Mô hình ABCD là một trong những mô hình giá quan trọng mà trader không thể bỏ qua. Thông qua tín hiệu từ mô hình giá, trader có thể xác định diễn biến xu hướng của thị trường. Từ đó, nhanh chóng đón đầu xu hướng và kịp thời vào lệnh tốt. Vậy mô hình ABCD là gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao và các bước giao dịch với mô hình ABCD như thế nào? Hãy cùng Forex Dictionary tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên bạn nhé.

Mô hình ABCD là gì?

Bên cạnh cách gọi là mô hình ABCD, mô hình này còn được biết đến với cái tên đầy đủ hơn là Harmonic ABCD. Mô hình ABCD ra đời nhờ công nghiên cứu và phát triển của Scott Carney, trong quyển sách có tựa đề “Harmonic Trading” cùng với các mô hình giá khác. Trong đó có thể kể đến như mô hình cánh bướm, hay Gartley, Bat Pattern,…

Có thể nói, mô hình ABCD là một trong những mô hình giá đơn giản nhất khi phân tích kỹ thuật. Khi nhận thấy mô hình ABCD hình thành, các trader thường sẽ kỳ vọng rằng giá có sự đảo chiều ở điểm D.

Mô hình ABCD khá đơn giản và dễ nhận diện

Mô hình ABCD khá đơn giản và dễ nhận diện

Mặc dù không khó để nhận ra mô hình Harmonic ABCD trên biểu đồ giá nhưng các trader cũng cần nắm rõ cách dùng Fibonacci để củng cố nhận định. Trong đó, một mô hình ABCD hoàn chỉnh sẽ có đoạn sóng AB và CD song song với nhau. Kèm theo đó là đoạn BC giữ vai trò như một đoạn điều chỉnh trong mô hình. Bên cạnh đó, các đoạn BC và CD cần phải thỏa mãn một số mức Fibonacci nhất định.

Đặc điểm nhận dạng mô hình ABCD

Đặc điểm dễ nhận ra nhất về mô hình Harmonic ABCD là việc nó được tạo ra từ 4 điểm A, B, C và D. Khi nối các điểm này lại với nhau, các đoạn sóng bao gồm AB, BC và CD lần lượt xuất hiện. Từ nguyên tắc biến động giá, mô hình ABCD cũng được phân loại thành mô hình ABCD tăng giá và mô hình ABCD giảm giá. Cụ thể:

  • Mô hình ABCD tăng giá khi thị trường có xu hướng tăng từ điểm D, khi đó trader có thể vào lệnh mua.
  • Mô hình ABCD giảm giá khi thị trường có xu hướng giảm từ điểm D, khi đó trader có thể vào lệnh bán.

Nhận dạng mô hình ABCD tăng giá

  • Đoạn AB sẽ có xu hướng giảm từ điểm A xuống điểm B.
  • Đoạn BC trong mô hình xuất hiện theo chiều tăng từ điểm B đến điểm C, nhưng điểm C phải thấp hơn so với điểm A.
  • Đoạn CD trong mô hình được tạo ra khi giá có xu hướng quay về đà giảm giá và có điểm D thấp hơn so với điểm B. Mặt khác, độ dài của đoạn AB và CD phải bằng nhau.
  • Sau khi điểm D xuất hiện, trader hãy kiểm tra các mức Fibonacci. Nếu hợp lệ thì giá có thể đảo chiều và bắt đầu đà tăng tại điểm D.

Nhận dạng mô hình ABCD giảm giá

  • Đoạn AB sẽ có xu hướng tăng từ điểm A lên điểm B.
  • Đoạn BC trong mô hình xuất hiện theo chiều giảm từ điểm B đến điểm C và C nằm giữa 2 điểm A, B.
  • Đoạn CD trong mô hình được tạo ra sao cho điểm D nằm ở vị trí cao hơn so với B.
  • Sau khi điểm D xuất hiện, trader hãy kiểm tra các mức Fibonacci. Nếu hợp lệ thì giá có thể đảo chiều và bắt đầu xu hướng giảm tại điểm D.
Mô hình ABCD tăng giá và giảm giá còn được gọi là Bullish và Bearish ABCD

Mô hình AB=CD tăng giá và giảm giá còn được gọi là Bullish và Bearish ABCD

Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình ABCD

Để đánh giá mô hình ABCD hoàn chỉnh hay không, trader cần xem xét các tỷ lệ Fibonacci nhất định. Trong đó, mô hình ABCD hoàn chỉnh cần thỏa mãn các ngưỡng Fibonacci nhất định. Cụ thể:

  • Đoạn BC có giá trị thoái lui dao động từ 0.382 đến 0.886 so với đoạn AB.
  • Đoạn CD có giá trị thoái lui dao động từ 1.13 đến 2.618 so với đoạn BC.

Có thể nói, việc xác định các mức Fibonacci trong quá trình giao dịch, phân tích mô hình ABCD có vai trò quan trọng. Từ đó, trader sẽ có cơ sở xác định mô hình giá vừa hình thành có đúng là mô hình ABCD hay không.

Tỷ lệ Fibonacci đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mô hình ABCD

Tỷ lệ Fibonacci đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mô hình AB=CD

Giả sử như hình minh họa phía trên, đoạn BC có mức điều chỉnh là 61,8% so với đoạn AB, trong khi đoạn BC có giá trị điều chỉnh bằng 127.2% so với đoạn BC. Ngoài ra, khi xem xét chuyển động của giá thì đoạn AB và đoạn CD có thời gian hình thành, cũng như kích thước tương đương với nhau. Thế nên, biến động giá của mô hình trên có thể thỏa mãn được các điều kiện cơ bản của mô hình Harmonic ABCD hoàn chỉnh nên trader có thể tận dụng và giao dịch.

Phân loại mô hình ABCD

Mô hình Harmonic ABCD giúp trader xác định được tín hiệu đảo chiều của giá, thế nên mô hình ABCD chủ yếu được chia ra dựa trên hoạt động của giá. Trong đó, bao gồm mô hình ABCD tăng giá và giảm giá.

  • Mô hình ABCD tăng giá: Mô hình AB=CD tăng giá lần lượt có đoạn AB giảm, sau đó lần lượt đảo chiều tăng giá thành đoạn BC và cuối cùng giảm giá tạo thành CD. Khi đó, điểm C sẽ nằm giữa đoạn A và B. Trong khi điểm D nằm ở vị trí thấp hơn so với B và AB có độ dài bằng CD. Ngoài ra, đoạn BC cũng hồi về 0,618 của đoạn AB, còn CD thì hồi về giá trị 1,27 của đoạn BC nên thỏa mãn điều kiện ABCD tăng.
Mô hình ABCD thể hiện giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng

Mô hình ABCD thể hiện giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng

  • Mô hình ABCD giảm giá: Lần lượt có đoạn AB tăng, sau đó lần lượt đảo chiều giảm giá thành đoạn BC ngược chiều với AB và cuối cùng tăng vọt trở thành đoạn CD. Khi đó, điểm C sẽ nằm giữa đoạn A và B. Trong khi điểm D nằm ở vị trí cao hơn so với điểm B. Ngoài ra, đoạn BC cũng hồi về 0,618 của đoạn AB, còn CD thì hồi về giá trị 1,27 của đoạn BC nên thỏa mãn điều kiện ABCD tăng. Mặc dù giá quay đầu tại D và bắt đầu xu hướng giảm, thì chỉ khi đoạn AB và CD bằng nhau thì mô hình mới được củng cố. Khi đó, trader mới nên thực hiện giao dịch.
Mô hình ABCD thể hiện giá sẽ có xu hướng đảo chiều giảm

Mô hình ABCD thể hiện giá sẽ có xu hướng đảo chiều giảm

Cách giao dịch với mô hình AB=CD trong thị trường Forex

Bước 1: Nhận diện mô hình ABCD tiềm năng

Mô hình AB=CD là một trong những mô hình giá dễ nhận biết trong những mô hình Harmonic. Đơn giản là vì mô hình ABCD có ít điểm hơn, có ít ngưỡng Fibonacci hơn để so sánh và đo lường.

Mô hình ABCD cũng được xem là một đoạn tăng giá với 3 đợt sóng, sóng tăng, giảm và tăng, hoặc sóng giảm với đợt sóng giảm, tăng và giảm. Đặc điểm dễ nhận diện nhất về mô hình AB=CD là hình ảnh chữ Z nghiêng về bên trái hoặc bên phải, tùy theo mô hình tăng giá hoặc giảm giá. Trong đó, điểm C luôn nằm giữa điểm A và B, còn điểm D không vượt quá điểm B, dù là cao hơn hay thấp hơn.

Bước 2: Đo lường tỷ lệ Fibonacci

  • Cũng giống với các mô hình Harmonic pattern còn lại trên thị trường, Fibonacci Retracement (FR) và Fibonacci Extension (FE) chủ yếu được dùng để xác định các tỷ lệ. Sau khi xác định được hình dạng của mô hình, trader hãy đánh dấu các điểm A, B, C, D trên biểu đồ giá.
  • Sau đó, đo giá trị thoái lui của đoạn BC so với đoạn AB thông qua FR. Trong đó, giá trị thoái lui hợp lệ thường có tỷ lệ là 0.382, 0.5, 0.618, 0.786 hoặc 0.886. Tuy nhiên, giá trị lý tưởng nhất là 0.618 hoặc 0.786.
  • Tiếp theo, đo giá trị thoái lui của đoạn CD so với đoạn BC bằng FR. Nếu BC có giá trị thoái lui so với AB là 0.382 thì mức thoái lui đó phải là 2.618, hoặc bằng 0.5 thì phải là 2.0… Với những giá trị khác thì cũng tương tự như các cặp tỷ lệ phía trên. Dĩ nhiên, cặp tỷ lệ tối ưu vẫn là 1.618 hoặc 1.27 tương ứng với 2 mức thoái lui lý tưởng của đoạn BC.
  • Nếu một trong những cặp tỷ lệ phía trên được thỏa mãn thì yếu tố cuối cùng cũng sẽ tự động khớp và AB cũng sẽ bằng với đoạn CD.

Bước 3: Giao dịch khi mô hình hợp lệ

Thời điểm vào lệnh – Entry

Hầu hết các mô hình giá Harmonic đều có điểm vào lệnh lý tưởng là điểm D và mô hình Harmonic ABCD không ngoại lệ. Sau khi tìm được mức thoái lui của đoạn BC so với đoạn AB, các trader hãy theo dõi biến động của giá trên đoạn CD. Trong đó, nếu đoạn BC có giá trị thoái lui so với AB là 0.618 thì tại thời điểm D có giá trị thoái lui 1.618 của BC thì hãy vào lệnh, vì mô hình ABCD đã hoàn chỉnh. Các trader không nên vội vàng vào lệnh khi điểm D chưa đạt đến con số thoái lui lý tưởng là 1.618 vì tỷ lệ R:R lúc này chưa tối ưu.

Bên cạnh đó, để giao dịch với mô hình giá Harmonic hiệu quả, các trader nên sử dụng cùng với những tín hiệu xác nhận vào lệnh khác, thông qua mô hình nến đảo chiều, hoặc chỉ báo kỹ thuật xung quanh điểm D.

Cắt lỗ – Stop loss

Nếu điểm D chuyển động theo hướng CD và vượt quá giá trị thoái lui hợp lệ thì mô hình không hình thành, hoặc trở thành biến thể của mô hình ABCD. Trong đó, có các ngưỡng thoái lui của CD so với AB là 1.27, hoặc 1.618 AB. Thế nhưng, các bạn chỉ nên quan tâm đến một giá trị thoái lui lý tưởng nhất của CD sau khi xác định được mức thoái lui của BC. Khi đó, mô hình ABCD được hình thành mới hiệu quả và chỉ giao dịch khi thấy mô hình này xuất hiện. Nếu không, các trader hãy làm theo các nguyên tắc đầu tư và chấp nhận thua lệnh.

Vị trí đặt Stop Loss nên cách điểm D một vài pip ở vị trí phía trên nếu là mô hình Bearish ABCD, hoặc ở vị trí phía dưới nếu là mô hình Bullish ABCD. Nhiều trader đặt SL khá xa điểm D hoặc bỏ qua bước này vì họ cho rằng, giá có thể đảo chiều nếu CD đạt 1.27 AB hoặc 1.618 AB. Khi đó, họ sẽ chuyển sang giao dịch với biến thể của ABCD, thay vì giao dịch với mô hình AB=CD lý tưởng. May mắn thì các trader này thành công, nhưng mô hình AB=CD cơ bản có các tỷ lệ tối ưu là 0.618 /1.618, 0.786/1.27 để mô hình có thể hình thành.

SL phía dưới điểm D làm cho tỷ lệ R:R trở nên tối ưu hơn

SL phía dưới điểm D làm cho tỷ lệ R:R trở nên tối ưu hơn

Chốt lời – Take profit

Chốt lời toàn phần

Vị trí chốt lời với mô hình ABCD sẽ phụ thuộc vào mục tiêu lợi nhuận của trader. Đối với các giao dịch đảo chiều thì mức thoái lui quan trọng của Fibonacci Retracement sẽ là vị trí Take Profit.

Mô hình Bullish AB = CD có giá di chuyển từ điểm A đến điểm D tạo thành xu hướng tăng. Tại thời điểm giá đảo chiều tại điểm D, trader có thể hy vọng rằng lợi nhuận ở điểm E sẽ khớp với các mức thoái lui quan trọng như 0.618, 0.786, 0.886 hoặc 1.0 của đoạn DE so với đoạn AD.

Trader cũng có thể chọn mục tiêu lợi nhuận thấp nhất nằm tại C và cao hơn A.

Chốt lời toàn phần dựa vào mục tiêu lợi nhuận

Chốt lời toàn phần dựa vào mục tiêu lợi nhuận

Chốt lời từng phần

Trader có thể chọn cách chốt lời với mục tiêu thấp và mục tiêu cao đối với chiến lược chốt lời từng phần. Chẳng hạn như bạn chọn TP ít nhất tại C, đến khi giá đảo chiều và đạt mục tiêu này thì bạn chốt lời một phần, hoặc một nửa khối lượng lệnh giao dịch. Đồng thời, đặt SL ở một vị trí cao (swing high) gần nhất với mô hình Bearish AB CD hoặc nằm tại vị trí thấp (swing low) gần nhất đối với Bullish ABCD. Kế đến, hướng điểm TP cho khối lượng lệnh còn lại với lợi nhuận cao. Đó có thể là điểm A, hay các ngưỡng thoái lui quan trọng của DE so với AD. Khi giá thỏa mãn điều kiện, trader có thể dừng lệnh hoặc duy trì lệnh với mục tiêu lợi nhuận cao hơn, nhưng đừng quên dời SL đến vị trí tốt hơn.

Thông qua cách chốt lời này, trader sẽ nắm được một phần lợi nhuận chắc chắn và có thể tăng tiền lời của mình nhờ phần lệnh còn lại.

Trailing stop giúp trader giảm thiểu tối đa rủi ro khi giao dịch

Trailing stop giúp trader giảm thiểu tối đa rủi ro khi giao dịch

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Mô hình Bullish ABCD hình thành trên cặp USD/CAD tại khung H4

Giao dịch với mô hình Bullish ABCD xuất hiện trên khung H4 của cặp tiền USD/ CAD

Giao dịch với mô hình Bullish ABCD xuất hiện trên khung H4 của cặp tiền USD/ CAD

Khi đã nhận diện được mô hình AB=CD thông qua hình dáng chữ Z thì trader hãy đánh dấu các điểm A, B, C, D rồi đo lường các mức Fibonacci. Giá trị của các mức Fibonacci lúc này là:

  • Đoạn BC có giá trị thoái lui so với AB là 0.618
  • Đoạn CD có giá trị thoái lui so với BC là 1.618

Cặp tỷ lệ này là giá trị lý tưởng để hình thành nên mô hình ABCD. Khi đó, trader hãy đợi đến khi D đạt đến mức 1.618 thì vào lệnh tại D. Điểm SL nằm phía dưới D vài pip. Ngoài ra, biểu đồ dần hình thành mô hình Đáy nhíp khi giá di chuyển qua vài phiên. Mô hình này là một trong các mô hình nến đảo chiều mạnh. Do đó, các bạn có thể kỳ vọng rằng thị trường chuyển động như dự đoán.

Mục tiêu chốt lời thứ nhất tại điểm C và khi giá đạt đến mục tiêu đó thì trader hãy đóng 1 phần lệnh. Kế đến, dời SL đến điểm trailing stop 1, ở phía dưới so với điểm TP lần 1. Với khối lượng lệnh còn lại, trader có thể chọn mục tiêu mới nằm ở điểm A. Khi giá chạm đến mức này thì hãy chốt lời. Với trường hợp này, nếu trader tiếp tục giữ lệnh, chọn mục tiêu lợi nhuận tốt hơn và dời SL đến trailing stop 2 thì sẽ bị quét SL ngay. Tuy nhiên, phiên giao dịch này vẫn mang về lợi nhuận vì phần lỗ của lệnh thứ 2 so với lợi nhuận từ lệnh 1 là không đáng kể.

Ví dụ 2: Mô hình Bearish ABCD hình thành trên cặp EUR/USD tại khung D1

Giao dịch với mô hình Bearish ABCD xuất hiện trên khung D1 của cặp tiền EUR/ USD

Giao dịch với mô hình Bearish ABCD xuất hiện trên khung D1 của cặp tiền EUR/ USD

Đo lường các tỷ lệ Fibonacci

Tương tự với ví dụ trên, trader bắt đầu đo tỷ lệ Fibonacci sau khi nhận dạng mô hình, trong đó:

  • Đoạn BC có giá trị thoái lui so với AB là 0.786
  • Đoạn CD có giá trị thoái lui so với BC là 1.27

Cặp tỷ lệ này cũng là giá trị lý tưởng để hình thành nên mô hình AB=CD.

Vào lệnh khi mô hình hoàn chỉnh

Khi đó, trader cũng đợi đến khi D đạt đến mức 1.27 thì vào lệnh tại D. Điểm SL nằm phía trên điểm D vài pip. Ngoài ra, trước đó biểu đồ có sự xuất hiện của mô hình Đáy nhíp và một nến Bearish Reversal Pin bar cũng hình thành tại D. Do đó, nhận định về mô hình AB=CD được củng cố tốt hơn. Trước đó, thị trường có xu hướng chung là đà tăng khá dài nên có khả năng cao là đảo chiều.

Từ đó, trader có thể kỳ vọng vào một đợt đảo chiều mạnh mẽ. Thế nên, các bạn có thể mạnh dạn chọn mục tiêu lợi nhuận là mức giá tại A, thay vì tại C như ban đầu. Sau khi chốt 1 phần lợi nhuận ở A, các bạn hãy dời SL đến đỉnh cao (Swing high) gần nhất. Nếu trader chọn một điểm nằm gần với vị trí của Take Profit 1 hơn để kỳ vọng tỷ lệ R: R tốt hơn thì sẽ bị quét SL. Bởi vì giá đã bắt đầu pullback quay về mức giá tại C, trước khi duy trì đà giảm giá.

Trader vẫn có thể đặt lợi nhuận mục tiêu tại ngưỡng thoái lui 1.618 của đoạn DE so với đoạn AD hoặc 2.0. Đó là vì thị trường đang ở một đợt giảm giá dài và bạn cũng thành công khi đón đầu xu hướng.

Cần lưu ý gì khi giao dịch với mô hình Harmonic ABCD?

  • Các mô hình harmonic đều có ưu điểm là bộ quy tắc trong giao dịch đã được chuẩn hóa một cách tương đối thông qua các giá trị Fibonacci. Qua đó, trader có thể dự đoán xu hướng của giá trong tương lai, hay điểm cắt lỗ lý tưởng… Việc này góp phần giúp mô hình Harmonic, cụ thể là mô hình giá ABCD là một tín hiệu rất mạnh.
  • Trader cần trau dồi kiến thức và có chuyên môn, cũng như kinh nghiệm về lý thuyết Dow, các tỷ lệ Fibonacci, lý thuyết Sóng Elliott để giao dịch với mô hình Harmonic vốn phức tạp.
  • Các trader nên luyện tập với mô hình Harmonic ABCD trên các biểu đồ giá trong quá khứ để làm quen và rèn luyện sự bén khi nhìn thấy nhóm mô hình này.

Các thông tin về mô hình ABCD, đặc điểm nhận dạng cũng như cách giao dịch hiệu quả đã được chúng tôi trình bày vô cùng cụ thể. Hy vọng các trader có thể vận dụng hiệu quả và mang về lợi nhuận. Chúc các bạn thành công.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan