NAV là gì? Trong thế giới đầu tư, có rất nhiều chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư cần biết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Một trong những khái niệm chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư cần biết đó là chỉ số NAV là gì? Chỉ số này phản ánh giá trị thực của một cổ phiếu hoặc một quỹ đầu tư tại một thời điểm nhất định. Để hiểu thêm về chỉ số NAV trong chứng khoán là gì, hãy cùng tìm hiểu cùng sanforex.me nhé!

Chỉ số NAV là gì?

Khái niệm chỉ số NAV là gì? Chỉ số NAV (Net Asset Value) được hiểu là Giá trị tài sản ròng, được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư và quản lý tài sản. Chỉ số NAV được biết đến là thước đo quan trọng trong việc đo lường giá trị của các quỹ đầu tư của bản thân. Ngoài ra còn có quỹ hưu trí và các quỹ đầu tư khác mà các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số NAV để theo dõi tổng quan.

Khái niệm thuật ngữ chỉ số NAV là gì?

Khái niệm thuật ngữ chỉ số NAV là gì?

Giá trị NAV biểu thị giá trị tài sản hiện tại của một quỹ sau khi loại bỏ các chi phí tài chính phát sinh. Việc tính toán NAV cần được thực hiện mỗi ngày và hiển thị công khai để các nhà đầu tư tài chính có thông tin quan trọng về quỹ.

Chỉ số NAV đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất đầu tư của một quỹ và có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định giao dịch của các Trader. Nhờ vào giá trị chỉ số NAV mà các nhà đầu tư có thể theo dõi giá trị của khoản đầu tư theo thời gian và đưa ra quyết định thông tin về việc giữ hay bán chúng.

Phân biệt Net Asset Value (NAV) và giá cổ phiếu

Chỉ số NAV và Giá cổ phiếu đều là những chỉ số quan trọng để đánh giá giá trị của một công ty. Tuy nhiên, hai chỉ số này có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

Chỉ số NAV Giá cổ phiếu
Định nghĩa Chỉ số NAV là kết quả của việc chia giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư cho số lượng cổ phần đang lưu hành. Chỉ số NAV được tính toán mỗi ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động của quỹ. Giá cổ phiếu là giá trị mà một cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tài chính. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả nội tại lẫn ngoại tại. Gồm có: hiệu quả kinh doanh, triển vọng phát triển, tình hình thị trường,….
Tính toán Giá trị của phép chia tổng giá trị tài sản ròng cho số cổ phần đang được phát hành Giá cổ phiếu ảnh hưởng bởi các biến số như hiệu quả kinh doanh công ty, biến động thị trường chứng khoán và cảm xúc của nhà đầu tư.
Ảnh hưởng quyết định đầu tư NAV được áp dụng để đo lường hiệu suất quỹ đầu tư. Chỉ số NAV thể hiện tín hiệu tích cực khi tăng lên, biểu thị sự thu hút nhà đầu tư mới. Trường hợp chỉ số NAV giảm sẽ gây ra hiệu ứng thiếu lòng tin từ phía nhà đầu tư. Điều này tác động đến nhu cầu rút tiền của các nhà đầu tư khỏi quỹ ngày càng gia tăng. Phản ánh giá trị doanh nghiệp. Giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua bán cổ phiếu.

Công thức xác định chỉ số NAV

Giá trị Tài sản Ròng (Net Asset Value) là kết quả của phép chia tổng giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư với tổng số lượng cổ phiếu đang được phát hành trên thị trường. Cách tính chỉ số NAV như sau:

Chỉ số NAV = (Giá trị tài sản ròng của quỹ) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành)

  • Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng cách khấu trừ số tiền nợ và các chi phí nợ phải trả.
  • Số lượng cổ phiếu đang được phát hành là số lượng cổ phiếu đang được quỹ sử dụng cho mục đích đầu tư.
Công thức tiêu chuẩn xác định chỉ số NAV

Công thức tiêu chuẩn xác định chỉ số NAV

Quá trình tính chỉ số NAV có thể được thực hiện linh hoạt, theo ngày hoặc theo tuần. Sự tính toán này sẽ tùy thuộc vào cách thức quản lý của các quỹ đầu tư.

Ví dụ: Một quỹ đầu tư hiển thị giá trị tổng tài sản là 10 triệu USD. Tổng số cổ phần đang được lưu hành trên thị trường là 1 triệu cổ phần. Trong trường hợp này, chỉ số NAV của quỹ sẽ được tính bằng cách chia tổng giá trị tài sản cho tổng số cổ phần đang lưu hành, theo công thức:

Chỉ số NAV = Tổng giá trị tài sản / Tổng số cổ phần đang lưu hành

Điều này có nghĩa là nếu một nhà đầu tư muốn sở hữu 100 cổ phần của quỹ này, họ sẽ thanh toán 1.000 USD (100 x 10 USD).

Chỉ số NAV đóng vai trò gì trong thị trường chứng khoán?

Chỉ số NAV biểu thị nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Dưới đây là những lợi ích tích cực mà chỉ số NAV mang lại:

Phân tích giá trị tài sản ròng

Chỉ số NAV là phản ánh chính xác giá trị tài sản ròng của một quỹ đầu tư, bao gồm giá trị các khoản đầu tư của quỹ sau khi trừ đi các khoản nợ. Điều này giúp nhà đầu tư xác định được sức khỏe tài chính hiện tại của quỹ một cách chính xác.

Đánh giá hiệu suất đầu tư

Chỉ số NAV là công cụ để đo lường hiệu suất đầu tư của quỹ. Sự thay đổi của chỉ số NAV phản ánh biến động trong giá trị tài sản của quỹ. Nghĩa là khi chỉ số NAV tăng, giá trị tài sản của quỹ cũng tăng và ngược lại. Nhờ vào đặc điểm nổi bật này mà nhà đầu tư dễ dàng so sánh hiệu suất đầu tư của quỹ so với các quỹ khác trên thị trường. Từ đó nhận xét được khách quan hiệu quả đầu tư của bản thân.

Hỗ trợ trong quá trình ra quyết định đầu tư

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số NAV để xác định chiến lược đầu tư đúng đắn. Việc theo dõi sự tăng giảm chỉ số NAV giúp các Trader đánh giá hiệu suất của quỹ, giúp các nhà giao dịch biết được quỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng, ổn định hay có rủi ro ở thời điểm hiện tại?

Cho thấy bức tranh xu hướng thị trường

Chỉ số NAV cũng có thể miêu tả bức tranh xu hướng toàn diện của thị trường giao dịch. Nếu chỉ số NAV liên tục giảm và kéo dài trong một khoảng thời gian, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang đi xuống hoặc mức độ rủi ro đang gia tăng.

Tác nhân khiến chỉ số NAV thay đổi

Chỉ số NAV thay đổi vì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value): Tổng giá trị tài sản mà quỹ sở hữu, được tính bằng cách loại bỏ các khoản nợ phải trả. Thay đổi trong giá trị tài sản ròng trực tiếp ảnh hưởng đến chỉ số NAV của quỹ.
  • Số lượng cổ phiếu đã được phát hành và đang lưu hành trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá trị mỗi cổ phiếu. Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng đến chỉ số NAV của quỹ.
  • Giá cổ phiếu của quỹ, được xác định vào thời điểm giao dịch trên thị trường, cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số NAV.
  • Kết quả đầu tư: Lợi nhuận hoặc thua lỗ từ các khoản đầu tư sẽ thay đổi giá trị tài sản ròng, khiến chỉ số NAV biến đổi.
  • Chi phí hoạt động: Các chi phí liên quan đến quản lý, vận hành và quảng cáo của quỹ cũng gây ra tác động thay đổi chỉ số NAV bằng cách giảm giá trị tài sản ròng.

Ở trên chỉ là một số yếu tố có thể tác động và thay đổi chỉ số NAV. Tùy thuộc vào loại quỹ và điều kiện thị trường cụ thể, các yếu tố khác có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chỉ số NAV của một quỹ đầu tư.

Ví dụ: Khi giá cổ phiếu tăng sẽ kéo theo sự tăng của giá trị tài sản ròng của quỹ, thay đổi giá trị chỉ số NAV theo hướng tích cực. Ngược lại, trong trường hợp giảm giá cổ phiếu, giá trị NAV của quỹ cũng sẽ điều chỉnh thấp xuống. Điều này đặt ra một thách thức quan trọng, nổi bật là việc đánh giá và quản lý danh mục đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán. Việc quản lý danh mục đầu tư hiệu quả là điều đặc biệt cần thiết để đảm bảo giá trị NAV của quỹ được duy trì ổn định và lâu dài.

Điểm mạnh và điểm yếu của Net Asset Value

Ưu điểm

Đơn giản và dễ hiểu: Chỉ số NAV là một chỉ số quan trọng trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào quỹ đầu tư. Chỉ số này có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư của quỹ, theo dõi giá trị tài sản của nhà đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Công thức tính chỉ số NAV đơn giản, phù hợp ngay cả những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm.

Phân tích hiệu suất đầu tư: Chỉ số NAV phản ánh giá trị thực tế của tài sản trong quỹ đầu tư. Vì vậy, chỉ số này có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư của quỹ đầu tư. Khi chỉ số NAV tăng, nghĩa là quỹ đầu tư đang đi theo chiều hướng tích cực. Và chỉ số NAV giảm cho thấy quỹ đầu tư đang đi theo xu hướng giảm.

Cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư: Chỉ số NAV mang đến cho các nhà đầu tư nhiều thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Nếu NAV tăng, nhà đầu tư có thể mở rộng khoản tiền đầu tư hiện tại của mình đối với quỹ. Ngược lại, ki NAV giảm, nhà đầu tư có thể cân nhắc rút tiền khỏi quỹ đầu tư.

Mức độ tin cậy lớn: Kết quả chỉ số NAV được xác thực bằng dữ liệu thực tế của tài sản trong quỹ đầu tư. Do đó, độ tin cậy của quỹ được đánh giá đặc biệt cao.

Nhược điểm

Nhược điểm của chỉ số NAV tương đối rõ ràng, bao gồm:

  • Hạn chế khả năng đo lường rủi ro: Chỉ số NAV không cung cấp một bức tranh toàn diện về mức độ rủi ro của một quỹ đầu tư. Quỹ có chỉ số NAV cao không đồng nghĩa với việc nó là quỹ đầu tư an toàn.
  • Giới hạn trong khả năng so sánh: Chỉ số NAV không thích hợp để so sánh giữa các quỹ đầu tư trên thị trường. Bởi mỗi quỹ đều có tài sản đầu tư đặc trưng không giống nhau. Chính điều này đã giới hạn khả năng so sánh hiệu quả của các quỹ đầu tư thông qua chỉ số NAV.
  • Không hiển thị chính xác lợi nhuận thực tế: Chỉ số NAV không cung cấp thông tin lợi nhuận thực tế của quỹ. Không thể khẳng định quỹ đầu tư có chỉ số NAV cao đang sở hữu khả năng sinh lời cao, vì nó không tính toán chi phí giao dịch và quản lý.
  • Chịu tác động từ hành động thu hồi vốn: Chỉ số NAV có thể thay đổi khi thực hiện thu hồi vốn trong quỹ, nhất là khi các nhà đầu tư quyết định không đầu tư mà rút tiền về.

Ý nghĩa tăng giảm của chỉ số NAV trong thị trường chứng khoán

Chỉ số NAV đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại bức tranh toàn cảnh về giá trị của quỹ đầu tư. Chính vì đặc điểm nà mà NAV trở thành công cụ hữu dụng nhất trong lĩnh vực đầu tư.

Chỉ số NAV tăng chính là dấu hiệu cho thấy giá trị tài sản trong quỹ đầu tư cũng gia tăng. Sự tăng này không chỉ nâng cao khả năng sinh lời của quỹ, đồng thời còn thu hút các nhà đầu tư tham gia. Trường hợp chỉ số NAV giảm, giá trị tài sản của quỹ cùng với khả năng tạo ra lợi nhuận của quỹ cũng yếu đi.

Ngoài ra, chỉ số NAV là một thước đo quan trọng về hiệu suất của quỹ đầu tư. Sự tăng của NAV so với chỉ số thị trường cho thấy quỹ đầu tư đang có hiệu suất tốt hơn so với thị trường. Ngược lại, sự giảm của NAV so với thị trường cho thấy quỹ đầu tư đang có kém hiệu quả hơn so với thị trường.

Khả năng đánh giá khách quan các quỹ đầu tư khác cũng là ưu điểm của chỉ số NAV. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm hiểu về giá trị cốt lõi của các quỹ khác nhau và tìm ra quỹ đầu tư phù hợp nhất để đáp ứng mục tiêu đầu tư của bản thân. Nhờ vậy mà Traders có thể tối ưu hóa quá trình lựa chọn quỹ và đảm bảo rằng mình có được chiến lược đầu tư tốt nhất.

Những điều nên ghi nhớ khi sử dụng NAV để đưa ra quyết định đầu tư

Trong quá trình sử dụng chỉ số NAV, nhà đầu tư nên chú ý đến một vài yếu tố sau:

Chỉ số NAV không nên được coi là thước đo độc nhất để đánh giá hiệu suất đầu tư. Để có cái nhìn toàn diện, nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau như: rủi ro, tiềm năng đầu tư, chi phí,… Sự kết hợp thông tin từ nhiều nguồn mang lại một đánh giá toàn diện về quỹ đầu tư.

Những điều cần biết để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả khi sử dụng NAV

Những điều cần biết để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả khi sử dụng NAV

Chỉ số NAV có thể biến động theo thời gian. Vì vậy mà việc xem xét thông số của NAV trong quá khứ là điều đặc biệt quan trọng. Thông qua thông số hiện tại và quá khứ, nhà đầu tư dễ dàng đánh giá năng lực của quản lý quỹ trong từng thời điểm nhất định. Đồng thời, việc nắm bắt xu hướng và biến động trước đây của chỉ số NAV cũng là nguồn tin quý báu để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư trong tương lai.

Sự tương quan mật thiết giữa Giá trị tài sản ròng (NAV) và quỹ tương hỗ?

Mối liên hệ giữa quỹ tương hỗ và chỉ số Net Asset Value là gì? Tìm hiểu điều này qua nội dung chia sẻ sau:

Quỹ tương hỗ - Mutual Fund

Quỹ tương hỗ – Mutual Fund

Vốn hóa thị trường

Lượng vốn hóa thị trường chính là nguồn gốc của sự tích lũy trong thế giới đầu tư. Những yếu tố như: biên lai thu tiền mặt, tiền của một quỹ hay nguồn thu nhập cụ thể,… đều được lưu trữ vào thời gian cuối ngày. Các khoản phải trả như lãi suất, cổ tức, và những biến động của giá trị tài sản đều là thuộc quỹ tương hỗ, tạo nên một hệ thống phức tạp đáng chú ý trong thế giới đầu tư.

Nợ phải trả

Nợ phải trả của quỹ tương hỗ bao gồm các khoản chưa được chi trả, chi phí tiện ích, phúc lợi, phí nhân công & hoạt động, phí phát sinh,… Các khoản nợ này được tính vào NAV của quỹ tương hỗ để phản ánh chính xác giá trị thực của quỹ.

Ngoài ra, quỹ tương hỗ còn có thể có các khoản nợ từ nước ngoài, chẳng hạn như cổ phiếu không cư trú, những khoản thanh toán còn tồn đọng của doanh nghiệp bên nước ngoài,…

Thông qua việc hiểu rõ chỉ số NAV là gì trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể nắm được sự biến động của thị trường đầu tư. Nếu biết cách sử dụng thông tin từ chỉ số này, nhà đầu tư sẽ đánh giá hiệu suất của quỹ hiệu quả nhất. Đồng thời còn có thể đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt, mang lại lợi nhuận tiềm năng lớn.

Xem thêm:

Công thức tính chỉ số WACC chuẩn xác và hiệu quả

Công thức tính chỉ số EBITDA đơn giản, chuẩn xác

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan