tuy nhiên, không phải nhà giao dịch nào cũng nắm được bản chất của tâm lý giao dịch Forex và các kiểm soát tâm lý sao cho hiệu quả. Thế nên chúng tôi sẽ tổng hợp tám cung bậc cảm xúc của một trader khi giao dịch để bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất về chủ đề này.

Chuỗi cung bậc cảm xúc thường gặp ở một trader trong giao dịch

Chuỗi cung bậc cảm xúc thường gặp ở một trader trong giao dịch

Tâm lý lạc quan

Khi bắt tay vào một phiên giao dịch nào đó, cảm xúc đầu tiên của các nhà đầu tư luôn là tâm lý lạc quan. Một bức tranh với viễn cảnh tốt đẹp được vẽ ra khiến các nhà đầu tư có xu hướng phấn khởi và dễ dàng ra quyết định giao dịch hơn. Tâm lý này cũng thường xuất hiện khi thị trường bước vào một đợt tăng giá.

Niềm tin

Song song với tâm lý lạc quan chính là niềm tin của các nhà đầu tư khi thị trường tăng giá. Giả sử như khi các bạn có một ý tưởng về việc mua cổ phiếu, thì trader sẽ có xu hướng góp vốn nhiều hơn để kỳ vọng vào mức sinh lợi cao trong tương lai.

Sự hưng phấn

Sau khi bắt đầu với tâm lý lạc quan và hình thành niềm tin về thị trường thì các nhà đầu tư sẽ trải qua trạng thái hưng phấn. Đây chính là khung bậc cảm xúc có tỷ lệ rủi ro cao nhất trên thị trường.

Khi ở trạng thái này, mọi quyết định đầu tư của bạn đều là cảm tính và phi lý trí. Lúc đó các nhà đầu tư sẽ bắt đầu nhồi lệnh và vào lệnh mua một cách bất chấp. Chính vì cảm xúc quá hưng phấn này, các trader cũng sẽ bỏ qua những rủi ro mà họ có thể gánh chịu trong tương lai. Khi đó, họ tin rằng phiên giao dịch nào trên thị trường cũng sẽ tạo ra lợi nhuận. Từ đó, hình thành làn sóng tăng giá mạnh mẽ trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu gia nhập vào thị trường tài chính, hay chứng khoán, Forex và tiền ảo với số vốn khổng lồ.

Lo lắng

Trạng thái lo lắng sẽ xuất hiện khi các nhà đầu tư nghi ngờ về số tài sản mình đang nắm giữ. Cụ thể, đó là khi bạn cảm thấy nguy cơ thua lỗ tăng cao. Thực tế chứng minh, tâm lý lo lắng thường bị các nhà đầu tư bỏ qua sau khi trải qua trạng thái hưng phấn, đơn giản là vì “Thế nào cũng tăng lại mà!”. Lúc này những tín hiệu đảo chiều của giá vẫn chưa được củng cố nên các nhà đầu tư hiếm khi thực hiện lệnh bán.

Sợ hãi

Tâm lý sợ hãi sẽ dần hình thành khi thị trường có những biến động khó lường, trở nên phức tạp hơn. Khi đó các nhà đầu tư sẽ e dè và không dám vào lệnh và cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn hơn. Niềm tin những cổ phiếu, tiền ảo hay các cặp tiền tệ trên thị trường không thể tăng trở lại nữa bắt đầu xuất hiện. Khi thị trường có những tín hiệu giảm giá thì các nhà đầu tư bắt đầu bán tài sản mình đang nắm giữ.

Tuyệt vọng

Cung bậc cảm xúc tiếp theo của tâm lý giao dịch Forex là nỗi tuyệt vọng của các nhà đầu tư sau khi trải qua cảm giác sợ hãi. Lúc này, các nhà đầu tư không còn giải pháp nào đối với số tài sản họ đang nắm giữ. Thua lỗ nối tiếp nhau, nợ nần chồng chất, kèm theo tâm lý bất ổn tạo nên hàng loạt cảm xúc tiêu cực của các nhà đầu tư khiến họ bắt đầu hành động cảm tính và thiếu suy nghĩ.

Có thể nói, đây chính là cảm xúc tiêu cực cuối cùng và đáng sợ nhất trong quá trình đầu tư. Khi rơi vào tuyệt vọng, thị trường bắt đầu xảy ra tình trạng bán tháo và xu hướng giảm giá ngày càng được củng cố với những tín hiệu rõ ràng hơn, thông qua hàng loạt cú lao dốc nối tiếp nhau. Khi đó, các nhà đầu tư không còn hy vọng hoàn vốn được nữa.

Hoảng loạn

Tại thời điểm không tìm ra được giải pháp nào nữa, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo, bán lỗ các tài sản bằng bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, khi chạm đến cảm xúc này thì các nhà đầu tư đã mất đi rất nhiều bởi hàng loạt quyết định trước đó.

Tức giận

Sau khi trải qua hàng loạt cung bậc cảm xúc khác nhau như hoảng loạn và tuyệt vọng thì các nhà đầu tư dễ rơi vào trạng thái nóng giận và dễ bị kích động. Khi đó họ thua lỗ và liên tục đổ lỗi cho người khác như là thị trường chứng khoán, hay sàn giao dịch ngoại hối và cũng có thể là khả năng lãnh đạo của các cơ quan cấp cao. Chính điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư quyết định rời bỏ thị trường.

Nguyên nhân tạo ra các vấn đề tâm lý giao dịch Forex

Tác động của đám đông

Tâm lý đám đông là thuật ngữ được dùng để chỉ hành vi mà những nhà đầu tư hành động không dựa trên lý trí của bản thân, mà phụ thuộc vào hành động của đám đông để ra quyết định mua hoặc bán. Chẳng hạn như đám đông mua thì các bạn cũng mua và khi đặt đám đông bán, thì các bạn cũng bán.

Hiệu ứng tâm lý này sẽ khiến các nhà đầu tư dễ rơi vào trạng thái hưng phấn hoặc quá sợ hãi. Từ đó tạo ra bong bóng, hoặc tâm lý hoảng loạn và hoang mang trên thị trường dẫn đến bán tháo. Đặc biệt là khi thị trường đang ở trạng thái không mấy khả quan, hiệu ứng dây chuyền hay hiệu ứng Domino sẽ tạo ra một chuỗi giảm sâu nối tiếp nhau và tạo ra thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư.

Sự thiếu hiểu biết

Trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư dễ bị dẫn dụ bởi lời mời ngon ngọt của các Broker lừa đảo khiến tiền mất, tật mang. Paul Clitheroe đã từng phát biểu rằng: “Đầu tư vào chính bản thân mình. Kiến thức và kinh nghiệm là động cơ cho sự giàu có”. Thế nên, việc trau dồi kiến thức, rèn rũa kỹ năng sẽ giúp các bạn có được nền tảng vững chắc. Từ đó, có thể tham gia thị trường với tâm thế vững vàng, tránh thua lỗ bởi những rủi ro không đáng có.

Hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out)

Hiệu ứng FOMO là cảm giác lo sợ khi trader có thể bỏ lỡ một sự kiện nào đó, như là việc mua cổ phiếu, hay tiền ảo khiến các nhà đầu tư mua và bán một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng từ hiệu ứng này chỉ là thua lỗ. Điều này khá dễ hiểu khi các nhà đầu tư hành động trong khi cảm xúc bị chi phối và trader không còn đủ lý trí để kịp phản ứng với những thay đổi trên thị trường.

Quá tự tin hoặc tự ti

Tự tin và tự ti là 2 thái cực trái ngược nhau nhưng hệ quả lại khá giống nhau. Trong khi tự tin quá mức khiến trader chủ quan thì sự tự tin sẽ khiến bạn dè dặt trong việc ra quyết định. Nhiều trader muốn thể hiện bạn thân mình, khẳng định rằng không thua kém ai nên bắt đầu mua bán ồ ạt và nhồi lệnh, mà không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. Tương tự với trường hợp nhà đầu tư tự ti khi giao dịch, họ sẽ không đủ tự tin để theo sát và thực hiện chiến lược đầu tư của mình và kết quả là thua lỗ.

7 bước giúp trader kiểm soát tâm lý giao dịch khi đầu tư trong forex

Bước 1: Tạo ra bộ nguyên tắc giao dịch

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng kiểm soát tâm lý trong giao dịch Forex thì bước đầu tiên các bạn cần xây dựng những nguyên tắc riêng cho mình. Sau đó, hãy kỷ luật bản thân và buộc phải thực hiện các quy tắc đó theo từng giai đoạn để giao dịch hiệu quả. Nếu bạn gia nhập thị trường đủ lâu thì sẽ nhận ra được vai trò của nguyên tắc và kỷ luật đối với lĩnh vực này. Để có thể xây dựng được nguyên tắc đó, các bạn sẽ phải:

  • Xây dựng chiến lược giao dịch: Trước tiên, các bạn cần phải xác định được phương pháp giao dịch của bản thân. Chẳng hạn như bạn sẽ phân tích gì, sử dụng tín hiệu ra sao và vào lệnh như thế nào? Xác định cách chọn điểm chốt lời và cắt lỗ. Cũng như chốt lệnh ngay trong ngày hay chờ qua đêm. Từ đó, bạn sẽ có cho mình được bộ phương pháp hoàn chỉnh để giao dịch hiệu quả. Chẳng hạn như trader sẽ giao dịch theo phương pháp Price Action với nguyên tắc chốt lời từ 5% đến 10% và chốt lỗ với 7%.
  • Tuân thủ bộ nguyên tắc đã đề ra: Mỗi cá nhân sẽ có những thói quen và sở thích khác nhau nên phương pháp giao dịch cũng sẽ có sự khác biệt. Sau khi có được bộ nguyên tắc chung khi giao dịch, các bạn hãy tuân thủ đúng những quy tắc đó nhé.

Bước 2: Trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm

Thị trường tài chính luôn náo nhiệt và khó đoán trước nên không trader nào có thể chắc chắn nắm được mọi biến động trên thị trường. Dù cho bạn thuộc trường phái phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản thì việc cập nhật và theo dõi tin tức thị trường sẽ giúp ích cho các trader. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin để dự đoán xu hướng của giá. Nhưng các bạn cũng cần tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức mỗi ngày để đưa ra những quyết định sáng suốt.

Bước 3: Ghi lại nhật ký giao dịch

Nhật ký ghi lại lịch sử giao dịch sẽ giúp các nhà đầu tư có thể nhìn lại hành trình đầu tư của mình theo từng mốc thời gian. Nhật ký giao dịch này không chỉ là một bản tóm tắt đơn thuần còn lưu giữ những cảm xúc và hành động của trader. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có được những thông tin về trạng thái tài khoản, phương pháp giao dịch và kinh nghiệm của bản thân tại một thời điểm nào đó. Từ đó, thấy được hiệu quả của giao dịch mà bạn đã thực hiện để rút kinh nghiệm và tối ưu hệ thống giao dịch trong tương lai. Trong đó, các trader nên ghi chép lại những thông tin như sau:

  • Mật độ giao dịch
  • Hiệu quả của từng giao dịch
  • Những tài sản mang đến khả năng sinh lời tốt
  • Ghi lại chi tiết cảm xúc và hành động của trader trong mỗi phiên giao dịch
Viết nhật ký giao dịch giúp trader hiểu bản thân và giao dịch hiệu quả hơn

Viết nhật ký giao dịch giúp trader hiểu bản thân và giao dịch hiệu quả hơn

Bước 4: Đừng quá cầu toàn mà hãy tập trung vào sự tiến bộ

Becky Beaupre Gillespie từng phát biểu rằng: “Tốt vừa đủ mới là hoàn hảo”. Chốt lãi với mức 7% giữa lúc thị trường có nhiều biến động là con số hợp lý khi mục tiêu của bạn là 10 – 20%. Nếu bạn mải mê theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, với sự cầu toàn tuyệt đối thì chính bản thân bạn sẽ chịu áp lực khiến đầu tư kém hiệu quả. Thế nên, đừng quá cứng nhắc trong quá trình đầu tư mà hãy linh hoạt để kịp đối phó với những biến động bất ngờ của thị trường.

Bước 5: Giữ tinh thần tỉnh táo và sự kiên định

Bên cạnh việc tìm kiếm thông tin mới, các trader cũng phải chọn lọc những thông tin chính thống để giao dịch. Kèm theo đó là tìm hiểu những nhận định, dự đoán có căn cứ hợp lý với số liệu cụ thể từ các chuyên gia phân tích có chuyên môn. Đồng thời, các bạn cũng cần giữ cho mình tinh thần tỉnh táo, sự sáng suốt trước những thông tin không chính thống. Từ đó, khiến bạn dễ rơi vào trạng thái FOMO, hoặc tâm lý đám đông…

Ngoài ra, các bạn hãy giữ tinh thần kiên định trước những chiến lược đã đề ra. Hãy chỉ thay đổi để thích ứng với những tình huống xấu, chứ đừng bỏ cuộc bạn nhé.

Giữ tinh thần sáng suốt, kiên định trước những biến động trên thị trường

Giữ tinh thần sáng suốt, kiên định trước những biến động trên thị trường

Bước 6: Ngừng việc “dán mắt” vào máy tính

Các trader mới tham gia vào thị trường thường có thói quen rất xấu, đó là dán mắt vào màn hình mỗi ngày. Thói quen này có thể là do trader mới dễ bị “nghiện” việc kê lệnh, đặt lệnh và cuốn vào những cây nến màu xanh, màu đỏ. Điều này không mang lại hiệu quả đầu tư mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý của các trader. Thế nên, các bạn nên thiết lập các mức chốt lời và cắt lỗ tự động để dành thời gian đó đọc thêm nhiều quyển sách khác để nâng cao kiến thức.

Bước 7: Quản lý vốn hợp lý

Để hạn chế những cảm xúc tiêu cực khi giao dịch Forex, các trader cần quản lý nguồn vốn sao cho hợp lý và hiệu quả để giảm áp lực thua lỗ. Một bài học mà các bạn cần lưu ý là giao dịch với hàng loạt lệnh có lot cao khi chưa có đủ kinh nghiệm. Theo đó, các bạn hãy điều chỉnh khối lượng giao dịch phù hợp với số vốn và khả năng của bạn thân, cũng như xác định phạm vi thua lỗ cho phép, thay vì chăm chú vào đặt lệnh thì tài khoản có thể bốc hơi bất kỳ lúc nào.

Bỏ qua bước quản lý vốn hợp lý có thể khiến tiền trong tài khoản trader bốc hơi

Tâm lý giao dịch Forex khá quan trọng trên hành trình trở thành trader chuyên nghiệp. Theo đó, các nhà đầu tư hãy luôn học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, điều chỉnh hành vi của mình để có được những quyết định giao dịch sáng suốt. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan