Chỉ số P/E là gì? PE (Price-to-Earnings Ratio) là một trong những chỉ số đặc biệt, được các nhà đầu tư sử dụng để nhận xét giá trị cổ phiếu và hiệu suất kinh doanh của một công ty cụ thể. Mặc dù chỉ số P/E mang lại nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả nhất. Để thấu hiểu chỉ số P/E là gì và cách sử dụng nó hiệu quả, hãy khám phá nội dung chi tiết về nó qua bài viết sau.

P/E là gì?

P/E là chỉ số gì? Chỉ số P/E là danh từ viết tắt của cụm từ “Price to Earnings Ratio“, thường xuyên được sử dụng để đánh giá giá trị của cổ phiếu trên thị trường tài chính. Chỉ số P/E chính là thước đo của giá cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nói đơn giản hơn, chỉ số P/E cho các nhà giao dịch biết mức giá mà người mua chấp nhận chi trả để nhận về một đơn vị lợi nhuận trên một cổ phiếu.

Chỉ số P/E - Chỉ số được sử dụng để nhận định khách quan hơn về mỗi loại cổ phiếu trên thị trường giao dịch

Chỉ số P/E – Chỉ số được sử dụng để nhận định khách quan hơn về mỗi loại cổ phiếu trên thị trường giao dịch

Bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm chỉ số P/E sau khi tìm hiểu ví dụ sau đây:

Ví dụ, vào tháng 12/2020, cổ phiếu của Alibaba có chỉ số P/E là 37.57. Điều này có nghĩa rằng một nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 37.57$ để nhận được 1 đô la lợi nhuận từ cổ phiếu này. Nhờ vào chỉ số P/E, các nhà đầu tư có thể hiểu hơn về giá trị thực sự của cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư của họ sáng suốt nhất.

Nhìn chung, tỷ suất P/E đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận định cổ phiếu hiện tại. Nó cung cấp mức giá định danh của cổ phiếu trên thị trường đang cao hay thấp hơn so với giá trị thực bên ngoài. Nói cụ thể hơn, tỷ lệ P/E thấp là tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu đang thấp hơn so với lợi nhuận thu được từ nó. Ngược lại, chỉ số P/E cao là tín hiệu thể hiện giá cổ phiếu đang cao hơn so với lợi nhuận thực tế nó mang về.

Công thức tính chỉ số P/E như thế nfo?

Để áp dụng chỉ số P/E trong thị trường tài chính, bạn cần phải hiểu rõ công thức tính của nó và cạc xác định con số P/E chính xác nhất. Vậy làm sao để xác định chỉ số P/E? Công thức của chỉ số P/E là gì?

Công thức tính chỉ số P/E được mặc định như sau:

Tỷ suất P/E được tính bằng cách lấy thị giá cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Tỷ suất P/E được tính bằng cách lấy thị giá cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Trong đó:

  • Thị giá (Giá cổ phiếu – Price) là mức giá của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
  • Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS): EPS thể hiện khoản doanh thu ròng mà mỗi cổ phiếu mang lại. Công thức tính EPS là: (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu lưu hành.

Nhà đầu tư có thể xác định giá cổ phiếu (Price) hiện hành thông qua thị trường giao dịch chứng khoán dựa vào công thức đã chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cần lưu ý rằng giá trị của EPS thường được giữ kín và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng công ty. Bởi vì mỗi công ty sẽ xác định EPS theo hình thức riêng của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu EPS thay đổi thì cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của chỉ số P/E.

Thường thì các con số P/E của những năm trước đó sẽ được thể hiện trong báo cáo tài chính cuối năm. Chỉ số này sẽ được xác định dựa trên lợi nhuận tối ưu mà công ty đã dự kiến theo kế hoạch.

Vai trò và ý nghĩa mà chỉ số P/E mang lại cho thị trường tài chính là gì?

Chỉ số P/E có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư và có tầm quan trọng đáng kể đối với doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này trong phần tiếp theo của bài viết.

Chỉ số P/E đóng vai trò gì trong thị trường chứng khoán?

Chỉ số P/E đóng vai trò gì trong thị trường chứng khoán?

Ý nghĩa của chỉ số P/E với doanh nghiệp

Tỷ lệ P/E hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi quá trình kinh doanh diễn ra một cách trực quan nhất. Đồng thời giúp họ biết được rằng công ty có đang hoạt động hiệu quả hay không? Khi tỷ lệ P/E của doanh nghiệp cao, chính là tín hiệu cho thấy công ty đang đạt hiệu suất cao trong kinh doanh. Ngược lại, khi chỉ số P/E tương đối thấp, nó là một dấu hiệu tiêu cực nói rằng công ty cần xem xét và điều chỉnh lại các phương án kinh doanh để thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp tối ưu hơn.

Ngoài ra, tỷ lệ P/E còn mang lại những thông tin giá trị về thời gian. Cụ thể là thời gian cần thiết để thực hiện thanh toán giá trị thị trường của cổ phiếu theo như mức giá hiện tại. Ví dụ, tỷ lệ P/E của doanh nghiệp trong năm 2018 là 10. Điều này nghĩa là công ty sẽ cần khoảng 10 năm để tất toán toàn bộ giá trị thị trường của cổ phiếu theo như mức giá hiện tại.

Ý nghĩa của chỉ số P/E với nhà đầu tư

Sau khi đã giải thích chi tiết tác động của chỉ số P/E đối với doanh nghiệp. Bài viết sẽ chia sẻ ý nghĩa của chỉ số này với các nhà giao dịch thị trường chứng khoán. Cụ thể:

Chỉ số P/E đánh giá mức đầu tư cần thiết để đạt được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu

Tỷ lệ P/E cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về việc giá cổ phiếu đang cao hơn doanh thu cổ phiếu mấy lần? P/E cho biết các nhà đầu tư cần chi trả số tiền bao nhiêu để thu về 1$/ 1 cổ phiếu. Ví dụ, một công ty có tỷ lệ P/E là 10, điều này cho thấy cac nhà đầu tư cần phải chi trả 10$ để nhận được 1$ lợi nhuận từ cổ phiếu này.

P/E có vai trò quan trọng trong việc định giá cổ phiếu khi thực hiện các giao dịch thị trường

Bên cạnh việc đánh giá cổ phiếu cao hay thấp thông qua trên tỷ lệ P/E, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để định giá cổ phiếu một cách chi tiết hơn. Ví dụ như bạn đang nắm giữ cổ phiếu Y và muốn bán, nhưng thị trường không định giá cổ phiếu này một cách rõ ràng. Tại thời điểm này, tỷ lệ P/E chính là thước đó giúp bạn xác định giá cổ phiếu một cách chính xác nhất. Bạn thực hiện so sánh cổ phiếu Y với các cổ phiếu tương tự trên thị trường và nhân tỷ lệ P/E của cổ phiếu Y với lợi nhuận của công ty. Khi thực hiện xong tất cả các bước này, bạn sẽ ước tính được mức giá phù hợp để thực hiện vị thế bán cổ phiếu Y trên thị trường chứng khoán.

P/E hỗ trợ phân tích giá trị tương lai tiềm năng của các công ty trên sàn giao dịch

Ngoài những vai trò trên, P/E còn là một chỉ số tuyệt vời để các nhà đầu tư đánh giá được nhiều công ty khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Từ đó biết được rằng công ty nào khả năng phát triển tiềm năng nhất trong thời gian tới.

Thông qua tỷ lệ P/E, nhà đầu tư có thể thu được các tín hiệu quan trọng như sau:

  • P/E cao thể hiện rằng công ty có khả năng phát triển rất tích cực và có thể mang về nguồn lợi nhuận đáng kể nếu như các nhà giao dịch đầu tư vào nó.
  • P/E thấp cho biết công ty đang có năng suất hoạt động không mấy lạc quan và thường gặp nhiều khó khăn trong công tác xoay vòng vốn. Vì vậy, những công ty sở hữu P/E thấp không được đánh giá cao và không nên thực hiện đầu tư.

Thông qua những tín hiệu mà P/E cung cấp, các nhà đầu tư có thể nhận thấy được sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Nhà đầu tư có thể so sánh các công ty đang hoạt động chung lĩnh vực với nhau. Hoặc là nhà đầu tư sẽ nhận xét số liệu của các doanh nghiệp có thấp hơn hay cao hơn mức trung bình. Thông qua mức trung bình, bạn sẽ hiểu được đại khái quá trình kinh doanh và hoạt động của công ty. Nhờ vậy mà quyết định được có nên đầu tư vào cổ phiếu công ty hay không?

Xác định tỷ lệ P/E ở ngưỡng bao nhiêu là tốt?

Hầu hết nhà đầu tư đều muốn biết được chỉ số tối ưu của P/E? Thực tế cho thấy, chỉ số P/E cần phải được phân tích dưới nhiều góc nhìn thì mới giải đáp được điều này. Cụ thể về những trường hợp biến đổi của tỷ lệ P/E như sau:

Tỷ suất P/E nên thể hiện mức cao hay thấp thì mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư?

Tỷ suất P/E nên thể hiện mức cao hay thấp thì mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư?

Khi P/E thể hiện tại mức cao

Tỷ lệ P/E cao hiển thị rằng cổ phiếu của công ty đang được nhận định với giá trị cao hơn so với giá trị thực tế. Điều này phản ánh sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về phát triển vượt bậc của cổ phiếu trong thời gian tới. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu với mức giá cao hơn bình thường để tìm kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu này trong tương lai. Thường thì tỷ lệ rủi ro khi đầu tư vào những cổ phiếu có chỉ số P/E cao thường không đáng kể, bởi công ty đang nhận được sự tin tưởng tuyệt đối về tiềm năng phát triển của công ty.

Ngoài ra, bạn cần phải biết rằng năng lực hoạt động của doanh nghiệp chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số P/E. Nếu công ty không hoạt động hiệu quả, lợi nhuận từ mỗi cổ phiếu sẽ rất thấp và khiến chỉ số P/E cao. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên loại bỏ cổ phiếu này khỏi danh mục đầu tư thay vì đặt lệnh mua cổ phiếu.

Nhưng cần nhớ rằng, không phải bất cứ doanh nghiệp nào sở hữu chỉ số P/E cao cũng mang lại lợi nhuận. Như ví dụ trước đó, mặc dù chỉ số P/E cao nhưng lợi nhuận thu về tương đối thấp, thậm chí là có nguy cơ gây ra thua lỗ cho các nhà đầu tư.

Chính vì vậy mà để quyết định mua hay không mua cổ phiếu thuộc doanh nghiệp có chỉ số P/E cao, nhà đầu tư cần dựa vào năng lực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bạn cần xem xét rằng nó có khả năng tiến xa trong thời gian tới hay không? Nếu câu trả lời là có, việc đầu tư vào cổ phiếu với P/E cao chính xác là một quyết định đúng đắn. Bởi các công ty có năng lực kinh doanh hiệu quả thường có EPS cao, điều này đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh mẽ hơn.

Khi chỉ số P/E ở mức thấp

Tỷ lệ P/E thấp cho biết cổ phiếu hiện hành của công ty đang được nhận định giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường. Có nhiều lý do dẫn đến chỉ số P/E thấp, một trong những lý do phổ biến là do bộ máy kinh doanh của công ty đang có sự chuyển đổi và mang lại lợi nhuận khá ổn định trong thời gian gần đây. Nhờ vậy mà giá EPS tăng và khiến chỉ số P/E giảm sút. Đây chính là thời điểm tốt để các nhà đầu tư thực hiện quá trình đầu cơ cổ phiếu.

Ngoài các lý do về vấn đề kinh doanh, cũng có những tình huống khác khiến P/E giảm. Một vài ví dụ điển hình là công ty quyết định thanh lý tài sản hoặc thực hiện nhượng quyền hoặc bán lại một phần của doanh nghiệp, dẫn đến một khoản lợi nhuận bất thường tăng lên. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian và khó có thể duy trì lâu dài.

Đứng trước tình huống như vậy, chỉ số P/E thấp phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư. Vì họ không thấy được sự phát triển lâu dài của công ty nên quyết định bán toàn bộ cổ phiếu mình đang nắm giữ. Hành động này đã kéo theo hệ lụy giá cổ phiếu giảm sút và tỷ lệ P/E cũng nhanh chóng bị đẩy xuống mức thấp. Điều này nghĩa rằng, mặc dù chỉ số P/E thấp nhưng giá cổ phiếu cũng không bị giảm quá sâu, bởi công ty không có kế hoạch phát triển lâu dài trong tương lai.

Xác định tỷ lệ P/E tốt hay không cần dựa vào thông số so sánh của những doanh nghiệp cùng lĩnh vực

Việc xác định một tỷ lệ P/E tốt đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan từ thị trường và nó chỉ thật sự mang ý nghĩa khi được đặt trên bàn cân so sánh với những doanh nghiệp kinh doanh khác. Tất cả những doanh nghiệp được so sánh đều cần phải tương đồng về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ P/E càng thấp thì càng mang lại những dấu hiệu tích cực.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên xem xét các yếu tố khác nhau để có cái nhìn tổng thể nhất về cổ phiếu. Điều này bao gồm tốc độ tăng trưởng của công ty, ưu thế cạnh tranh của họ trên thị trường, khả năng giảm thiểu rủi ro và các yếu tố vĩ mô như: lạm phát, lãi suất và GDP. Ví dụ, một công ty có tỷ lệ tăng trưởng 57%, nhưng có một tỷ lệ P/E cao. Đây là dấu hiệu nói rằng công ty đang được định giá vượt quá giá trị hiện tại của nó.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ P/E có thể thay đổi tùy theo lĩnh vực. Chính vì vậy mà chỉ số này chỉ hiệu quả và trực quan khi so sánh các công ty chung lĩnh vực. Ngoài ra, việc theo dõi biến đổi của tỷ lệ P/E của một công ty theo thời gian có thể giúp nhà đầu tư đánh giá tổng quan hơn về sự phát triển của nó.

Một công ty đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh với phần trăm lợi nhuận cao sẽ giúp tỷ lệ P/E tăng cao. Ví dụ, thời điểm “G” xảy ra vào cuối chu kỳ kinh doanh, tỷ số P/E có thể tăng cao bởi lợi nhuận của công ty cao.

Ví dụ thực tiễn về chỉ số P/E trong thị trường

Để hiểu thêm về bức tranh minh họa của chỉ số P/E là gì, bài viết cung cấp ví dụ về chỉ số P/E của một số công ty trên thị trường. Bao gồm: Công ty Sữa Vinamilk, Công ty Đường Quảng Ngãi (QNS) và Công ty Xây dựng FLC Faros (ROS).

Chỉ số P/E của công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VNM

Hình ảnh cho thấy cổ phiếu VNK có tỷ lệ tương đối cao nhưng vẫn mang lại lợi nhuận rất tốt cho các nhà đầu tư

Hình ảnh cho thấy cổ phiếu VNK có tỷ lệ tương đối cao nhưng vẫn mang lại lợi nhuận rất tốt cho các nhà đầu tư

Biểu đồ hiển thị phía trên cho thấy tỷ suất P/E của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) luôn ổn định ở mức cao trong nhiều năm liền, cho thấy sự vững mạnh của tập đoàn qua thời gian. Mặc dù tỷ suất P/E cao nhưng việc mua cổ phiếu doanh nghiệp VNM vẫn đem lại lợi nhuận đáng kể cho những nhà đầu tư. Điều này thể hiện qua việc giá cổ phiếu VNM luôn duy trì xu hướng tăng lên ổn định qua từng năm (kể từ thời điểm định giá trên thị trường).

Xu hướng của cổ phiếu VNM luôn tăng trưởng qua thập kỷ (số liệu từ 2008 - 2019)

Xu hướng của cổ phiếu VNM luôn tăng trưởng qua thập kỷ (số liệu từ 2008 – 2019)

Chỉ số P/E của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi – QNS

Ngưỡng P/E hiện tại của cổ phiếu QNS có sụt giảm rất nhiều so với thời gian trước đó

Ngưỡng P/E hiện tại của cổ phiếu QNS có sụt giảm rất nhiều so với thời gian trước đó

Dựa vào biểu đồ, bạn có thể thấy rằng tỷ suất P/E của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đang ở ngưỡng 9,91. Con số này đang thuộc mức P/E thấp nếu không muốn nói là thấp hơn nhiều lần so với thời gian trước đây. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc đầu tư vào cổ phiếu QNS vẫn đem lại lợi nhuận tương đối ổn định. Bởi vì nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 9,91 đồng để nhận được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu QNS.

Xu hướng của cổ phiếu QNS không ổn định và thường biến động tăng giảm khó xác định

Xu hướng của cổ phiếu QNS không ổn định và thường biến động tăng giảm khó xác định

Chỉ số P/E của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros – ROS

Cổ phiếu FLC đang sở hữu tỷ lệ P/E cao vượt trội khi đạt tới con số 94,57

Cổ phiếu FLC đang sở hữu tỷ lệ P/E cao vượt trội khi đạt tới con số 94,57

Hình minh họa phía trên đã chỉ ra tỷ suất P/E của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) đang ở trạng thái cao ngất ngưỡng trên thị trường, lên tới 94,57. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định bỏ tiền vào cổ phiếu ROS, bạn sẽ phải chấp nhận với hiện thực rằng sẽ mất khoảng 95 năm mới có thể lấy lại số vốn ban đầu. Điều này được giải thích là bởi vì EPS của doanh nghiệp ROS đang hoạt động ở mức thấp, chỉ khoảng 340 đồng trên một cổ phiếu. Trong khi đó, mức giá cao nhất của cổ phiếu lên tới 31.950 đồng.

Ưu điểm và những thiếu sót của chỉ số P/E là gì?

Một điểm không thể chối cãi đó là, không có một phương pháp định giá nào là hoàn hảo tuyệt đối. Thực tế, các phương pháp này đều có trong mình những ưu điểm và nhược điểm riêng. Và đương nhiên, chỉ số P/E cũng như vậy. Hãy cùng tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của chỉ số này trong từng bối cảnh cụ thể sau đây.

Chỉ số P/E ( Price-to-Earnings Ratio) mang lại những điểm mạnh cùng những thách thức gì cho các nhà giao dịch thị trường?

Chỉ số P/E ( Price-to-Earnings Ratio) mang lại những điểm mạnh cùng những thách thức gì cho các nhà giao dịch thị trường?

Ưu điểm của chỉ số P/E là gì?

Trước khi tìm hiểu về những yếu điểm mà chỉ số P/E chưa khắc phục được. Hãy xem xét những điểm mạnh của chỉ số P/E. Điều này giải thích rằng tại sao các nhà đầu tư đặc biệt ưu tiên sử dụng chỉ số P/E trong quá trình đánh giá giá trị và tiềm năng phát triển của cổ phiếu hoặc một doanh nghiệp cụ thể. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của chỉ số P/E:

  • Công thức tính P/E tương đối đơn giản và không phải thực hiện nhiều thao tác rườm rà, phức tạp. Điều này làm cho P/E trở thành một công cụ đánh giá phổ biến, nhất là với những nhà đầu tư bắt đầu tìm hiểu và bước chân vào thị trường chứng khoán.
  • Chỉ số P/E sử dụng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) để đánh giá mức độ tiềm năng của các doanh nghiệp. Nó giúp nhà đầu tư nắm bắt được tâm lý thị trường thông qua sự dao động cổ phiếu. Chính vì vậy mà giá cổ phiếu thường không cố định và có thể tăng hoặc giảm đột ngột. Nếu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng với điều kiện P/E không thay đổi (hoặc P/E tăng), thì cổ phiếu có năng lực tăng trưởng trong tương lai.

Nhược điểm của chỉ số P/E là gì?

Những điểm mạnh ở trên chính là bàn đạp vững chắc, giúp P/E trở thành một công cụ đánh giá quốc dân của các anh em đầu tư. Tuy nhiên, chỉ số P/E cũng có nhược điểm và hạn chế của riêng nó. Cụ thể như sau:

  • Để sử dụng P/E hiệu quả, nhà đầu tư cần tìm ra các công ty trong cùng ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh. Hoặc là tìm kiếm những doanh nghiệp tương đồng với loại hình kinh doanh mà họ đang quan tâm. Điều này không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi thời gian cũng như công sức của nhà đầu tư trong quá trình so sánh chỉ số P/E giữa các công ty.
  • Chỉ số P/E phụ thuộc hoàn toàn vào giá cổ phiếu hiện tại. Vì vậy, khi thị trường có biến động khiến giá cổ phiếu thay đổi, việc xác định P/E có thể gặp khó khăn. Sự biến động này khiến các nhà đầu tư xác định chỉ số P/E không chính xác và không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Cách để xác định giá cổ phiếu chính theo tỷ suất P/E

Ngay khi các nhà đầu tư đã hiểu rõ về P/E và tầm quan trọng của nó. Nhà đầu tư cần sử dụng một phương pháp cụ thể để tính toán giá cổ phiếu dựa trên tỷ suất P/E. Dưới đây là cách tiếp cận hệ số P/E cụ thể:

  • Xác định giá cổ phiếu tại thời điểm cuối năm.
  • Nhà đầu tư cần xác định giá trị kỳ vọng tối ưu vào khoảng thời gian cuối năm. Điều này dựa trên những dữ liệu được thể hiện ở trước đó và căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
  • Bạn cần tìm giá trị trung bình của tỷ số P/E cho toàn ngành. Thường thì các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tài chính sử dụng các nguồn thông tin có sẵn trên các trang website về lĩnh vực tài chính để có thông tin cụ thể P/E trong ngành. Sau đó, bạn có thể sử dụng tỷ lệ này và nhân với EPS để xác định giá cổ phiếu.

Những điều cần ghi nhớ mỗi khi áp dụng hệ số P/E để tối ưu cơ hội thắng trong giao dịch

Lưu ý gì khi áp dụng hệ số P/E để tối ưu cơ hội thắng trong giao dịch?

Lưu ý gì khi áp dụng hệ số P/E để tối ưu cơ hội thắng trong giao dịch?

Hệ số P/E sẽ mang lại hiệu quả cao nếu như biết áp dụng chính xác. Sau đây là một vài lưu ý mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua khi đầu tư thị trường chứng khoán.

  • Nhà đầu tư cần đảm bảo rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) không âm. Một EPS ra kết quả âm có nghĩa là cách tính P/E trở nên không chính xác và không thể sử dụng.
  • Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một loại cổ phiếu, nên tính toán P/E trong một khoảng thời gian khá lâu dài (tối thiểu là 3 năm). Điều này cho phép bạn có cái nhìn tổng quan về sự biến động của P/E theo thời gian.
  • Khi xác định chỉ số P/E, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng thông tin đồng thời về giá cổ phiếu và thông tin về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Nội dung trên đã giải thích triệt để thông tin chỉ số P/E là gì những yếu tố liên quan đến P/E. Xét cho cùng, chỉ số P/E không chỉ đơn thuần là một công cụ trong thị trường tài chính. Mà nó còn là phương pháp tiếp cận nhanh nhất với tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Điều quan trọng là chỉ số P/E có thể dao động qua nhiều trường hợp. Chính vì vậy mà cần phải xem xét giá trị P/E trong nhiều ngữ cảnh với nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như biết cách kết hợp với những chiến lược hiệu quả trong thị trường, chỉ số P/E sẽ là cánh tay đắc lực để bạn có những quyết định đầu tư thông thái.

Xem thêm:

Vai trò của chỉ số P/B trong thị trường đầu tư

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan