Risk Reward Ratio là gì? Đây là một trong những thước đo lợi nhuận lý tưởng mà nhà đầu tư có thể mang về so với rủi ro có thể gặp phải. Thuật ngữ này không còn quá xa lạ với các nhà giao dịch, thế nhưng nhiều trader vẫn chưa biết cách vận dụng tỷ lệ R: R sao cho hiệu quả. Chính vì thế, bài viết hôm nay sẽ tổng hợp các thông tin cần thiết về Risk Reward Ratio để các nhà đầu tư có được chiến lược quản lý vốn và giảm thiểu rủi ro một cách hợp lý.

Lợi nhuận và rủi ro trong Forex

Một vài rủi ro trong thị trường Forex

Thị trường Forex là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các cặp tiền tệ dựa trên tỷ giá hối đoái của chúng. Thế nhưng, giá trị của các cặp tiền tệ luôn biến động không ngừng, kéo theo sự thay đổi trong tỷ giá mang đến nhiều rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư. Bên cạnh những rủi ro về biến động giá, các nhà đầu tư còn có thể gặp phải các rủi ro liên quan đến tính chất của tiền tệ trên thị trường Forex. Cụ thể:

Rủi ro về tỷ giá hối đoái

Rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái xuất phát từ sự thay đổi về giá trị của các đồng tiền mà chúng ta vừa nhắc đến. Cung và cầu trên thị trường sẽ có vai trò quyết định giá trị của tiền tệ. Khi cung và cầu thay đổi thì giá trị của tiền tệ cũng có sự biến động. Bất kỳ lúc nào các bạn có một lệnh đang hoạt động trên thị trường thì đều đồng nghĩa với việc bạn đang chịu rủi ro về sự thay đổi của giá. Rủi ro này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu chúng ta nhận định về thị trường không chính xác.

Rủi ro về tỷ giá hối đoái là loại rủi ro lớn nhất mà trader cần quan tâm

Rủi ro về tỷ giá hối đoái là loại rủi ro lớn nhất mà trader cần quan tâm

Rủi ro về lãi suất

Rủi ro về lãi suất mô tả rủi ro đến từ sự chênh lệch về lãi suất kỳ hạn giữa hai đồng tiền trong một cặp tỷ giá. Theo đó, các nhà đầu tư có thể thua lỗ vì sự chênh lệch lãi suất này. Trên cái nền tảng giao dịch hiện nay, các bạn có thể tìm thấy thông tin về rủi ro này ở mục phí qua đêm hay các mục tương tự.

Rủi ro về lãi suất xuất hiện khi bạn thực hiện một lệnh giao dịch qua đêm thì lãi suất sẽ được tính cho cả hai loại tiền trong cặp tiền bạn đang giao dịch. Khi đó, sự chênh lệch về lãi suất giữa hai loại tiền tệ này sẽ tạo ra một khoản lỗ hay khoản lời nhất định cho các nhà đầu tư. Mặc dù khoản phí này không quá lớn, thế nhưng đó vẫn là một vấn đề đáng quan tâm khi các nhà đầu tư giao dịch ở một quy mô lớn hơn.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi một thỏa thuận giao dịch thanh toán không thành công vì bất kỳ lý do nào. Rủi ro tín dụng thường gặp ở những giao dịch lớn của các tổ chức tài chính và ngân hàng trên thế giới. Vậy nên với các nhà đầu tư cá nhân thì xác suất gặp phải rủi ro tín dụng có thể xem như là 0.

Rủi ro về tính thanh khoản

Mặc dù thị trường Forex được đánh giá rất cao về tính thanh khoản nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp mất thanh khoản. Theo đó, hậu quả trực tiếp mà các nhà đầu tư phải đối mặt là không thể thực hiện giao dịch, thậm chí là không thực hiện được các lệnh cắt lỗ. Chính điều này đã khiến các nhà đầu tư thua lỗ nhiều hơn.

Rủi ro đòn bẩy

Tỷ lệ đòn bẩy lớn là đặc trưng rất riêng của thị trường Forex so với những thị trường tài chính khác. Sử dụng tỷ lệ đòn bẩy càng lớn thì đồng nghĩa với rủi ro càng cao. Đó là vì chỉ cần một biến động nhỏ xuất hiện trên thị trường cũng đủ khiến tài khoản của bạn có sự thay đổi rất lớn.

Đòn bẩy không còn quá xa lạ với các trader giao dịch Forex

Đòn bẩy không còn quá xa lạ với các trader giao dịch Forex

Bên cạnh 5 rủi ro chính phải được trình bày phía trên, thị trường Forex còn nhiều rủi ro khác nhưng chủ yếu liên quan đến các tổ chức tài chính, do đó bài viết sẽ không đề cập chi tiết. Trong số 5 rủi ro nêu trên, rủi ro về biến động của tỷ giá hối đoái là rủi ro quan trọng và cần được quan tâm nhiều nhất để phòng ngừa hiệu quả.

Lợi nhuận trong Forex

Thị trường Forex có lợi nhuận và rủi ro được tạo ra theo các cách giống nhau. Cụ thể, các nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận từ hai nguồn sau:

Nhờ biến động của tỷ giá

Nếu thị trường hàng hóa kinh doanh vàng, xăng dầu… thì với thị trường Forex, chúng ta sẽ kinh doanh sự biến động trong tỷ giá hối đoái. Trong đó, giao dịch ngoại hối được dùng để mô tả hành động tạo ra lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá của hai đồng tiền. Giả sử, các bạn đang giao dịch căp tiền EUR/ USD nghĩa là bạn đang mua hoặc bán đồng EUR bằng đồng USD. Khi tỷ giá giữa hai đồng tiền này có sự thay đổi thì lợi nhuận hoặc số tiền thua lỗ của các nhà đầu tư cũng sẽ thay đổi tương ứng.

Từ sự chênh lệch của lãi suất

Chênh lệch lãi suất vừa tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư nhưng cũng trở thành rủi ro cần lưu ý. Nếu phần phí qua đêm của các nhà đầu tư hiển thị con số dương thì cặp tiền này đang mang lại lợi nhuận cho bạn thông qua chênh lệch lãi suất. Mặc dù lợi nhuận từ nguồn này không quá lớn, nhưng khi các nhà đầu tư thực hiện những giao dịch mua bán với khối lượng lớn thì có thể mang về một khoản lợi nhuận.

Chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền cũng giúp trader tạo ra lợi nhuận

Chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền cũng giúp trader tạo ra lợi nhuận

Thế nên, với các nhà đầu tư cá nhân thì lợi nhuận chủ yếu đến từ sự biến động trong tỷ giá. Tuy nhiên, các bạn cũng cần nhớ rằng rủi ro lớn nhất cũng xuất phát từ biến động này. Vì rủi ro và lợi nhuận là hai yếu tố có thể nói là tương đương với nhau, vậy nên các nhà đầu tư cần chuẩn bị một chiến lược giao dịch hiệu quả, quản lý rủi ro đúng cách để tối ưu lợi nhuận. Trong đó, sử dụng Risk Reward Ratio là một trong những phương pháp lý tưởng để bảo vệ tiền trong tài khoản của bạn, thông qua việc tối ưu hóa tỷ lệ tạo ra lợi nhuận so với rủi ro có thể gặp phải.

Risk Reward Ratio trong Forex

Risk Reward Ratio là gì?

Risk Reward Ratio tạm dịch là tỷ lệ rủi ro so với lợi nhuận, hoặc tỷ lệ gặp phải rủi ro so với phần thưởng. Tức là Risk Reward Ratio sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ của rủi ro mà trader có thể đối mặt so với mức lợi nhuận tiềm năng có thể nhận được.

Risk Reward Ratio giúp nhà đầu tư quản lý vốn và giảm thiểu rủi ro

Risk Reward Ratio giúp nhà đầu tư quản lý vốn và giảm thiểu rủi ro

Thông qua tỷ lệ RR, các nhà đầu tư có thể xác định được khoản lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được từ một giao dịch so với mỗi đô la mà bạn cần phải mạo hiểm. Chẳng hạn như với một giao dịch có Risk Reward Ratio là 1:5 tức là bạn chấp nhận mạo hiểm 1 đô la để có thể kiếm được 5 đô la lợi nhuận.

Cách tính Risk Reward Ratio

Risk Reward Ratio có mối liên hệ chặt chẽ với mức cắt lỗ và chốt lời của mỗi giao dịch. Trong quá trình tìm kiếm tín hiệu vào lệnh trên thị trường, các nhà đầu tư cần phải tìm ra vị trí để đặt lệnh cắt lỗ và những khu vực tiềm năng để chốt lời. Thông qua đó, các bạn cũng sẽ xác định được tỷ lệ RR bằng cách chia mức cắt lỗ cho mức chốt lời và cân nhắc xem với tỷ lệ đó thì có nên mạo hiểm để giao dịch hay không. Cụ thể, công thức tính Risk Reward Ratio sẽ được thực hiện như sau:

Risk Reward Ratio = Stop Loss : Take Profit

Trong đó, cả Stop Loss và Take Profit đều tương ứng với khoảng cách từ điểm vào lệnh đến vị trí mà trader đặt Stop Loss và Take Profit, với đơn vị là số pips.

Cuối cùng, kết quả của Risk Reward Ratio sẽ được viết là 1:2; 1:3 hay 1:5. Nghĩa là con số đầu tiên mặc định bằng 1, những con số phía sau sẽ phản ánh số lần đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Thế nên, các bạn chỉ cần tập trung vào con số phía sau để biết được tiềm năng có được lợi nhuận so với rủi ro phải đối mặt.

Chẳng hạn như với giao dịch có Stop Loss đặt ở vị trí 50 pips và Take Profit là 150 pips thì tỷ lệ RR sẽ được xác định bằng cách lấy 50:100 tức Risk Reward Ratio = 1:3.

Ý nghĩa của Risk Reward Ratio là gì?

Để hiểu rõ hơn về Risk Reward Ratio là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của tỷ lệ này. Trước tiên, các nhà đầu tư có thể quản lý vốn và giảm thiểu rủi ro trong mỗi giao dịch hiệu quả hơn khi xác định được tỷ lệ RR. Thế nên với bất kỳ giao dịch nào, các nhà đầu tư cũng cần xác định tỷ lệ Risk Reward và cân nhắc xem có nên giao dịch với tỷ lệ đó hay không.

Giả sử như các bạn quyết định giao dịch với tỷ lệ RR là 1:1, thì điều này đồng nghĩa với việc bạn thực hiện 100 giao dịch với 50% thắng và 50% thua. Có thể hiểu là giao dịch với khả năng có được 50 lệnh thắng và 50 lệnh thua. Vì Risk Reward Ratio của chúng ta là 1:1 nên mỗi lệnh thắng bạn sẽ được 1 đô la, còn mỗi lệnh thua thì sẽ mất 1 đô la. Vậy kết quả khi giao dịch theo tỷ lệ RR 1:1 là bạn không lời được 1 đô la nào sau 100 lệnh giao dịch.

Tuy nhiên, nếu 50 lệnh thắng và 50 lệnh thua vừa rồi được giao dịch với tỷ lệ Risk Reward Ratio là 1:2 thì kết quả sẽ khác. Khi đó, nếu các nhà đầu tư thua lệnh thì sẽ mất 1 đô la trong khi với mỗi lệnh thắng, các bạn sẽ nhận được 2 đô la. Cuối cùng sau 100 lệnh giao dịch vừa rồi các bạn sẽ lời được 50 đô la.

Cần lưu ý gì khi sử dụng Risk Reward Ratio?

Về lý thuyết, tỷ lệ Risk Reward có mức Reward càng cao sẽ càng tốt nhưng trên thực tế, nếu con số Reward quá cao thì các nhà đầu tư khó có thể tìm được một tín hiệu thỏa mãn được tỷ lệ đó. Vậy nên, tỷ lệ RR tốt nhất là giá trị phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn, thường dao động từ 1:2 đến 1:5.

Thế nhưng, tỷ lệ Risk Reward quá thấp như là 1:1 cũng không phản ánh được hiệu quả tạo ra lợi nhuận. Trong ví dụ xem xét hiệu quả giao dịch của chiến lược có tỷ lệ thắng là 50%, nhưng trader có thể xây dựng hệ thống giao dịch hiệu quả hơn với tỷ lệ chiến thắng cao hơn.

Giả sử một chiến lược giao dịch có tỷ lệ Risk Reward là 1:1 nhưng tỷ lệ thắng lại là 70% thì trader sẽ có được 70 giao dịch thắng, 30 giao dịch thua từ 100 giao dịch. Lợi nhuận cuối cùng sẽ được xác định bằng cách lấy 70 – 30 = 40 đô la. Nếu tỷ lệ thắng của chiến lược cao thì trader có thể sử dụng Risk Reward Ratio thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo sinh lợi.

Cuối cùng, Risk Reward Ratio không phải là công cụ duy nhất để đo lường lợi nhuận và rủi ro để quản lý vốn. Như ví dụ minh họa phía trên, các bạn cũng có thể thấy tầm quan trọng của tỷ lệ thắng trong các giao dịch. Vậy nên, các nhà đầu tư nên kết hợp tỷ lệ Risk Reward song song với tỷ lệ thắng thua, hay còn được gọi là Win Rate để xây dựng được một chiến lược quản lý vốn hiệu quả.

Risk Reward Ratio như thế nào thì hợp lý?

Không có tỷ lệ RR tiêu chuẩn cho toàn bộ giao dịch

Trên thực tế, không có một tỷ lệ Risk Reward chuẩn mực nào cả. Vậy nên, các nhà đầu tư không nên gượng ép và buộc các lệnh phải đạt được mức Risk Reward Ratio như ý muốn. Rất nhiều nhà đầu tư mới gia nhập vào thị trường sử dụng Risk Reward Ratio sai cách, họ xác định tỷ lệ Risk Reward họ cho là tốt chẳng hạn như 1:3. Sau đó, họ tìm vị trí các lỗ cho mỗi giao dịch về rồi nhân lên 3 để tạo thành điểm chốt lời.

Hầu hết các chiến lược đều sẽ cung cấp những tín hiệu giúp nhà đầu tư tìm được điểm vào lệnh, vị trí cắt lỗ và chốt lời để có thể xác định được tỷ lệ RR cho chiến lược đó. Vậy nên sẽ có những chiến lược có tỷ lệ RR tốt nhưng cũng có một vài chiến lược thì không. “Tốt” mà bài viết đề cập đến không phải là con số lớn hay nhỏ hơn 1:1, mà là tỷ lệ đó có thể phản ánh khả năng sinh lợi trong dài hạn hay không, với tỷ lệ thắng đã được xác định từ trước.

Ví dụ minh họa

Tiếp tục xem xét giao dịch có tỷ lệ thắng là 50%, nếu một lệnh có Risk Reward Ratio = 1:1,5 thì vẫn được xem là một tỷ lệ RR tốt, dù không cao.

Ngược lại, nếu giao dịch có tỷ lệ thắng là 30%, nhưng Risk Reward Ratio = 1:2,5 thì không phản ánh được khả năng sinh lời trong dài hạn, dù tỷ lệ RR cao. Vì 30*5% – 70*2% = 10%, tức là chỉ tạo ra được 10% lợi nhuận trong thời gian 6 tháng – một con số khá thấp.

Vậy nên, để có thể xác định được tỷ lệ RR thích hợp với giao dịch của mình thì các nhà đầu tư nên xác định mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn. Kế đến là tỷ lệ thắng của chiến lược và cuối cùng, nếu Risk Reward Ratio của chiến lược không tốt thì trader nên bỏ qua và tìm cơ hội mới.

Mối quan hệ giữa tỷ lệ RR và Win-rate

Như đã trình bày, Win-rate chính là tỷ lệ giao dịch thành công. Có thể hiểu Win-rate là phần trăm thắng lệnh dựa trên tổng số lệnh đã thực hiện của hệ thống giao dịch.

Ví dụ như trader xây dựng được hệ thống X và đã thực hiện được 100 lệnh trước đó dựa trên nguyên tắc và chiến lược của hệ thống X. Trong 100 lệnh này, có 60 lệnh thắng và 40 lệnh thất bạn thì tỷ lệ win-rate lúc này bằng 60%.

Lý do Forex Dictionary đề cập đến mối quan hệ giữa tỷ lệ RR và Win-rate là vì giữa chúng có mối liên quan trong việc xác định chiến lược quản lý vốn, cũng như tìm ra lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được trong dài hạn.

Mối quan hệ nghịch đảo

Trước tiên, giữa tỷ lệ RR và Win – rate là mối quan hệ nghịch đảo với nhau. Có thể hiểu như thế này, khi một lệnh có tỷ lệ RR tăng thì vẫn còn một mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro có thể đối mặt. Tuy nhiên, khi lợi nhuận kỳ vọng tăng lên thì khó có thể thực hiện lệnh này thành công

Tỷ lệ Risk Reward tăng thì Win – rate sẽ giảm và ngược lại

Tỷ lệ Risk Reward tăng thì Win – rate sẽ giảm và ngược lại

Hãy quan sát hình minh họa trên, nếu trader muốn tăng tỷ lệ RR thì bạn buộc phải dời điểm chốt lời đang ở điểm A đến một vị trí cao hơn điểm A. Hoặc trader có thể dời điểm cắt lỗ từ B đến một vị trí cao hơn so với B. Tức là lệnh sẽ khó có thể đạt được vị trí chốt lời hơn và dễ chạm đến vị trí cắt lỗ hơn do phạm vi dao động đã bị thu hẹp. Cuối cùng, xác suất vào lệnh này thành công giảm và tỷ lệ Win – Rate cũng giảm.

Vậy nên, nếu trader kỳ vọng một giao dịch có tỷ lệ R:R tốt thì phải chấp nhận Win – rate giảm và ngược lại. Nếu bạn muốn có tỷ lệ thắng cao thì tỷ lệ Risk Reward sẽ giảm. Điểm mấu chốt là làm thế nào để xác định được một con số hợp lý giữa 2 yếu tố này để tăng lợi nhuận trong dài hạn.

Xác định lợi nhuận tiềm năng dài hạn từ tỷ lệ RR và Win – rate

Trường hợp 1

Giả sử, hệ thống X sử dụng Risk Reward Ratio = 1:3 và Win-rate = 40%. Trong khi hệ thống giao dịch Y sử dụng Risk Reward Ratio = 1:2 và Win-rate = 60%. Cả hệ thống X và Y đều áp dụng chiến lược quản lý vốn 2% với 100 lệnh giao dịch được thực hiện trong 6 tháng. Khi đó

  • Hệ thống X: Nếu giao dịch thua, bạn sẽ mất 2% mỗi lệnh và đạt được 6% nếu thắng lệnh. Vì hệ thống có 40 lệnh thắng và 60 lệnh thua trong 100 lệnh thì lợi nhuận trong 6 tháng là: 40*6% – 60*2% = 120%.
  • Hệ thống Y: Nếu giao dịch thua, bạn sẽ mất 2% mỗi lệnh và đạt được 4% nếu thắng lệnh. Vì hệ thống có 40 lệnh thắng và 60 lệnh thua trong 100 lệnh thì lợi nhuận trong 6 tháng là:  60*4% – 40*2% = 160%.

Trường hợp 2

Hệ thống X có Risk Reward Ratio = 1:3 và Win-rate = 50%. Hệ thống B có Risk Reward Ratio = 1:2 và Win-rate = 60%. Những yếu tố còn lại được giữ nguyên. Khi đó:

  • Lợi nhuận trong 6 tháng của hệ thống X = 50*6% – 50*2% = 200%.
  • Lợi nhuận trong 6 tháng của hệ thống Y = 60*4% – 40*2% = 160%.

Thông qua hai trường hợp trên, có thể thấy rằng việc lựa chọn giữa Risk Reward Ratio và win – rate để có được khả năng sinh lời cao nhất trong dài hạn không có ý nghĩa. Đó là vì trong trường hợp một, mặc dù hệ thống có Risk Reward Ratio cao hơn nhưng lợi nhuận lại ít hơn, thế nhưng trong trường hợp hai thì mọi thứ đảo ngược lại, hệ thống có Risk Reward Ratio cao hơn nhưng lại mang đến khả năng sinh lời ít hơn.

Nếu 1 trong 2 tỷ lệ này được giữ nguyên thì khi tăng yếu tố còn lại lên một tỷ lệ tốt hơn sẽ mang đến khả năng tạo ra lợi nhuận hiệu quả trong dài hạn. Thế nhưng trên thực tế, mỗi hệ thống giao dịch đều sẽ có mức win – rate nhất định. Khi đó, các nhà đầu tư chỉ việc tăng Risk Reward Ratio để tối đa hóa lợi nhuận cho giao dịch của mình mà thôi.

Nếu một hệ thống giao dịch có tỷ lệ thắng là 50% thì bạn chỉ có được lợi nhuận khi Risk Reward Ratio tốt hơn mức 1:1. Hãy nhớ rằng Risk Reward Ratio = 1:1 không phải là một mức hòa vốn, vì các nhà đầu tư phải thanh toán các khoản phí khác như là phí hoa hồng hoặc là phí swap khi giao dịch.

Áp dụng Risk Reward Ratio vào giao dịch Forex như thế nào?

Các bước giao dịch với Risk Reward Ratio

Như đã trình bày, mỗi giao dịch nên có một Reward Risk Ratio nhất định để tối ưu chiến lược giao dịch. Cụ thể, trader lần lượt làm theo hướng dẫn sau:

  • Đầu tiên, chọn cặp tiền hoặc tài sản muốn giao dịch và mở biểu đồ giá.
  • Kế đến, đặt mục tiêu cắt lỗ và chốt lời phù hợp.
  • Sau đó, tính toán Risk Reward Ratio của giao dịch này thông qua công thức: Stop Loss/ Take Profit theo pips.
  • Tiếp theo, trader nâng mục tiêu chốt lời cao hơn nếu tỷ lệ R:R thấp hơn dự kiến. Cụ thể, nếu trader muốn Risk Reward Ratio là 1:2 nhưng kết quả sau khi phân tích là 1:1 thì hãy nâng mức chốt lời lên gấp đôi để đạt được mức Risk Reward Ratio như kỳ vọng.
  • Nếu trader không thể nâng mức Take Profit như ý muốn thì bạn nên bỏ qua tín hiệu này và giao dịch ở những thời điểm khác.
Xác định mức Risk Reward Ratio để đánh giá hiệu quả của chiến lược

Xác định mức Risk Reward Ratio để đánh giá hiệu quả của chiến lược

Thực tế chứng minh, trader sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi tìm kiếm một giao dịch đáp ứng được mức Risk Reward Ratio cố định. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì chúng ta tập trung vào những giao dịch chất lượng, hơn là số lượng giao dịch. Hãy giao dịch thật khôn ngoan bạn nhé.

Khám phá 4 cách đạt được tỷ lệ Risk Reward lý tưởng

Giao dịch theo xu hướng

Giao dịch theo chiến lược Trend is your friend (Chiến lược là bạn) là một trong những phương pháp mang đến nhiều cơ hội. Đó là vì thị trường luôn có nhiều đợt sóng mạnh mẽ và mục tiêu chốt lời có thể nằm ở vị trí rất xa khiến tỷ lệ Risk Reward bị ảnh hưởng đáng kể.

Đối với chiến lược này, các bạn có thể giao dịch theo xu hướng với đường trendline, hoặc chọn đường MA và giao dịch thông qua nhiều phương pháp xác định xu hướng khác. Giả sử chúng ta sẽ dùng tín hiệu từ đường MA200 để xác nhận xu hướng trên thị trường. Khi đó, chiến lược giao dịch được thực hiện như sau:

  • Thực hiện lệnh mua nếu giá ở vị trí cao hơn so với đường trung bình động MA200.
  • Thực hiện lệnh bán nếu giá ở vị trí thấp hơn so với đường trung bình động MA200.
  • Hãy đứng ngoài thị trường và theo dõi nếu không chắc chắn về xu hướng.

Chọn mức Stop Loss phù hợp

Cách thứ 2 để đạt được Risk Reward Ratio lý tưởng là chọn vị trí cắt lỗ phù hợp, không quá gần cũng không quá xa. Đó là vì điểm SL quá gần sẽ khiến giao dịch của bạn không có đủ không gian để “thở”. Điều đó sẽ khiến giá có thể chạm vào mức cắt lỗ này trước khi di chuyển đúng hướng theo kỳ vọng của các trader. Tương tự như thế, nếu điểm cắt lỗ được đặt quá xa thì rủi ro mà trader có thể đối mặt sẽ càng lớn, khi đó khó có thể chấp nhận tỷ lệ R:R. Thế nên, việc tìm ra vị trí đặt SL hợp lý thật sự quan trọng. Theo đó, chúng ta sẽ cùng xem xét ví dụ sau:

  • Đối với những giao dịch sử dụng mẫu biểu đồ, điểm cắt lỗ phải được đặt ở nơi biểu đồ bị “phá hủy”. Tức là khi giá chạm đến vị trí đó thì biểu đồ gần như không còn hiệu lực nữa.
  • Đối với những giao dịch sử dụng mức hỗ trợ hoặc kháng cự, thì trader cần đặt điểm cắt lỗ cao hơn so với mức kháng cự và nằm thấp hơn ngưỡng hỗ trợ.

Kỹ thuật “đường cao tốc”

Trong quá trình giao dịch, bất kỳ trader nào cũng muốn có ít trở ngại xuất hiện nhất có thể để giá nhanh chóng di chuyển từ A sang B. Để tìm thấy những cơ hội giao dịch lý tưởng như thế, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật “đường cao tốc”. Hãy hình dung bạn đang lái xe trên đường cao tốc đang có rất ít, hay hầu như không có phương tiện nào di chuyển và thị trường cũng tương tự như thế. Hãy đảm bảo rằng không có bất kỳ trở ngại nào xuất hiện khi giá di chuyển ít nhất là đến khi đạt được Risk Reward Ratio là 1:1 với mức cắt lỗ mục tiêu.

Khi đó, bạn sẽ có cơ hội đạt được tỷ lệ Risk Reward 1:1 vì không có chướng ngại vật nào cản bước bạn. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ hạn chế cơ hội giao dịch của trader vì bạn cần phải chọn lọc các thiết lập giao dịch kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, khả năng phân tích, nhận định và cảm nhận thị trường của mỗi người cũng sẽ ảnh hưởng đến kỹ thuật giao dịch này.

Giao dịch tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tốt nhất

Chiến lược này đồng nghĩa với việc bạn phải tìm được những vị trí hỗ trợ và kháng cự rõ ràng và đáng tin cậy trên biểu đồ. Đó là vì những mức này sẽ thu hút nhiều trader tham gia trên thị trường. Từ đó, giá có thể biến động mạnh mẽ và mang lại một Risk Reward Ratio tốt cho giao dịch của bạn.

Giao dịch ở đường kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh sẽ tạo ra Risk Reward Ratio tốt hơn

Giao dịch ở đường kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh sẽ tạo ra Risk Reward Ratio tốt hơn

Risk Reward Ratio và toàn bộ những thông tin về rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch Forex đã được trình bày cụ thể. Hy vọng qua bài viết, trader sẽ có được nhiều kiến thức hữu ích và sử dụng tỷ lệ RR để quản lý vốn hiệu quả, giao dịch thành công.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan