Tìm hiểu về Pullback là gì để nắm được giai đoạn giá tạm thời chuyển động ngược xu hướng chính, để điều chỉnh giá trước khi duy trì xu hướng. Thông qua tín hiệu từ Pullback, các nhà giao dịch có thể xác định được tâm lý thị trường. Từ đó, có thể ra những quyết định đầu tư khôn ngoan nhất. Vậy PullBack là gì? Cách nhận biết Pullback và giao dịch với nó như thế nào? Hãy cùng Forex Dictionary khám phá về Pullback là gì bạn nhé.

PullBack là gì?

Lý thuyết sóng Elliott cho rằng, giá của một tài sản sẽ luân phiên có những đợt tăng giá và giảm giá điều chỉnh nhất định, thay vì di chuyển theo một đường thẳng. Nguyên nhân đến từ việc tâm lý của các nhà đầu tư bị ngoại tác ảnh hưởng. Khi đó, Pullback sẽ là thời điểm giá có sự điều chỉnh tạm thời để trở về xu hướng chính.

Do đó, Pullback được dùng để mô tả giai đoạn giá phá vỡ mức kháng cự, hỗ trợ để điều chỉnh lại giá trước khi duy trì xu hướng chính. Vì lý do này mà Pullback còn được biết đến như một giai đoạn điều chỉnh giá, hoặc giá thoái lui.

Pullback là khi giá tạm thời có sự thay đổi nhỏ

Pullback là khi giá tạm thời có sự thay đổi nhỏ

PullBack có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc dài, dựa trên độ dài và sức mạnh của xu hướng chính. Trong đó bao gồm:

  • Pullback khi thị trường tăng giá: Khi thị trường đang trên đà tăng, thì giá cũng sẽ tiếp tục xu hướng tăng này nhưng sẽ có lúc giá giảm nhẹ, rồi mới tăng mạnh vượt qua đỉnh phía trước.
  • Pullback khi thị trường giảm giá: Khi thị trường đang trên đà giảm, thì giá cũng sẽ tiếp tục xu hướng giảm này nhưng sẽ có lúc giá tăng nhẹ, rồi mới giảm mạnh và tạo ra đáy thấp hơn đáy trước.

Pullback xuất hiện khi nào?

Trên thực tế, tần số Pullback xuất hiện trên biểu đồ giá là khá thường xuyên. Nếu trader sớm nhận ra thời điểm diễn ra các đợt hồi giá này thì sẽ có cơ hội giao dịch lý tưởng. Dưới đây là một số thời điểm Pullback xuất hiện mà các nhà đầu tư nên quan tâm:

Khi tin tức, hay sự kiện kinh tế được công bố

Thời điểm thị trường có những biến động về tin tức thì các nhà giao dịch nên chốt lời và kết thúc giao dịch sớm. Nguyên nhân là vì khi tin tức được tung ra, xu hướng của giá rất khó dự đoán và không thể lường trước được. Chính hành động này đã tạo ra một giai đoạn nghỉ trong xu hướng dài của giá.

Thị trường quá mua, quá bán

Pullback xuất hiện chủ yếu là để điều chỉnh lại giá nên bạn thường bắt gặp Pullback trong một thị trường đang ở giai đoạn quá bán hoặc quá mua. Để xác định thị trường có đang quá bán hay quá mua không, các nhà giao dịch có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như chỉ báo RSI, MACD hay đường xu hướng (trendline).

Sau khi kết thúc đợt điều chỉnh này, giá sẽ trở về xu hướng chính trước đó. Thế nên, có thể gọi để xác định thị trường có đang quá bán hay quá mua hay không là thời điểm giá nghỉ ngơi, đang chuẩn bị đà tăng hoặc giảm kế tiếp theo xu hướng chính.

Cách nhận biết đợt Pullback

Vậy dấu hiệu nhận ra Pullback là gì? Như đã trình bày, Pullback được dùng để chỉ giai đoạn giá tạm thời đi ngược xu hướng chính trong một khoảng thời gian ngắn.

Biểu đồ cho thấy giá đang đi ngược với xu hướng chính của thị trường

Biểu đồ cho thấy giá đang đi ngược với xu hướng chính của thị trường

Bên cạnh đó, hiện tượng Pullback còn được tìm thấy trong giai đoạn thị trường quá mua hoặc quá bán. Vậy nên khi thị trường đang trong giai đoạn đó, các nhà giao dịch có thể nhận ra Pullback và xác nhận nhờ khối lượng giao dịch. Theo đó, nếu khối lượng giao dịch thay đổi ít thì nhiều khả năng là một đợt điều chỉnh giá tạm thời, diễn ra trong ngắn hạn mà thôi.

Ưu điểm và hạn chế khi giao dịch với Pullback là gì?

Mọi sự kiện diễn ra trên thị trường đều là cơ hội gia tăng lợi nhuận cho các nhà giao dịch và Pullback cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, để tận dụng tốt động thái từ hiện tượng Pullback thì các bạn cần nắm rõ những lợi ích và hạn chế khi giao dịch với Pullback.

Về ưu điểm

  • Tạo ra điểm vào lệnh tốt: Khi Pullback hình thành, các trader có cơ hội mua thấp khi giá tăng và bán cao hơn trong thời điểm giá giảm. Từ đó có thể tăng khả năng tạo ra lợi nhuận.
  • Quản lý vốn tốt hơn: Pullback còn giúp các nhà giao dịch tìm ra điểm dừng lỗ chặt chẽ hơn. Từ đó, giảm thiểu mọi rủi ro không đáng có và tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Nhiều cơ hội giao dịch: Với những nhà giao dịch yêu thích phong cách scalping thì có thể tận dụng thời điểm giá tạm nghỉ ngơi để tăng lợi nhuận cho mình.

Về hạn chế

Tuy có nhiều lợi ích như trên nhưng hiện tượng Pullback vẫn còn một số nhược điểm như sau:

  • Khó dự đoán: Pullback dễ bị nhầm với đảo chiều xu hướng nếu trader không nắm vững đặc điểm của hai động thái này. Việc này sẽ dẫn đến vào lệnh sai và gây ra những hệ quả không mong muốn.
  • Gây tâm lý bất lợi: Ngoài ra, những đợt hồi giá của Pullback cũng sẽ khiến lợi nhuận của trader giảm bớt. Điều đó sẽ khiến các nhà giao dịch mang tâm lý hoang mang và lo lắng. Đặc biệt là khi bạn không đủ vững vàng và chốt lệnh sớm, thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tiềm năng khác.

Các chỉ báo kết hợp với Pullback

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tổng hợp 5 chỉ báo thông dụng được sử dụng khi thị trường có đợt Pullback, bao gồm đường MA, các mức Fibonacci quan trọng, chỉ báo RSI, ADXPivot Points. Cụ thể:

Đường MA

Chỉ báo đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn là đường trung bình động MA. Đường MA được đánh giá là một trong những chỉ báo phổ biến nhất khi sử dụng với Pullback. Theo đó, các bạn sẽ dùng đường MA200, giữ vai trò như đường xu hướng động để xác định xem giá đang đảo chiều hay trong quá tình điều chỉnh. Cụ thể:

  • Nếu thị trường đang ở xu hướng tăng, thì giá sẽ biến động và chạm vào đường MA200, rồi bật lên.
  • Nếu thị trường đang ở xu hướng giảm, thì giá sẽ biến động và chạm vào đường MA200, rồi bật trở xuống.
Biểu đồ sử dụng đường MA200 để xác định đợt điều chỉnh giá

Biểu đồ sử dụng đường MA200 để xác định đợt điều chỉnh giá

Tuy rằng trong vài tình huống, độ trễ của đường MA gây ra nhiều bất lợi nhưng với trường hợp này thì MA mang đến một tín hiệu khá tin cậy.

Fibonacci Retracements

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến công cụ Fibonacci thoái lui, một công cụ đắc lực của các nhà giao dịch để xác định ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Thông thường, Fibonacci ở mức 38.2%, 50%, 61.8% được áp dụng phổ biến trong chiến lược với Pullback. Ngay khi bạn thấy giá hồi về những mức này, thì xu hướng chính sẽ tiếp tục được duy trì.

Các mức Fibonacci cung cấp tín hiệu đáng tin cậy về Pullback

Các mức Fibonacci cung cấp tín hiệu đáng tin cậy về Pullback

Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI cũng được vận dụng để tìm ra khu vực quá mua, quá bán trên thị trường. Theo đó, một đợt Pullback có thể xuất hiện nếu chỉ báo RSI giao với đường 70 theo chiều đi xuống. Hoặc nếu RSI cắt đường 30 rồi đi lên thì Pullback cũng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, sự hội tụ hay phân kỳ với giá sẽ mang đến những tin hiệu rõ ràng và đáng tin cậy hơn. Cụ thể là khi RSI phân kỳ với giá, tức là trường hợp đảo chiều giá không thể xảy ra và nên nó là Pullback. Để củng cố hơn cho các nhận định từ RSI, các nhà giao dịch không nên bỏ qua tâm lý thị trường.

Chỉ báo ADX

Tuy ADX không cung cấp tín hiệu dự đoán xu hướng nhưng nó đo lường được sức mạnh của xu hướng. Nếu giá trị của ADX lớn hơn 25 thì thị trường đang trên một xu hướng mạnh mẽ. Khi đó, đoạn điều chỉnh giá sẽ là Pullback. Tuy nhiên, bạn sẽ phải dùng thêm các công cụ khác như đường xu hướng, đường MA, mức hỗ trợ và kháng cự… để tìm được điểm vào lệnh trong trường hợp này.

Pivot Points

Cuối cùng là chỉ báo Pivot Points, một trong những chỉ báo hàng đầu trong việc tìm ra ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Theo đó, giá được xem là sẽ trở về những mức giá này. Thế nên khi giá chạm vào mức hỗ trợ và kháng cự này rồi quay lên thì có thể xem đây là đợt Pullback. Còn khi giá phá vỡ các mức này thì thị trường có sự đảo chiều.

Phân biệt Pullback với xu hướng đảo chiều (Reversal)

Đợt điều chỉnh giá (Pullback) Xu hướng đảo chiều (Reversal)
Thường được tìm thấy khi thị trường có đợt biến động mạnh của xu hướng chính. Được tìm thấy sau khi thị trường trải qua giai đoạn tích lũy, hoặc sideway.
Biến động giá diễn ra trong thời gian ngắn. Biến động giá diễn ra trong thời gian dài.
Không có nhiều biểu đồ điển hình mà phần lớn là dựa vào các chỉ báo như RSI, MACD trong việc xác định xu hướng. Có nhiều biểu đồ điển hình như mô hình vai đầu vai, mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, hay các loại mô hình nến…
Khi thị trường đang trên đà tăng, tình trạng quá mua diễn ra để điều chỉnh giá.

Khi thị trường đang trên đà giảm, tình trạng quá bán diễn ra để điều chỉnh giá.

Khi thị trường đang trên đà tăng, phe mua không thể đẩy giá tăng cao hơn khiến giá đảo chiều rồi giảm xuống.

Khi thị trường đang trên đà giảm, phe bán không thể đẩy giá đi xuống nhiều hơn nữa, khiến giá đảo chiều rồi tăng lên.

Vậy nên khi nhìn thấy giá đảo chiều, bạn phải xác định được thị trường đang có hiện tượng Pullback, hay chỉ đảo chiều xu hướng. Nếu không thể phân biệt được hai động thái này thì bạn rất dễ rơi vào bẫy của “cá mập”. Đó là vì cá mập thường hay tung hỏa mù để trader hiểu lầm rằng giá vẫn duy trì xu hướng cũ, nhưng sự thật là giá đã đảo chiều. Hoặc cũng có trường hợp giá chỉ đang trong đợt nghỉ ngơi và điều chỉnh tăng hoặc giảm ngắn hạn, nhưng trader lại tin rằng giá đã đảo chiều nên vào lệnh sai.

Các chiến lược giao dịch khi Pullback

Bài viết sẽ tiếp tục trình bày những chiến lược giao dịch Pullback là gì để tối ưu hóa lợi nhuận. Hy vọng bạn đọc sẽ có trong tay một số công cụ để giao dịch khi có Pullback hình thành.

Chiến lược Trendline

Đầu tiên là chiến lược trendline với các công cụ bao gồm biểu đồ nến và một đường xu hướng (trendline). Khi đó, các nhà giao dịch sẽ lần lượt thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Trước tiên, bạn cần nối ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để xác định thị trường đang trên đà tăng hay đà giảm.
  • Sau khi biết được xu hướng chính của thị trường, các bạn cần kiên nhẫn chờ đến khi có đợt giá cắt điều chỉnh lần thứ hai và giao cắt với đường xu hướng để thực hiện lệnh mua, hoặc bán. Lưu ý rằng, khi điểm giao cắt quá nhiều với đường xu hướng thì không được giao dịch.
Thực hiện chiến lược trendline khi có Pullback như thế nào?

Thực hiện chiến lược trendline khi có Pullback như thế nào?

Chiến lược Moving Averages

Chiến lược Moving Averages dễ sử dụng mặc dù cần nhiều công cụ hơn

Chiến lược Moving Averages dễ sử dụng mặc dù cần nhiều công cụ hơn

Với chiến lược Moving Averages, bạn sẽ phải có đường EMA 20, EMA 50 và EMA 200 rồi thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Xác định xu hướng: Khi thị trường trên đà tăng giá, bạn sẽ cần đường EMA 20 ở vị trí phía trên so với đường EMA 50, còn đường EMA 50 thì nằm trên đường EMA 200. Ngược lại, khi thị trường trên xu hướng giảm giá, bạn sẽ cần đường EMA 20 nằm ở vị trí bên dưới so với EMA 50, còn EMA 50 thì nằm thấp hơn so với đường EMA 200.
  • Thời điểm vào lệnh: Các nhà giao dịch sẽ thực hiện một vị thế mua nếu thị trường ở xu hướng tăng, có đợt điều chỉnh giá và chạm vào đường EMA 20. Vị thế mua sẽ được tiến hành khi thị trường có xu hướng giảm, có đợt điều chỉnh giá và chạm vào đường EMA 20.

Chiến lược Fibonacci Retracement

Chiến lược giao dịch Pullback tiếp theo là sử dụng Fibonacci Retracement khi có đợt điều chỉnh giá. Đối với chiến lược này thì bạn chỉ cần có trong tay Fibonacci Retracement, công cụ được thiết lập mặc định ở hầu hết các nền tảng trên thị trường. Kế đến, bạn chỉ việc thực hiện các bước sau:

  • Đầu tiên, các nhà giao dịch cần kẻ một đường thẳng đi qua đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất tại phạm vi giá gần nhất trên biểu đồ.
  • Bạn có thể cân nhắc vào lệnh ngay khi có nến “kiểm tra” các mức 50%; 61,8% và 38,2%.
Chiến lược giao dịch Fibonacci Retracement vào lệnh dựa vào các mức Fibo thông dụng

Chiến lược giao dịch Fibonacci Retracement vào lệnh dựa vào các mức Fibo thông dụng

Chiến lược Hỗ trợ và Kháng cự

Cuối cùng trong danh sách những chiến lược giao dịch khi Pullback mà chúng tôi muốn giới thiệu là chiến lược sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự. Các bước vận dụng chiến lược hỗ trợ và kháng cự cũng khá đơn giản, cụ thể:

  • Bạn sẽ phải xác định được ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh đã “kiểm tra” cùng một mức giá. Kế đế, để tìm được mức hỗ trợ và kháng cự, bạn chỉ việc nối 2 đáy hoặc 2 đỉnh vừa rồi.
  • Cơ hội để giao dịch Pullback được tạo ra ngay khi giá “kiểm tra” mức hỗ trợ và kháng cự.
Chiến lược sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự khá quen thuộc với nhiều nhà giao dịch

Chiến lược sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự khá quen thuộc với nhiều nhà giao dịch

Sử dụng chiến lược giao dịch Pullback như thế nào?

Sau khi tìm hiểu chiến lược giao dịch hiện tượng Pullback là gì, bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm và thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được để tối ưu hiệu quả của mỗi phiên giao dịch. Trong đó, các trader sẽ phải xác định khu vực mà Pullback có thể dừng lại và tìm một tín hiệu vào lệnh lý tưởng.

Xác định các vùng quan trọng trên biểu đồ

Các đợt Pullback có xu hướng dừng lại ngay khi chạm vào các vùng quan trọng trên biểu đồ như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, hay các mức Fibonacci, đường trung bình động… Thế nên bạn cần xác định các khu vực này và theo dõi khi giá gần chạm các vùng đó.

Biểu đồ giá xuất hiện hiện tượng Pullback điển hình

Biểu đồ giá xuất hiện hiện tượng Pullback điển hình

Hình minh họa phía trên cho thấy thị trường hiện có một xu hướng khá mạnh chuyển động từ A đến D. Trong đó, giá có lúc chững lại và đang chuẩn bị cho quá trình tích lũy trong vùng B – C, nên tạo ra một mức hỗ trợ mới.

Sau khi giá chạm đỉnh D, hiện tượng Pullback xuất hiện rồi giá trở về đúng tại mức hỗ trợ B và giằng co một lúc, rồi tăng mạnh.

Bạn có thể tìm cơ hội vào lệnh trong vùng E – F phía trên, cũng có thể nói là vùng hỗ trợ gần nhất từ khi Pullback.

Biểu đồ giá cho thấy Pullback về mức hỗ trợ và kháng cự

Biểu đồ giá cho thấy Pullback về mức hỗ trợ và kháng cự

Để củng cố nhận định của các nhà giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự thì bạn có thể sử dụng cùng với đường trung bình động, hay các mức quan trọng của Fibonacci. Như đã giới thiệu cụ thể ở phần trên của bài viết, khi giá Pullback về các đường trung bình hoặc các mức Fibo thì tỷ lệ cao giá sẽ quay về xu hướng chính.

Biểu đồ sử dụng chiến lược đường trung bình động khi giá có đợt Pullback

Biểu đồ sử dụng chiến lược đường trung bình động khi giá có đợt Pullback

Biểu đồ sử dụng chiến lược theo dõi các mức Fibonacci khi giá Pullback

Biểu đồ sử dụng chiến lược theo dõi các mức Fibonacci khi giá Pullback

Tìm tín hiệu giao dịch dựa vào mô hình giá

Trong quá trình tìm vị trí vào lệnh lý tưởng, các nhà giao dịch có thể dựa trên tín hiệu của các mô hình giá dưới đây để cân nhắc và ra quyết định giao dịch:

  • Xuất hiện mô hình nến đảo chiều trong giai đoạn cuối cùng của đợt Pullback.
  • Cả quá trình Pullback tạo ra mô hình nến tiếp diễn, như là mô hình cờ, mô hình tam giác…
Dựa vào mô hình nến đảo chiều để tìm vị trí vào lệnh tiềm năng

Dựa vào mô hình nến đảo chiều để tìm vị trí vào lệnh tiềm năng

Sử dụng mô hình cái nêm để xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ khi có Pullback

Sử dụng mô hình cái nêm để xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ khi có Pullback

Mô hình cờ tiếp diễn được tạo ra từ một đợt điều chỉnh giá ngắn hạn

Mô hình cờ tiếp diễn được tạo ra từ một đợt điều chỉnh giá ngắn hạn

Qua bài viết, các thông tin về Pullback là gì, ưu điểm và hạn chế của Pullback, cũng như chiến lược giao dịch hiệu quả khi Pullback đã được chúng tôi trình bày vô cùng chi tiết. Có thể nói, giao dịch khi có đợt điều chỉnh giá thật ra khá đơn giản. Điều quan trọng là các bạn phải đợi đến khi đợt Pullback kết thúc rồi mới vào lệnh để tránh trường hợp giá đảo chiều. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan