Nến Marubozu được đánh giá là hình thức cung cấp một tín hiệu giao dịch thuận xu hướng hiệu quả trên các sàn. Chính vì vậy mô hình này rất được các trader theo trường phái price action hướng tới khi giao dịch. Bên cạnh đó, khi sử dụng mô hình nến Marubozu sẽ giúp trader tìm ra những điều quan trọng trong giao dịch hướng tới. Vậy nến Marubozu là gì? Làm sao để hiểu được mô hình nến Marubozu? Hãy cùng tìm hiểu về loại hình này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa nến Marubozu trong giao dịch forex là gì?

Trong hoạt động giao dịch ngoại hối bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ nến Marubozu hay mô hình Marubozu? Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng nến Marubozu là gì? Theo định nghĩa nến Marubozu hay còn được gọi là nến cường lực hoặc “nến trọc” vì loại nến này sẽ không có râu nến (bóng nến). Thân của nến được tính dựa trên mức giá giao dịch cao nhất hoặc thấp nhất trùng với giá đóng hoặc mở cửa của phiên giao dịch trong ngày.

Tìm hiểu về nến Marubozu trong giao dịch ngoại hối

Tìm hiểu về nến Marubozu trong giao dịch ngoại hối

Có thể hiểu một cách đơn giản, nến Marubozu biểu hiện sự áp đảo của một bên trong phiên giao dịch nào đó. Do vậy bạn có thể nhìn thấy mẫu hình này xuất hiện ở các giai đoạn của thị trường giao dịch. Đồng thời nến Marubozu cũng là báo hiệu cho sự tiếp diễn xu hướng hay chuyển giao một xu hướng mới nếu như nó xuất hiện ở cuối giai đoạn sideway.

Đặc điểm nổi bật của nến Marubozu là gì?

Các trader thường sẽ nhận được nhiều cơ hội giao dịch thuận xu hướng và cả giao dịch đảo chiều từ nến Marubozu. Một điều cần lưu ý là không phải dễ dàng để thành công, vì vậy trader cần phải có cho mình những kinh nghiệm để nhận diện chắc chắn mô hình nến Marubozu trên biểu đồ giá.

Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Marubozu

Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Marubozu

  • Thân nến Marubozu thường dài để biểu thị sự biến động giá trong một khoảng dao động rất lớn của phiên giao dịch trong ngày. Khi so sánh với các cây nến khác, thông thường nến Marubozu sẽ có sự dài hơn so với các cây nến trước đó trong khoảng ít nhất 5 cây.
  • Nến Marubozu sẽ không có râu nến hoặc trường hợp có râu nến thì râu nến sẽ rất ngắn.
  • Nến Marubozu vẫn sẽ có 2 màu như các cây nến khác. Đối với nến Marubozu màu xanh biểu hiện bên mua đang giữ quyền kiểm soát thị trường giá. Đồng nghĩa với việc, giá cao nhất trong giao dịch sẽ trùng với giá đóng cửa và giá thấp nhất sẽ trùng với giá mở cửa. Đối với nến Marubozu màu đỏ thì ngược lại, nó biểu hiện sự áp đảo của bên bán trên thị trường trường. Lúc này bạn có thể hiểu rằng giá mở cửa trùng với giá cao nhất và ngược lại.

Ý nghĩa mô hình nến Marubozu mang lại là gì?

Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, nến Marubozu sẽ mang đến cho các trader cơ hội giao dịch rất tốt nếu biết quan sát tính toán. Sau đây bạn sẽ được giới thiệu ý nghĩa các mẫu hình nến Marubozu thường gặp mà không thể bỏ qua.

Mẫu hình nến Marubozu cung cấp tín hiệu vào lệnh

Khi bạn nhìn thấy sự xuất hiện của nến Marubozu trong giai đoạn có xu hướng chuyển động mạnh tức là nó đang cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Đặc biệt nếu bạn quan sát được có sự xuất hiện của cùng lúc 3 cây nến Marubozu cùng màu liên tiếp sẽ là tín hiệu dao động rất mạnh. Ngay lúc này bạn có thể tận dụng nó để tìm ra cho mình điểm vào lệnh thuận theo xu hướng.

Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện của nến Marubozu tại các vùng sideway sẽ báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới. Do vậy bạn nên chọn cho mình phương án an toàn bằng cách kết hợp các phương án phân tích. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tín hiệu đảo chiều và có thể tìm ra được các điểm giao dịch đảo chiều để đón đầu xu hướng mới.

Nến Marubozu giúp trader nhận ra tín hiệu lệnh trong giao dịch

Nến Marubozu giúp trader nhận ra tín hiệu lệnh trong giao dịch

Mẫu hình nến xác nhận vùng hỗ trợ, kháng cự

Trong một vùng hỗ trợ, kháng cự có sự đi qua của nến Marubozu sẽ được đánh giá rất mạnh mẽ vì thể hiện được sự áp đảo của một bên.

  • Trường hợp giá đi xuống chạm mốc vùng hỗ trợ và cùng lúc xuất hiện nến Marubozu có màu xanh thể hiện như cầu bên mua đang tăng mạnh. Lúc này giá cũng sẽ không thể giảm ở một mức sâu hơn nữa.
  • Trường hợp nến Marubozu giảm xuất hiện lúc giá đang tăng tại vùng kháng cực biểu hiện bên bán đang trên đà tăng cao và lúc này giá sẽ giảm.

Các biến thể thường gặp của nến Marubozu trong giao dịch

Có rất nhiều biến thể Marubozu khác nhau và chúng được chia làm 2 nhóm chính trong quá trình giao dịch là nến nến Marubozu tăng và nến Marubozu giảm. Trong đó mỗi nhóm sẽ có các biến thể được chia nhỏ khác nhau.

Mẫu hình nến Marubozu tăng giá

Trong mô hình nến Marubozu tăng hay còn được gọi bằng tên tiếng anh là Bullish Marubozu sẽ biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Lúc này bên mua sẽ là người áp đảo hoàn toàn quyền kiểm soát trên thị trường giao dịch. Các trader sẽ thường gặp 3 loại biến thể của nến Marubozu như hình minh họa dưới đây:

3 loại biến thể của mô hình nến Marubozu tăng

3 loại biến thể của mô hình nến Marubozu tăng

Marubozu tăng không có râu nến

Nến Marubozu không có râu nến là mẫu hình cơ bản nhất mà các trader sẽ thường gặp với phần tân dài. Khi bạn gặp mẫu hình râu nến này là lúc bên mua đang nắm giữ phần kiểm soát hoàn toàn thị trường giao dịch và bên bán sẽ rất khó để đẩy giá xuống.

Marubozu tăng có râu nến ở phần dưới

Nến Marubozu tăng có râu dưới vẫn có phần thân nến dài và râu dưới ngắn biểu thị bên bán đã ra sức đẩy giá đi xuống ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên với tính chất chung của nến Marubozu tăng thì lúc sau bên mua đã kiểm soát được quyền lợi của mình và đẩy giá lên lại. Mẫu hình nến Marubozu không có râu trên vì lúc này giá đóng cửa sẽ trùng với giá cao nhất.

Marubozu tăng có râu nến ở phần trên

Cũng giống như các loại râu nến Marubozu, nến Marubozu có râu nến ở phần trên cũng có hình dáng tương tự và có thêm một râu nến ngắn ở trên không có râu dưới. Sự khác nhau này thể hiện bên mua kiểm soát hoàn toàn thị trường nhưng về sau đã bị lật ngược ván cờ. Bên bán tham gia vào và đẩy giá đi xuống một cách mạnh mẽ để giá đóng cửa sẽ đi xuống ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, mẫu nến Marubozu này vẫn được xếp vào biến thể của nến Marubozu tăng vì lực mua được thể hiện rất mạnh.

Mẫu hình nến Marubozu giảm

Nến Marubozu giảm hay còn được gọi là Bearish Marubozu được định nghĩa là có mức giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Tương tự với mẫu hình nến Marubozu tăng, mô hình nến này cũng có các loại biến thể của nó.

Biến thể của mô hình nến Marubozu giảm

Biến thể của mô hình nến Marubozu giảm

Marubozu giảm không có râu nến

Khác với mô hình nến Marubozu tăng màu xanh, mô hình nến Marubozu này có màu đỏ nhưng cũng với thân dài và thường gặp nhất là không có râu nến. Biến thể này thể hiện bên bán đã nắm được phần kiểm soát trên thị trường giao dịch. Đồng thời lúc này bên mua sẽ yếu thế hơn rất nhiều, họ sẽ không có được cơ hội để đẩy giá lên cao.

Marubozu giảm có râu ở phần trên

Với độ dài tương tự các mẫu nến Marubozu, biến thể này không có râu dưới và râu ở phần trên rất ngắn. Khi biến thể nến này xuất hiện là lúc bên mua đã cố gắng đẩy mức giá lên cao nhưng do sức mua không đủ mạnh dẫn đến không thành công. Một phần là lúc này bên bán đã ngăn chặn và kiểm soát lợi thế về phía mình đẩy giá xuống trở lại để giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất.

Marubozuubozu giảm có râu ở phần dưới

Thay vì râu nến ở trên, phần râu nến ngắn ở dưới biểu thị bên bán nắm giữ lợi thế ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên về sau, lợi thế nghiêng trở lại về bên mua khiến giá đó cửa trên mức thấp nhất trong ngày giao dịch.

Hướng dẫn cách thức giao dịch mô hình nến Marubozu

Sự xuất hiện của nến Marubozu luôn mang một ý nghĩa của riêng nó ở từng vị trí như đã được đề cập ở phần trên. Vì vậy tùy theo vị trí nến Marubozu xuất hiện mà các trader sẽ có cho mình những chiếc lược giao dịch khác nhau. Trong bài viết này bạn sẽ được giới thiệu 3 chiến lược giao dịch khi gặp nến Marubozu thường gặp nhất.

Chiến lược giao dịch thuận xu hướng với nến Marubozu

Khi nến Marubozu xuất hiện ở xu hướng chuyển động mạnh đồng thời báo hiệu sự tiếp diễn cho một xu hướng mới các trader có thế áp dụng chiến lược sau:

Bước 1: Xác định xu hướng giao dịch đang diễn ra

Trader có thể thông qua các công cụ phân tích xu hướng như: đường MA, kênh giá, trendline,… hoặc các công cụ phân tích khác. Các công cụ này sẽ giúp bạn xác định chính xác xu hướng đang diễn ra là uptrend hay downtrend.

Bước 2: Xác định vị trí xuất hiện của mô hình nến Marubozu

Trường hợp nến Marubozu xuất hiện ở giai đoạn thị trường giao dịch đang có sự chuyển động mạnh thì các trader nên tìm kiếm lệch giao dịch thuận xu hướng. Tuy nhiên khi sử dụng cách này khả năng chắc chắn là không tuyệt đối vì vậy lời khuyên cho các trader là kết hợp các công cụ phân tích. Khi kết hợp các công cụ này lại với nhau sẽ giúp bạn xác nhận chính xác tín hiệu là đang tăng hay giảm.

Bước 3: Tiến hành vào lệnh thuận xu hướng

  • Vào lệnh: ngay sau khi nến Marubozu xuất hiện ở tại mức giá mở cửa của cây nến tiếp theo. Trader sẽ vào lệnh Buy nếu xu hướng của giao dịch là tăng và Sell nếu xu hướng giao dịch là giảm.
  • Stop loss: đối với lệnh Buy sẽ nằm ở bên dưới đáy gần nhất một vài pip và ngược lại đối với lệnh Sell là một vài pip ở đỉnh gần nhất.
  • Điểm chốt lời dao động trong khoảng từ 61,8% đến 168% hoặc có thể đảm bảo bằng tỷ lệ R:R > 1:2.

Ví dụ: Dựa trên hình bên dưới có thể thế XAU/USD ở thời gian 1m đang có xu hướng tăng là chính. Lúc này nến Marubozu xuất hiện ngay tại giữa xu hướng cho thấy giá đang được tăng rất mạnh. Các trader có thể ngay lập tức vào lệnh Buy thuận xu hướng để kiếm lời cho mình.

Chiến lược giao dịch thuận xu hướng với mô hình nến Marubozu

Chiến lược giao dịch thuận xu hướng với mô hình nến Marubozu

  • Điểm vào lệnh ở thời điểm này là tại mức giá mở cửa của cây nến Marubozu thứ 2 với 1742.840 điểm.
  • Cắt lỗ: được cách đáy ở khoảng gần nhất từ 1 đến 2 pip với tại điểm 1739.
  • Chốt lời sẽ được thực hiện tại mức giá 1745.000 trùng với mức Fibonacci 0.618

Giao dịch khi mô hình nến Marubozu với sự phá vỡ của vùng sideway

Đây là chiến lược được dùng khi có sự xuất hiện của nến Marubozu tại các vùng sideway. Tuy nhiên trader cần lưu ý khi thực hiện chiến lược này là chỉ giao dịch khi xu hướng chính có dấu hiệu yếu đi. Chẳng hạn như: liên tiếp thất bại trong việc tạo đỉnh hoặc đáy cao hơn đỉnh hoặc đáy cũ đối với các xu hướng, hay các đỉnh hoặc đáy mới thấp hơn trong downtrend hoặc hình thành các đoạn ngang đi qua sideway.

Bước 1: Thông qua hỗ trợ hoặc kháng cự xác định được vùng sideway

Bước 2: Xác định được vị trí của mô hình nến Marubozu tại vùng sideway

Các trader nên tận dụng thời điểm breakout khỏi vùng kháng cự, lúc này giá sẽ được hỗ trợ tăng hoặc giảm mạnh dễ phá vỡ xu hướng.

Bước 3: Phân tích dựa trên kết hợp các công cụ phân tích

Để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, các trader có thể linh hoạt kết hợp các công cụ phân tích phổ biến hiện nay như: MA, mô hình nến đảo chiều, hay MACD,… Các công cụ này sẽ giúp trader xác nhận chắc chắn sự đảo chiều xu hướng.

Bước 4: Tiến hành thực hiện các lệnh Buy hoặc Sell theo hướng đảo chiều

  • Điểm vào lệnh: được xác định dựa trên giá mở cửa của cây nến tiếp theo sau nến Marubozu
  • Điểm cắt lỗ: với lệnh Buy tại bên dưới vùng kháng cự vừa bị phá vỡ hoặc bên trên vùng hỗ trợ đối với lệnh Sell.
  • Điểm chốt lời: dao động ở khoảng 100% hoặc 168% hoặc đảm bảo tỷ lệ thích hợp R:R > 1:3

Ví dụ: Trên khung 1m của GBP/USD đang đi ngang vùng giá từ 1.20300 – 1.20734 xuất hiện nến Marubozu phá vỡ vùng kháng cự. Cùng lúc này đường MACD đi ngang và cắt đường tín hiệu hướng lên trên. Điều này biểu hiện xu hướng tăng và trader có thể đón đầu xu hướng này bằng cách vào lệnh Buy.

Chiến lược giao dịch đảo chiều với nến Marubozu

Chiến lược giao dịch đảo chiều với nến Marubozu

  • Điểm vào lệnh: được xác định lại mức giá mở cửa của cây nên tiếp theo sau nến MACD với 1.21086 điểm
  • Cắt lỗ: được tính từ bên dưới vùng kháng cự vừa phá vỡ một vài pip.
  • Chốt lời: được chốt tại mức giá 121357 trùng với Fibonacci 0.786.

Chiến lược giao dịch khi Marubozu xuất hiện tại các mức hỗ trợ và kháng cự

Khi nến Marubozu xuất hiện tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự biểu thị giá tại vùng này nằm ở mức mạnh. Các trader có thể giao dịch với Pullback để tận dụng lợi thế đang có này.

Bước 1: Xác định vị trí mức hỗ trợ và kháng cự được biểu thị trên biểu đồ giá bằng các công cụ vẽ.

Bước 2: Nhận định vị trí xuất hiện của nến Marubozu,

Khi nến Marubozu xuất hiện chứng tỏ ngay tại vùng này có sự tranh chấp một cách mạnh mẽ và trader có thể lợi dụng tình thế này để vào lệnh ngược chiều.

Bước 3: Thực hiện giao dịch tại mức ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

  • Vào lệnh: để vào lệnh Sell trader sẽ xác định dựa trên giá mở cửa của cây nên tiếp sau nến Marubozu tại vùng kháng cự. Ngược lại đối với vào lệnh Buy sẽ là cây nến tiếp sau Marubozu chạm mức hỗ trợ và đang tăng.
  • Cắt lỗ: với lệnh Sell sẽ nằm ở bên trên vùng kháng cự và ngược lại đối với lệnh Buy tại một vài pip.
  • Chốt lời tương tự với chiến lược khi mô hình nến Marubozu phá vỡ sideway trong khoảng từ 100% đến 168%. Hoặc đối với chiến lược này có thể chốt lời ngay từ vùng khách cự lệnh Buy và vùng hỗ trợ lệnh Sell.

Ví dụ: Trong khung thời gian 30m GBP/USD

Chiến lược giao dịch khi mô hình nến Marubozu xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Chiến lược giao dịch khi mô hình nến Marubozu xuất hiện ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Quan sát biểu đồ đang ở mức giá nằm trong vùng 1.19684 – 1.20806 và tại vùng kháng cự có sự xuất hiện của nến Marubozu. Điều này khẳng định ngay tại vùng này còn nhiều sự biến động mạnh trong giá cả. Nếu tinh ý bạn sẽ phát hiện phía sau nến Marubozu là nến Doji biểu thị sự đảo chiều sắp được diễn ra trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, giá đang có sự chuyển động chạm vào dải phía trên của Bollinger Band, đồng thời lúc này MACD cũng cắt đường tín hiệu từ trên xuống dưới. Vì vậy, trader hãy tận dụng khoảng thời gian tốt này để giao dịch ngắn hạn bằng những cú Pullback sau đây:

  • Điểm vào lệnh được xác định nhanh tại mức giá mở của nến Doji chuồn chuồn là 120782 điểm
  • Cắt lỗ: xảy ra ở mức giá 1.21000 trên kháng cự một vài pip
  • Chốt lời được tính trùng với đường hỗ trợ tại mức giá là 1.19684.

Nến Marubozu thực sự là một tín hiệu quan trọng giúp các trader nắm bắt được xu hướng giao dịch ở mọi thời điểm. Do đó, hãy tận dụng các kiến thức mà bạn có được qua bài viết này về nến Marubozu cũng như các chiến lược giao dịch để mang ưu thế về cho mình.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan