Mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất là gì? Lãi suất và lạm phát từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng đến biến động của giá vàng. Nếu bạn là một nhà đầu tư, cần phải nắm được mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất để có phương pháp đầu tư vàng đúng đắn. Trong bài viết hôm nay, cùng chúng tôi tìm hiểu về mối liên quan này và nguyên nhân vì sao điều này lại tác động đến giá vàng.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất

Tìm hiểu mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất

Giả thiết về mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất, lạm phát

Sự biến động thất thường của giá vàng trong thời gian gần đây chắc hẳn khiến các nhà đầu tư hoang mang và muốn biết để hiểu tường tận về thị trường vàng, đặc biệt là các nhân tố tố tác động đến giá vàng.

Vàng, với tư cách là một loại hàng hóa đặc biệt được coi là thước đo giá trị của các loại tiền tệ trên thế giới, luôn có xu hướng lên xuống và chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Ngoài các yếu tố quan trọng như nguồn cung vàng, tác động của đồng đô la Mỹ hay mối quan hệ với dầu mỏ, biến động của giá vàng còn liên quan mật thiết đến lãi suất và tỷ lệ lạm phát.

Về lý thuyết, nhiều nhà theo dõi thị trường tin rằng có một mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và giá vàng. Và trong bài biết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này, liệu lãi suất và giá vàng có sự liên hệ ra sao?

Với tín hiệu Ngân hàng nhà nước cắt giảm lãi suất, nguồn cung tiền của nền kinh tế tăng sẽ kéo theo tình trạng lạm phát tăng, từ đó làm tăng nhu cầu mua vàng phòng hộ lạm phát, hệ quả là khiến cho giá vàng tăng.

Ngược lại, với việc lãi suất cao hơn làm giảm lạm phát và dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng đối với các khoản đầu tư mang lại lợi suất cao hơn so với đầu tư vàng, khiến giá vàng giảm. Nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường họ lập luận và tin rằng lãi suất tăng khiến trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định khác trở nên hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư hơn. Chính vì thế, tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư có lợi suất cao hơn (điển hình như trái phiếu hoặc quỹ tiền tệ như ETF,…), khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và do đó mà khiến giá vàng suy yếu.

Tuy có quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất là mối quan hệ nghịch đảo luôn luôn tồn tại, nhưng qua phân tích thị trường về lịch sử kinh tế thế giới, những lập luận trên không hoàn toàn chính xác và hoàn chỉnh. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy lịch sử biến động của giá vàng và lãi suất.

Cụ thể là trong giai đoạn những năm 1970, giá vàng đã được đẩy lên một trong những mức cao nhất mọi thời đại trong thế kỷ 20, và lãi suất cao và tăng nhanh cho thấy vàng từng có mối tương quan tích cực mạnh mẽ với lãi suất.

Trong thời điểm thị trường giá lên của vàng trong cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2000, lãi suất thường giảm mạnh nếu như giá vàng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít bằng chứng thể hiện về mối quan hệ trực tiếp và nhất quán giữa lãi suất tăng và giá vàng giảm, hoặc ngược lại lãi suất giảm và giá vàng tăng, vì khi giá vàng đạt đỉnh là trước thời điểm cắt giảm lãi suất khắc nghiệt nhất trong lịch sử.

Giá vàng điều chỉnh giảm khi lãi suất duy trì gần bằng mức 0. Dựa theo lý thuyết thị trường truyền thống cho rằng vàng có mối tương quan nghịch đảo với lãi suất, giá vàng lẽ ra phải tiếp tục tăng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra, và ngay cả khi lãi suất quỹ liên bang của Mỹ (Federal Fund) tăng từ 1% lên 5% trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2006, giá vàng vẫn tiếp tục tăng, nó đã đạt mức với con số ấn tượng là 49%.

Do đó, để tìm ra sự chính xác về mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất, chúng ta cần hiểu thêm các biến số liên quan, trong đó bao gồm cả tỷ lệ lạm phát. Lưu ý đây là một phần nội dung rất quan trọng dành cho những nhà đầu tư muốn đầu tư vào vàng. Bạn cần nghiên cứu chi tiết nhất về chủ đề ngày hôm nay để có thể đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.

Để làm rõ mối quan hệ giữa lãi suất và giá vàng, chúng ta cần khám phá thêm nhiều biến số

Để làm rõ mối quan hệ giữa lãi suất và giá vàng, chúng ta cần khám phá thêm nhiều biến số

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến giá vàng?

Xét về mặt khái niệm, lạm phát là hiện tượng nguồn cung tiền tệ trong dài hạn dẫn đến mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời điểm cụ thể. Vàng bắt nguồn từ giá trị nội tại của nó và từ lâu đã được sử dụng phổ biến như một loại tiền tệ, vì vậy nó được coi là một hàng rào chống lạm phát vô cùng hiệu quả. Thông qua số liệu thống kê, tỷ lệ lạm phát và giá vàng có mối tương quan thuận với nhau.

Một trong những tài sản tài chính hữu ích đó chính là vàng. Đây được xem là một chỉ số hàng đầu về lạm phát vì lợi nhuận của chúng có tính đến lạm phát dự kiến. Xét trên thực tế, vàng thường được xem như một loại hàng hóa, nó đóng vai trò thực hiện chức năng hàng hóa. Tuy nhiên, vàng lại không giống như các loại hàng hóa thông thường khác, vàng có những đặc điểm lịch sử khác biệt và đã được sử dụng như một phương tiện lưu trữ giá trị và là nơi trú ẩn an toàn chống lại tình trạng lạm phát.

Đặc biệt, với tư cách là một loại hàng hóa, vàng là tài sản lưu trữ giá trị vô song, nó được dùng để làm tài sản bảo tồn giá trị. Và đây cũng là lợi thế tâm lý của vàng so với các tài sản khác bởi mục đích sử dụng trong nhiều thế kỷ qua. Những biến động về giá vàng ở một mức độ nào đó có thể được dùng đến để dự đoán tỷ lệ lạm phát trong tương lai.

Về mặt lý thuyết, sự kỳ vọng lạm phát gia tăng sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền. Chính vì thế sẽ xuất hiện tâm lý tìm đến vàng như một phương tiện tích trữ giá trị. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu ưa chuộng về vàng và dẫn đến giá vàng tăng nhanh, vì vậy giá vàng cao hơn là tín hiệu cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, những người quan sát hiệu ứng lạm phát kỳ vọng tin rằng nếu lạm phát dự kiến ​có sự gia tăng, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua vàng để đầu cơ giá vàng và như một hàng rào chống lại sự mất giá của tiền pháp định (tiền Fiat).

Dù bằng cách nào, hay bất cứ hình thức nào, áp lực mua vàng sẽ khiến giá vàng tăng ngay lập tức và thậm chí là tăng một cách mạnh mẽ. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãi suất và chi phí nắm giữ vàng. Cụ thể, lạm phát dự kiến ​​sẽ không chỉ làm tăng giá vàng lên cao mà còn dẫn đến tỷ lệ lãi suất cao hơn, từ đó làm tăng chi phí việc sở hữu vàng.

Chính vì vậy, trong thời điểm lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư vàng có xu hướng cố gắng dự đoán những thay đổi trong lạm phát dự kiến, và sau đó mua vàng khi họ dự đoán rằng lạm phát dự kiến ​​sẽ tăng. Ngược lại, các nhà đầu tư vàng sẽ có xu hướng bán vàng nếu dự đoán rằng lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống.

Thế nhưng, với một số thống kê dữ liệu lịch sử cho thấy tốc độ tăng của vàng theo lạm phát không hoàn toàn nhất quán. Cụ thể, một nghiên cứu của Hội đồng vàng thế giới (WGC) thể hiện từ năm 1974 đến năm 2008, Mỹ chỉ có 8 năm lạm phát tăng cao (từ 5% trở lên). Giá vàng đã tăng trung bình 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong khoảng thời gian đó, vượt trội so với các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu và các mặt hàng hóa khác.

Trong thời kỳ lạm phát vừa phải (từ 2% đến 4,9%) hoặc lạm phát thấp (con số dưới 2%) từ năm 1974 đến năm 2008, giá vàng được ghi nhận có tăng nhưng chỉ tăng ở mức nhẹ.

Nhìn chung, nếu xét vấn đề theo tính riêng rẽ, cả lãi suất và lạm phát đều có những thời điểm không giải thích được sự biến động về giá trị của vàng. Và để phân tích chi tiết hơn bộ ba mối quan hệ giữa lạm phát, giá vàng và lãi suất, chúng ta sẽ bổ sung thêm 1 dữ liệu vào bức tranh toàn cảnh, đó chính là lãi suất thực.

Đi tìm câu trả lời đầy đủ nhất cho mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất

Đi tìm câu trả lời đầy đủ nhất cho mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất

Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất trên danh nghĩa

Trước khi đi qua làm rõ mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất, chúng ta hãy cùng nhìn nhận nhanh nhưng đầy đủ về mối tương quan giữa những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá vàng. Cụ thể là lãi suất (Gồm cả lãi suất thực và lãi suất trên danh nghĩa), lạm phát và giá vàng.

Dựa vào lý thuyết hiệu ứng Fisher (1993), lãi suất trên danh nghĩa bằng lạm phát kỳ vọng cộng với lãi suất thực.

Lãi suất danh nghĩa = Kỳ vọng lạm phát + Lãi suất thực

Mối tương quan giữa lãi suất trên danh nghĩa và lạm phát là mối tương quan thuận. Cụ thể, nếu như lạm phát gia tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăng, mục đích là để đảm bảo mức lãi suất thực. Ngược lại, nếu lạm phát giảm thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ giảm.

Giải thích theo một cách khác, lãi suất thực được xác định bằng lãi suất trên danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát và các nhà đầu tư lãi có một kỳ vọng khác nhau về tỷ lệ lạm phát. Có thể thấy, lạm phát và lãi suất có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại. Lãi suất và lạm phát vừa đóng vai trò là nguyên nhân, vừa đóng vai trò là hệ quả, bổ sung cho nhau.

Nguyên nhân lãi suất thực tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của vàng

Đầu tiên, bởi vì lãi suất thực tế đo lường sự thay đổi mỗi năm trong sức mua của các khoản đầu tư, vì thế cho nên khi biến số này tăng lên, trái phiếu duy trì sức mua, có nghĩa là các tài sản không sinh lãi, bao gồm cả vàng trong đó, sẽ trở nên đắt hơn để nắm giữ, khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Tiếp theo, khi FED (Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ) thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt, khiến cho lãi suất tăng. Khi lãi suất tăng nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực cũng sẽ tăng, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự biến động của vàng. Ví dụ, vào năm 2015, giá vàng giảm vì nguyên nhân lãi suất thực tại Hoa Kỳ tăng (các bạn có thể theo dõi biểu đồ bên dưới).

Lãi suất thực thường có dấu hiệu tăng khi triển vọng kinh tế dự đoán sẽ phát triển. Giống như cuộc bầu cử của Donald Trump vào năm 2016, những người tham gia thị trường trong nền kinh tế Hoa Kỳ đã phản ứng tích cực với cuộc bầu cử của ông (thuế thấp, bãi bỏ quy định và chi tiêu ngân sách), sau đó là sự gia tăng đột ngột của lãi suất thực trên thị trường và sự sụt giảm của giá vàng trong những tháng kế tiếp.

Lãi suất thực tế tăng sẽ ảnh hướng xấu đối với giá vàng

Lãi suất thực tế tăng sẽ ảnh hướng xấu đối với giá vàng

Nếu lãi suất thực giảm sẽ tác động tích cực với giá trị của vàng

Như chúng ta đã đề cập thì lãi suất thực tế được tính bằng cách: Lấy lãi suất trên danh nghĩa trừ đi lạm phát dự kiến. Chính vì thế mà việc lãi suất thực âm nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất trên danh nghĩa.

Sau đó, trong lúc trái phiếu không còn duy trì được sức mua, vàng sẽ tiếp tục với vai trò truyền thống của nó như một loại tiền tệ và một nguồn dự trữ ít nhất có thể theo kịp lạm phát để duy trì sức mua của tư bản. Nói tóm lại, các nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến vàng, làm cho tính hấp dẫn của vàng tăng lên, đồng nghĩa với việc giá vàng cũng tăng lên.

Điển hình, vào nửa cuối những năm 1970, khi lãi suất danh nghĩa và lạm phát cao, với lạm phát thậm chí vượt quá lợi suất trái phiếu danh nghĩa, các nhà đầu tư đã chuyển tiền sang vàng. Giá vàng trong giai đoạn này đã tăng lên mức cao nhất của thế kỷ 20 trong thời kỳ lãi suất thực âm.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của vàng đã kết thúc khi cố Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker tăng lãi suất danh nghĩa trong thời gian ngắn hạn và lãi suất thực trở lại mức dương. Thật thú vị, xu hướng giảm mạnh trên thị trường vàng vẫn tiếp tục cho đến năm 2001, khi Cục dự trữ Liên Bang cố gắng tạo lại bong bóng chứng khoán và cắt giảm lãi suất danh nghĩa về mức 0 theo giá trị thực.

Cho đến cuối giai đoạn năm 2007, Cục dự trữ Liên Bang đã hạ lãi suất danh nghĩa, dẫn đến lãi suất thực giảm mạnh và giá vàng tăng mạnh mẽ. Vì vậy, khi cả lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát thấp, giá vàng cũng tăng.

Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 2013 của Hoa Kỳ thể hiện giá vàng và lãi suất thực (lợi suất tín phiếu thời hạn 3 tháng thấp hơn lạm phát CPI)

Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 2013 của Hoa Kỳ thể hiện giá vàng và lãi suất thực (lợi suất tín phiếu thời hạn 3 tháng thấp hơn lạm phát CPI)

Do đó, những thay đổi của lãi suất thực đóng vai trò rất quan trọng giúp các nhà đầu tư dự đoán hướng đi của giá vàng. Mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất thực là mối quan hệ tỷ lệ nghịch được chứng minh rất rõ ràng trong nhiều nghiên cứu và đã được lịch sử xác nhận. Sự bùng nổ lớn nhất trên thị trường vàng đã xảy ra với lãi suất thực âm, lần đầu tiên vào những năm 1970 khi cả lãi suất danh nghĩa và lạm phát đều tăng cao. Và tiếp đó là giai đoạn những năm 2000, khi lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát giảm mạnh.

Lịch sử đã chứng minh lãi suất thực có xu hướng giảm trong thời kỳ chính sách tiền tệ mở rộng. Chẳng hạn, từ năm 2009 đến năm 2012, Cục dự trữ Liên Bang (FED) đã duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo bất chấp sự gia tăng lạm phát trong bối cảnh hệ thống tài chính yếu kém và những lo ngại về nợ của chính phủ Châu Âu. Trong giai đoạn này, lãi suất thực giảm và giá vàng tăng mạnh. Năm 2020, để đối phó với dịch Covid-19, Cục dự trữ Liên Bang đã cắt giảm lãi suất xuống mức gần bằng 0, điều này cũng khiến giá vàng thế giới tăng chóng mặt, thậm chí có lúc đạt mức cao kỷ lục nhất mọi thời đại.

Tuy nhiên, lãi suất thực tế của Hoa Kỳ đang ở mức âm “nghiêm trọng”, khiến vàng dễ bị tổn thương ở mức giá hiện tại vì mức giá thấp như vậy là không bền vững với triển vọng phát triển kinh tế.

Thông qua các phân tích về mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất bên trên, các bạn đã nắm rõ được mối quan hệ giữa lãi suất và vàng là như thế nào. Vàng là một loại tài sản đầu tư phổ biến và nó vẫn giữ được sự hấp dẫn cho đến ngày nay. Chính vì vậy mà nguồn kiến thức này rất quan trọng cho những nhà đầu tư muốn đầu tư vào vàng. Hy vọng với chủ đề của bài viết ngày hôm nay, sẽ hỗ trợ được các bạn trong quá trình đầu tư tài chính. Sanforex.co chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa giá dầu vàng và đô la mỹ

Trade Balance là gì? Tìm hiểu về cán cân thương mại với nền kinh tế

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan