Trong giao dịch forex, kháng cự hỗ trợ được biết đến là vùng tranh chấp giá vô cùng quen thuộc đối với các trader. Thông qua vùng này, trader có thể xác định được các điểm cắt lỗ, chốt lời cũng như vào lệnh tương đối hiệu quả. Do vậy, bài viết sau đây của Forex Dictionary sẽ chia sẻ đến trader về vùng kháng cự hỗ trợ là gì cũng như các cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự phổ biến nhất.

Vùng kháng cự hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ và kháng cự được biết đến là những vùng tranh chấp giá giữa phe bán và phe mua. Tại vị trí này sẽ thường xuyên xảy ra các hành vi phản ứng giá trước khi giá có xu hướng đảo chiều và đồng thời hành vi này xảy ra một vài lần nữa ở trong tương lai. Khi giá đổi hướng, vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ xuất hiện để hình thành nên các đáy và đỉnh tiếp theo sau đó.

Dựa vào các đường hỗ trợ và kháng cự quan trọng, trader sẽ có thể xác định và dự đoán được các diễn biến tâm lý của thị trường và lực cung, lực cầu. Từ đây, trader sẽ có đủ khả năng để phán đoán được các hành động giá sẽ diễn ra tiếp theo. Chính vì vậy, đầu tiên trader cần phải hiểu rõ vùng kháng cự hỗ trợ là gì.

Giới thiệu về kháng cự hỗ trợ

Giới thiệu về kháng cự hỗ trợ

Đôi nét về kháng cự

Kháng cự hay còn được gọi là Resistance, đây là vùng mà giá đạt được cao nhất khi thị trường tăng nhưng sau đó lại giảm trở lại. Tại ngưỡng giá này, so với lực mua thì lực bán đang mạnh hơn. Từ đó khiến cho nhiều trader rơi vào tâm lý sợ hãi. Và bởi vì lo lắng giá sẽ giảm một lần nữa cho nên họ sẽ bán ra để có thể chốt lời sớm. Do vậy mà khi đó giá sẽ bị đảo chiều từ tăng sang xu hướng giảm.

Chia sẻ vùng kháng cự hỗ trợ là gì?

Chia sẻ vùng kháng cự hỗ trợ là gì?

Đôi nét về hỗ trợ

Hỗ trợ còn được gọi là Support, đây là một vùng giá thấp được hình thành nên khi giá đang giảm nhưng sau đó lại có xu hướng gia tăng trở lại. Tại vùng giá hỗ trợ này, so với mua bán thì phe mua sẽ chiếm ưu thế hơn. Có thể thấy khi giá có xu hướng đang giảm thì các trader sẽ mua vào ồ ạt bởi vì họ kỳ vọng rằng giá sẽ tăng nhanh và mạnh trở lại. Chính vì thế mà giá đã bị đảo chiều từ giảm sang xu hướng tăng.

Xét về mặt bản chất, ngưỡng kháng cự và hỗ trợ chính là vùng tranh chấp lợi ích của phe bán (cung) và phe mua (cầu) trên thị trường. Lúc này, phe thắng sẽ là phe mạnh hơn. Khi thị trường càng có sự biến động mạnh thì sẽ hình thành càng nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự. Đặc biệt, vùng kháng cự bất kỳ khi nào cũng có thể trở thành vùng hỗ trợ và ngược lại.

Các ý nghĩa của đường hỗ trợ và kháng cự

Trong phân tích kỹ thuật forex, ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là công cụ vô cùng quan trọng mà bất kỳ trader nào cũng phải nắm rõ khi giao dịch. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kháng cự hỗ trợ, hãy cùng forexdictionary tìm hiểu đôi chút ở phần sau đây nhé.

Đánh dấu tâm lý giao dịch của trader

Tâm lý thị trường cũng như là thói quen tham lam, tiếc nuối với quá khứ của các trader chính là các yếu tố chính giúp cho đường hỗ trợ và kháng cự hình thành. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngưỡng kháng cự và hỗ trợ phản ánh được tâm lý giao dịch của các trader khi tham gia thị trường.

Có rất nhiều trader đã mua được vùng giá tốt ở vùng kháng cự, thế nhưng khi thị trường chỉ mới vừa đi lên một đoạn thì trader lại bán ra sớm để chốt lời bởi vì sợ rằng giá sẽ giảm trở lại. Còn ở vùng hỗ trợ, nhiều trader cũng xuất hiện tâm lý tham lam về việc đã không mua nhiều lot. Không những thế, các trader còn tiếc nuối quá khứ khi không mua ở vùng giá tốt trước đó. Chình vì vậy mà khi mà họ sẽ ồ ạt mua vào khi giá vừa bắt đầu giảm.

Tâm lý giao dịch của trader

Tâm lý giao dịch của trader

Hình thành các điểm tựa hoàn hảo để vào lệnh

Kháng cự hỗ trợ là các vùng giá có vai trò rất quan trọng trong giao dịch forex, khi giá di chuyển chạm vào vùng này thì sẽ có xu hướng quay đầu trở lại. Đối với các trường hợp các vùng hỗ trợ và kháng cự bị giá phá vỡ thì khi đó giá sẽ đi theo hướng vừa phá vỡ. Dựa vào điều này, trader có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn về việc thoát lệnh hoặc vào lệnh nhanh chóng.

Quản lý các trường hợp rủi ro, chốt lời và cắt lỗ

Bên cạnh việc đem đến cho trader các điểm vào lệnh phù hợp, kháng cự hỗ trợ còn thiết lập các điểm chốt lời và dừng lỗ vô cùng hiệu quả cho trader khi giao dịch. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách dựa vào khoảng cách tính từ đường hỗ trợ cho đến đường kháng cự.

Sự hình thành nên các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Có thể thấy, hai yếu tố chính đã hình thành nên ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đó chính là do thói quen tiếc nuối quá khứ và tâm lý thị trường của các trader. Nếu như muốn hiểu thêm, trader có thể tham khảo cuốn sách “Phân tích thị trường tài chính” được viết bởi John Murphy.

Sự hình thành vùng kháng cự và hỗ trợ

Sự hình thành vùng kháng cự và hỗ trợ

Về cơ bản, thị trường sẽ gồm có 3 đối tượng tham gia chính đó là người bán, người mua và những người đứng ngoài.

Chẳng hạn như ở thời điểm hiện tại, vàng có giá ở mức 1852, lúc này, trader tiến hành mua vàng tại mức giá này. Khi đó, may mắn thay mức vàng lại tăng lên đến mức 1890 USD/ounce. Như vậy có thể thấy giá vàng đã gia tăng lên 380 pip. Từ đó, nếu như trader mua 1 lot thì sẽ thu lời về số tiền 3800 USD.

Đối với trường hợp trader mua vàng 1 USD cho 10 pip, chắn hẳn nhiều người sẽ trầm trồ điều này và tiếc rẻ bởi vì mình đã không mua. Và đối với chính bản thân trader – là một người mua vàng với mức giá đẹp và đang đi lên như kỳ vọng của mình sẽ cảm thấy hối tiếc vì sao vàng rẻ như vậy lại chỉ mua 1 lot. Hoặc đối với những người đứng bên ngoài cũng sẽ xuất hiện nhiều suy nghĩ khác nhau.

Chẳng hạn như đối với nhiều người đứng quan sát vàng từ bên ngoài đã từng cho rằng vàng sẽ lên già thế nhưng lại không mua và bây giờ chỉ biết thầm tiếc rẻ. Hoặc cũng sẽ có nhiều trader khác cảm thấy may mắn vì đã không sell hoặc cũng có người sẽ hối hận vì không buy mà cứ chờ đợi sell mãi.

Trong khi đó, thành phần cuối cùng trên thị trường giao dịch đó là phe bán khi nhìn giá lên vàng đang tăng lên vun vút sẽ bắt đầu lo lắng. Nguyên nhân là bởi vì họ đã đi ngược lại với xu hướng và đang thầm mong giá vàng giảm bớt để hạn chế được thua lỗ. Ngoài ra, một vài trader cũng sẽ đang mong muốn chuyển hướng buy vàng để gỡ lại tiền vốn khi bị quét cắt lỗ.

Nhìn chung, toàn bộ các thành phần này có khả năng sẽ chờ đợi giá giảm đến một mức nào đó và vào một vị thế mới. Đối với nhiều trader không có đủ sự kiên nhẫn thì sẽ ngay lập tức mua vào ngay. Đối với trường hợp tất cả trader đều tham gia thị trường động loạt khi giá rơi xuống ở mức gần với mức hỗ trợ đó (đối với việc mở một vị thế buy) thì khi đó giá vàng sẽ tăng lên.

Nếu như tại các vùng hỗ trợ xuất hiện hành động giá rớt lại và sau đó được các trader vào buy thì sẽ được coi như là một hành động mua bổ sung.

Vùng hỗ trợ và kháng cự hình thành như thế nào?

Vùng hỗ trợ và kháng cự hình thành như thế nào?

Ngưỡng kháng cự cũng sẽ tương tự như vậy, khi khu vực này càng có nhiều người tham gia hoặc được thử nhiều lần thì các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ sẽ càng trở nên có giá trị.

Bên cạnh yếu tố tâm lý giao dịch thì giá cả còn được cung và cầu quyết định và chi phối. Có thể thấy, khi có sự đồng thuận giữa phe bán và phe mua thì sẽ hình thành nên một vùng giá. Tức mức giá được phe mua cho rằng là hợp lý để mua vào sẽ là mức 1852 USD/ounce, và đối với mức giá mà phe bán cho rằng hợp lý để bán ra cũng sẽ là 1852 USD/ounce. Khi cả hai bên đều có sự đồng thuận cho rằng đáy sẽ ở mức giá 1852 USD/ounce và ngăn cản để giá không bị đẩy xuống thấp nữa, từ đó hỗ trợ sẽ được hình thành. Với mốc này, sẽ có vô vàn trader tham gia sau khi hình thành hoàn chỉnh ngưỡng 1852, điều này sẽ khiến cho giá được đẩy lên cao tiếp tục (cụ thể ở đây là mức 1890).

Lúc này, những trader không tham gia hoặc tham gia muộn sẽ bắt đầu cảm thấy tiếc nuối về mức giá 1852 và chờ đợi mua khi giá quay lại. Nếu như tại đây giữa người mua và người bán vẫn đồng thuận tin tưởng mức giá 1852 sẽ là mức giá hợp lý thì giá vẫn có khả năng tiếp tục được đẩy lên cao hơn nữa. Tuy nhiên, nếu như lúc này phe mua cảm thấy mức giá đang quá cao và họ chờ đợi mức giá thấp hơn 1852 mới mua lại thì khi đó mức 1852 sẽ biến thành vùng kháng cự thay vì hỗ trợ như ban đầu.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự cơ bản trong giao dịch

Sử dụng Fibonacci

Sử dụng Fibonacci là cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy trên biểu đồ sẽ xuất hiện rất nhiều đáy (vùng hỗ trợ) và đỉnh (vùng kháng cự). Vì vậy, để xác định được các vùng giá quan trọng thì trader cần phải biết cách lọc bớt những vùng đáy và đỉnh không cần thiết. Trong trường này thì Fibonacci thoái lui sẽ là một công cụ tối ưu nhất.

Các trader cần phải ghi nhớ các mức Fibonacci quan trọng trong trường hợp này như 38.2%, 50% hay 61.8%,… Đối với các trường hợp giảm giá, các vùng kháng cự mạnh được thể hiện rõ qua các vùng đỉnh trùng với Fibonacci thoái lui sẽ là điều mà trader cần phải chú ý đến. Và ngược lại đối với các trường hợp tăng giá, trader cũng cần phải chú ý đến các vùng đáy và mức Fibonacci thoái lui trùng nhau bởi vì chúng chính là các vùng hỗ trợ.

Minh họa về khung thời gian H4 của cặp tiền tệ EUR/USD

Minh họa về khung thời gian H4 của cặp tiền tệ EUR/USD

Chẳng hạn như hình minh họa bên trên về cặp tiền tệ EUR/USD ở khung thời gian H4. Trong một đợt giá giảm, trader sẽ xác định được các vùng 50%, 61.8% và 78.6% sẽ trùng lần lượt với các đỉnh 1.13030, 1.13455, 1.1499 khi sử dụng công cụ Fibonacci.

Sau đó, trader cần soi những mốc này trên các khung thời gian khác nhỏ hơn như M15 và H1 để tìm kiếm ra các vùng giá mà ở vị trí đó sẽ xuất hiện phản ứng giá. Đồng thời, đây cũng là cách mà trader tìm kiếm cho mình cơ hội vào lệnh Sell thuận xu hướng downtrend.

Sử dụng đường trendline

Khi có tối thiểu hai đỉnh hoặc hai đáy chạm vào đường xu hướng sau đó đảo chiều thì đường xu hướng sẽ trở thành hỗ trợ hoặc kháng cự. Chính vì vậy, dựa vào đường trendline thì trader sẽ xác định được các đường hỗ trợ và kháng cự.

Cặp tiền tệ EUR/USD và đường trendline

Cặp tiền tệ EUR/USD và đường trendline

Nhìn vào biểu đồ trên trader có thể nhận ra rằng có đến 3 lần giá giảm đều chạm vào đường trendline sau đó đảo hướng tăng lên trở lại. Cụ thể là mức 1,17, 1,197 và 1.204. Khi đó, đường trendline sẽ chuyển thành đường hỗ trợ và tại vị trí đó sẽ xuất hiện phản ứng giá trước khi giá đảo chiều xu hướng tăng trở lại. Với các tín hiệu này, trader sẽ có đủ khả năng để tìm kiếm cho mình các lệnh buy hiệu quả và tiềm năng. Như vậy, cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho trader trong giao dịch forex.

Dựa vào kênh giá

Tương tự như đường trendline, xác định kênh giá để xác định kháng cự hỗ trợ cũng không khác là bao. Tuy nhiên, nếu như đường trendline chỉ có thể tìm ra vùng hỗ trợ nếu đó là đoạn giá uptrend và kháng cự nếu là giá downtrend thì kênh giá sẽ có khả năng tìm kiếm cả hai.

Cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự bằng kênh giá

Cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự bằng kênh giá

Trader sẽ có thể giao dịch hai đầu nhờ vào việc sử dụng kênh giá. Tuy nhiên, trader nên thực hiện ở các giao dịch thuận xu hướng để đảm bảo an toàn và thành công với xác suất cao hơn so với giao dịch ngược xu hướng.

Dựa vào đường MA

Đường MA trong trường hợp này sẽ đóng vai trò là các đường hỗ trợ và kháng cự động. Khi đường MA và đáy hoặc đỉnh chạm vào nhau thì sẽ hình thành nên các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Chính vì vậy mà dựa vào đường MA là một cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự cực kỳ hiệu quả.

Chia sẻ về cách thức giao dịch với kháng cự hỗ trợ

Mỗi trader sẽ có những chiến lược giao dịch phù hợp tùy thuộc vào từng phản ứng giá tại vùng hỗ trợ và kháng cự. Sau đây sẽ là ba cách thức giao dịch phổ biến mà forex dictionary muốn chia sẻ đến trader.

Giao dịch trong trường hợp giá và kháng cự hỗ trợ chạm nhau

Đối với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng, quan trọng thì giá của cặp tiền tệ sẽ có những hành động theo chiều hướng tôn trọng các vùng giá này. Chính vì thế mà khi giá và vùng này chạm nhau giá sẽ bật ngược trở lại. Dựa vào tình hình cuộc giao dịch, trader sẽ tiến hành tìm kiếm các lệnh Sell hoặc Buy đảo chiều.

Bước 1: Xác định xu hướng

Đầu tiên, trader cần phải sử dụng đường trendline, phân tích hoặc kênh giá để xác định xu hướng trên các khung thời gian lớn như D1, H4,…

Bước 2: Xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Khi các vùng kháng cự và hỗ trợ được xác định chính xác thì lệnh giao dịch sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Trong tình huống này, trader có thể dựa vào những cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự vừa được chia sẻ ở bên trên.

Bước 3: Tiến hành vào lệnh

Khi giá và đường kháng cự chạm vào nhau, cây nến từ chối tăng giá khi đó sẽ xuất hiện đồng thời vì vậy trader cần phải tiến hành vào lệnh Sell. Và ngược lại thì trader cần vào lệnh Buy.

  • Điểm vào lệnh: Dựa vào vùng hỗ trợ và kháng cự theo như tín hiệu của cây nến.
  • Điểm cắt lỗ: Đối với lệnh Sell sẽ là bên phía trên vùng kháng cự và đối với lệnh Buy thì sẽ nằm ở bên dưới vùng hỗ trợ vài pips.
  • Điểm chốt lời: Dựa vào những mốc Fibonacci và kỳ vọng của trader vào giá.\

Nếu như đó là ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mà giá khó phá vỡ được thì chiến lược giao dịch này sẽ có xác suất thành công cực kỳ cao. Và hiển nhiên, nếu như có nguy cơ giá phá vỡ được kháng cự hoặc hỗ trợ thì giá sẽ di chuyển theo hướng đảo chiều hoặc hướng cũ.

Ví dụ về cách vào lệnh khi giao dịch có giá và kháng cự hỗ trợ chạm nhau

Ví dụ về cách vào lệnh khi giao dịch có giá và kháng cự hỗ trợ chạm nhau

Như ví dụ ở khung H4 về cặp tiền tệ EUR/USD thì ta có thể thấy downtrend là xu hướng chính đang diễn ra. Khi giá phản ứng ở vùng kháng cự thì sẽ là cơ hội để trader tìm kiếm lệnh Sell thuận xu hướng. Nhìn vào đây, dễ dàng nhận ra tại ngưỡng 1.190 và 1.193 USD giá đã hai lần chạm vào một vùng kháng cự cực kỳ quan trọng. Như vậy, lệnh Sell Limit có thể được đặt với các điểm vào lệnh như sau đây:

  • Điểm vào lệnh: Đặt ở mức giá 1.19013 USD.
  • Điểm cắt lỗ: Ở mức giá 1.19410 bên trên vùng kháng cự (hơn 30 pips).
  • Điểm chốt lời: Ở vùng Fibonacci mở rộng 100% với mức giá 1.1593 USD. Đồng thời đảm bảo R:R có tỷ lệ lớn hơn 1:3.

Giao dịch trong trường hợp giá breakout khỏi vùng hỗ trợ và kháng cự

Theo lẽ thường, giá sẽ trở nên di chuyển mạnh mẽ hơn khi breakout ra khỏi vùng hỗ trợ và kháng cự. Cách thức này được sử dụng nhiều cho các giao dịch thuận xu hướng cho nên nó được đánh giá là có xác suất thành công cao và khá an toàn hơn.

  • Bước 1: Xác định xu hướng thị trường.
  • Bước 2: Dựa vào các phương pháp để tìm ra đường hỗ trợ và kháng cự.
  • Bước 3: Vào lệnh sau khi nhận thấy giá đã breakout khỏi vùng hỗ trợ và kháng cự.

Ngoài ra, trader vẫn có thể vào lệnh trực tiếp hoặc cài đặt lệnh chờ như sau:

  • Điểm vào lệnh: Đối với lệnh Buy sẽ là ở mức giá đóng cửa của cây nến có đủ khả năng giá vỡ ngưỡng kháng cự. Còn đối với lệnh Sell sẽ là mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ vùng hỗ trợ.
  • Điểm cắt lỗ: Đối với lệnh Buy sẽ là ở phía dưới vùng kháng cự và đối với lệnh Sell sẽ là bên phía trên vùng hỗ trợ từ 20 đến 30 pips.
  • Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R mà trader kỳ vọng.

Đặc biệt, trader cần lưu ý rằng cách thức vào lệnh này chỉ mang lại hiệu quả tuyệt đối nếu như các vùng kháng cự hỗ trợ bị giá phá vỡ một cách mạnh mẽ và không hình thành nên các cú hồi nào.

Cách giao dịch kháng cự hỗ trợ khi có giá đi qua

Cách giao dịch kháng cự hỗ trợ khi có giá đi qua

Như hình minh họa trên ở khùng H1 của cặp tiền EUR/CHF ta thấy được thị trường đang có xu hướng downtrend. Tại đây, mức 1.06364 là một vùng đáy hỗ trợ cực kỳ quan trọng. Trong khi đó, ở khung thời gian cao hơn với xu hướng downtrend đang cho thấy ưu thế thuộc về phe bán. Chính vì thế mà trader nên tiến hành vào lệnh Sell theo xu hướng thuận tại vị trí vùng hỗ trợ khi tín hiệu breakout xảy ra. Cụ thể vào lệnh Sell Limit như gợi ý sau:

  • Điểm vào lệnh: Ở mức 1.06364 USD.
  • Điểm cắt lỗ: Tại mức giá 1.06679 trên vùng đỉnh (34,5 pips).
  • Điểm chốt lời: Ở vùng Fibonacci mở rộng khoảng từ 100 % đến 168 % với tỷ lệ R:R đảm bảo theo kỳ vọng.

Giao dịch trong trường hợp giá test lại vùng breakout

Điểm khác biệt duy nhất ở cách giao dịch này so với các cách giao dịch trên đó chính là khi vùng hỗ trợ kháng cự vừa bị giá phá vỡ thì trader sẽ nhanh chóng đợi giá quay lại retest cùng vừa bị phá vỡ rồi sau đó mới vào lệnh. Đây là một cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự để vào lệnh cực kỳ hiệu quả và an toàn.

Với phương pháp giao dịch này, trader cần phải kiên nhẫn và bình tĩnh chờ đợi giá phá vỡ sau đó hồi về lại vùng breakout. Các điểm vào lệnh, điểm chốt lỗ và cắt lời sẽ được thực hiện tương tư như cách thức giao dịch breakout tại vùng hỗ trợ và kháng cự.

Cách thức giao dịch khi vùng kháng cự hỗ trợ có giá breakout

Cách thức giao dịch khi vùng kháng cự hỗ trợ có giá breakout

Có thể thấy đây là một xu hướng uptrend khi kiểm tra qua các khung thời gian chính D1 và H4. Tại các mức giá 1.34214 sẽ là vùng kháng cự quan trọng, tại đây giá đã có đến 3 lần tiếp cận vùng này và sau đó giảm xuống. Lúc này, điều trader cần phải làm đó chính là chờ đợi vùng đỉnh kháng cự này bị giá phá vỡ sau đó giá hồi về để test lại vùng vừa bị phá vỡ. Sau đó mới có thể tiến hành vào lệnh Buy theo xu hướng thuận. Trader có thể vào lệnh như hướng dẫn sau:

  • Điểm vào lệnh: Theo cây nến tín hiệu màu xanh tại mức giá 1.34214 sau khi giá quay trở lại test.
  • Điểm cắt lỗ: Tại mức 1.3399 khi râu nến vừa breakout.
  • Điểm chốt lời: Ở mức giá 1.35 theo tỷ lệ R:R theo kỳ vọng của trader.

Một vài lưu ý về kháng cự và hỗ trợ

Để có thể sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự hiệu quả trong giao dịch forex, trader cần lưu đến một vài điều sau đây:

Đây chỉ là một vùng mang tính chất tương đối

Đã có rất nhiều trường hợp trader bị stop loss quét mặc dù đã rất cẩn thận khi xác định các vùng kháng cự và hỗ trợ ở trên biểu đồ. Đây là điều hoàn toàn bình thường mà trader nào khi giao dịch cũng đều phải chấp nhận. Nguyên nhân là bởi vì có thể vùng hỗ trợ và kháng cự mà trader xác định chưa được chính xác hoặc chính những vùng giá này không thể chính xác tuyệt đối 100%. Vì vậy, đó chính là lý do mà trader cần phải có một chiến lược giao dịch rõ ràng và hiệu quả.

Vùng kháng cự và hỗ trợ không hoàn toàn chính xác 100%

Vùng kháng cự và hỗ trợ không hoàn toàn chính xác 100%

Đường hỗ trợ và kháng cự càng gần thì càng đáng tin cậy

Những vùng hỗ trợ và kháng cự mà phản ứng lại tại đó thường xuyên sẽ là những vùng mà trader cần phải lưu ý đến. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng giá này đã diễn ra ở quá khứ hoặc nó nằm ở nơi cách quá xa so với điểm giao dịch ở hiện tại thì độ tin cậy của nó sẽ suy giảm bớt đi. Vì vậy, trader trong quá trình phân tích cần phải ưu tiên lựa chọn các vùng hỗ trợ và kháng cự gần nhất.

Chính xác hơn khi xác định kháng cự hỗ trợ ở khung thời gian lớn

Ở các khung thời gian nhỏ, khung thời gian sẽ thường xuất hiện các tín hiệu không rõ ràng và các tín hiệu nhiễu hơn khi phân tích ở các khung thời gian cao. Trader có thể dựa vào timeframe sau đây để có cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự phù hợp nhất nhé.

  • Khi điểm vào lệnh ở khung M15 thì cần tìm vùng hỗ trợ và kháng cự ở khung H1.
  • Khi điểm vào lệnh ở khung H1 thì trader cần tìm kháng cự hỗ trợ ở khung H4.
  • Khi điểm vào lệnh ở khung H4 thì điểm hỗ trợ và kháng cự mà trader cần tìm sẽ nằm ở khung D1.
Xác định khung thời gian phù hợp để lựa chọn kháng cự hỗ trợ chính xác

Xác định khung thời gian phù hợp để lựa chọn kháng cự hỗ trợ chính xác

Kết hợp công cụ khác khi giao dịch theo kháng cự và hỗ trợ

Nếu như trong quá trình giao dịch trader chỉ sử dụng riêng biệt mỗi kháng cự và hỗ trợ thì các tín hiệu giá trả về sẽ không được chính xác. Đồng thời, trader cũng sẽ có cái nhìn phiến diện và không được tổng quát. Do đó, để có thể tìm kiếm và xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả với xác suất chính xác cao hơn thì trader có thể sử dụng kết hợp thêm các chỉ báo khác, mô hình nến, mô hình giá,…

Như vậy, bài viết vừa rồi là các chia sẻ về kháng cự hỗ trợ mà Forex Dictionary muốn dành cho các trader trong giao dịch forex. Hy vọng rằng với những kiến thức bổ ích về vùng kháng cự hỗ trợ là gì hay cách xác định điểm hỗ trợ và kháng cự này sẽ hữu ích đối với các trader. Ngoài ra, trader cũng hãy ghé thăm web sanforex.co thường xuyên để cập nhật các tin tức về thị trường forex mới nhất nhé.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan