Kết hợp Ichimoku và RSI được xem là một chiến lược khá hoàn hảo và lý tưởng trong việc xác nhận các tín hiệu vào lệnh trên thị trường giao dịch. Dựa vào sự hợp lưu của mây Ichimoku và RSI, chỉ báo này sẽ đưa ra cho trader các tín hiệu bán và tín hiệu mua. Như vậy, chiến lược Ichimoku và RSI có cách kết hợp như thế nào? Những lưu ý cần nắm trong giao dịch thực tế sẽ được Forexdictionary chia sẻ ở bài viết sau đây.

Những thành phần tạo nên chiến lược Ichimoku và RSI

Giới thiệu đôi nét về sự kết hợp giữa Ichimoku và RSI

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo

Ichimoku Kinko Hyo còn được gọi là đám mây Ichimoku. Nó được biết đến là một chỉ báo kỹ thuật được hình thành với mục đích trở thành một loại chỉ báo có tất cả trong một, cho phép phân tích các biểu đồ sâu hơn trong một khoảng thời gian ngắn.

Hệ thống Ichimoku Kinko Hyo vào năm 1969 đã được cho ra mắt đi kèm trong cuốn sách Goichi Hosoda sau khi trải qua hơn 20 năm thử nghiệm. Ngay sau đó, nó đã trở thành một chỉ báo được sử dụng thường xuyên nhiều nhất của các phòng giao dịch ở Nhật Bản.

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trong forex

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trong forex

Chỉ báo đám mây Ichimoku sẽ gồm có 5 đường đó là:

  • Đường chuyển đổi, đường tín hiệu (Tenkan-sen) = (Mức thấp 9 kỳ + Mức cao 9 kỳ)/2.
  • Đường cơ sở, đường xu hướng (Kijun-sen) = (Mức thấp 26 kỳ + Mức cao 26 kỳ)/2.
  • Đường dẫn A (Senkou Span A) = (Đường cơ sở + Đường chuyển đổi)/2.
  • Đường dẫn B (Senkou Span B) = (Mức thấp 52 kỳ + Mức cao 52 kỳ)/2.
  • Đường trễ (Chikou Span) = Mức giá đóng cửa ở hiện tại sẽ được vẽ lụi lại khoảng 26 kỳ ở trong quá khứ.

Chỉ báo RSI

RSI là một chỉ số hỗ trợ trader trong việc xác định tình hình quá bán – quá mua. Cho nên, nó thông thường sẽ được sử dụng kết hợp cùng với các phân tích chung liên quan đến xu hướng gia theo hai cách thức đọc như sau:

  • Các mức RSI
  • Mẫu hình đồ thị và các phân kỳ của chỉ báo theo tự quan trọng gia tăng dần.
Chỉ báo RSI trong giao dịch forex

Chỉ báo RSI trong giao dịch forex

Chỉ báo RSI sẽ có sự dao động trong khung từ khoảng 0 cho đến 100. Các mức quá bán và quá mua thông thường sẽ là 30 đến 70. Tuy nhiên, đối với những trader đã sử dụng RSI lâu dài, có nhiều kinh nghiệm thì có thể điều chỉnh tùy ý những mức này.

  • Tín hiệu quá bán sẽ được thể hiện qua việc chỉ số RSI tăng trên mức 70.
  • Tín hiệu quá mua sẽ được thể hiện qua việc chỉ số RSI có giá trị giảm dưới 30.

Cơ sở để hình thành chiến lược

Hệ thống Ichimoku trong chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI được xem là một chỉ báo vô cùng đầy đủ bao gồm các yếu tố để setup một giao dịch. Trong đó, các chức năng được chiến lược sử dụng đó là:

  • Xác định xu hướng.
  • Đánh giá kháng cự hỗ trợ.
  • Sự giao cắt nhau của Kijin-sen và Tenkan-sen.

Bên cạnh đó, trong chiến lược này thì chỉ báo RSI sẽ mang chức năng quan trọng trong việc xác định trạng thái quá bán và trạng thái quá mua dựa vào tín hiệu phân kỳ và chỉ báo đưa về. Mục đích ở đây chính là tối ưu vị thế mở lệnh nhằm gia tăng xác suất mang về thành công cao nhất.

Vì vậy, chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI sẽ dựa vào cơ sở đó là sự bổ sung qua lại của hai chỉ báo nhằm gia tăng tỷ lệ thành công đối với vị thế mà trader sẽ mở ở trong tương lai sắp tới.

Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI trong giao dịch

Những công cụ cần thiết không thể bỏ qua

  • Theo nguyên bản, đám mây Ichimoku sẽ bao gồm các thông số là 26, 52 và 9. Nó giống với các chu kỳ hiện có ở trong chỉ báo MACD. Trong đó, vai trò của 9 tương tự như thời gian của đường tín hiệu.
  • Chỉ báo RSI sẽ gồm có 14 chu kỳ giá.
Hướng dẫn cách thức kết hợp chỉ báo Ichimoku và RSI đơn giản và hiệu quả

Hướng dẫn cách thức kết hợp chỉ báo Ichimoku và RSI đơn giản và hiệu quả

Setup và các nguyên tắc cần thiết

  • Đầu tiên, để thực hiện chiến lược này thì điều mà trader cần phải làm đó chính là xác định tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ báo. Trong đó, tín hiệu phân kỳ sẽ cảnh báo về việc xu hướng giá ở hiện tại có khả năng đang bị suy yếu. Ở một số tình huống có thể dẫn đến việc giá thay đổi xu hướng. Nếu như xuất hiện phân kỳ > 0 thì trader có thể tiến hành một vị thế mua. Ngược lại, nếu như xuất hiện phân kỳ < 0 thì trade có thể chuẩn bị một vị thế bán phù hợp.
  • Tiếp đến, một tín hiệu nữa sẽ xuất hiện đó chính là đường Tenkan-sen cắt vào đường Kijun-sen theo hướng từ bên trên xuống. Lúc này, trader nên vào lệnh bán và ngược lại nếu như cắt từ bên dưới lên thì sẽ vào một lệnh mua. Đặc biệt, điểm để vào lệnh bán sẽ là giao điểm cắt nhau của hai đường này.
  • Có thể thấy, tín hiệu phân kỳ mang về phần lớn có độ tin cậy và độ chính xác cao, cho nên điểm chốt lời có thể nên đặt ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Còn đối với điểm dừng lỗ thì nên đặt ngay tại phía bên trên đỉnh hoặc đáy ở gần nhất.
Sự kết hợp của chỉ báo IChimoku và chỉ báo RSI trong giao dịch

Sự kết hợp của chỉ báo IChimoku và chỉ báo RSI trong giao dịch

Chia sẻ chi tiết từ lý thuyết cho đến giao dịch thực tế

Đầu tiên, trader cần xem xét về khung thời gian giao dịch. Trader cần quan sát vào khung lớn hơn trước để phân tích xem hiện tạo xu hướng của khung lớn này đang là gì? Đây là một việc làm vô cùng thích hợp cho việc phân tích đa khung thời gian. Khi đó, trader chỉ nên tiến hành mở các vị thế có xu hướng thuận theo xu hướng của khung thời gian lớn hơn này.

Như biểu đồ của cặp EUR/USD ở khung thời gian D1 với vùng đang xem xét là vùng hình vuông đã được tô màu xanh như hình minh họa bên dưới. Lúc này, thị trường vẫn đang ở một xu hướng giảm. Vì vậy, cách giao dịch tốt nhất dành cho trader khi đó là khi sử dụng chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI thi chỉ nên giao dịch cùng với vị thế giảm.

Khung thời gian lớn hơn với xu hướng chính trước khi chiến lược được áp dụng

Khung thời gian lớn hơn với xu hướng chính trước khi chiến lược được áp dụng

Sau khi ở khung lớn này, trader đã nắm bắt được xu hướng chính thì hãy tiến hành xem xét đến khung thời gian mà mình đang tiến hành giao dịch:

  • Chỉ báo RSI đã đưa về phân kỳ âm, điều này cho trader thấy được rằng xu hướng tăng ở trước đó đang bị suy yếu dần hoặc sắp đảo chiều.
  • Từ trên xuống dưới, đường Tenkan-sen cắt vào đường Kijun-sen thể hiện việc trader nên vào một lệnh bán ngay sau khi thấy chuẩn bị kết thúc cây nến.
  • Ở đỉnh gần nhất sẽ đặt lệnh Stop Loss và tại mức hỗ trợ ở trước đó đặt Take Profit với một tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là 2R.
Vị thế bán trong chiến lược kết hợp chỉ báo RSI và Ichimoku

Vị thế bán trong chiến lược kết hợp chỉ báo RSI và Ichimoku

Và chiến lược này cũng sẽ được áp dụng tương tự với vị thế mua trong trường hợp xu hướng tăng đang là xu hướng chính ở khung lớn.

Minh họa về vị thế mua khi sử dụng chiến lược giao dịch kết hợp Ichimoku với chỉ báo RSI

Minh họa về vị thế mua khi sử dụng chiến lược giao dịch kết hợp Ichimoku với chỉ báo RSI

Những điều đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng chiến lược

Như đã nhắc đến ở phần trên, trader nên mở vị thế giao dịch giống theo như xu hướng chung của khung thời gian lớn để rủi ro các lệnh có thể gặp phải là thấp nhất. Nếu như trader không chú trọng đến việc xem xét xu hướng chính ở khung lớn thì khả năng các lệnh thất bại sẽ rất cao.

Trader có thể xem xét lại sự giao dịch này với biểu đồ EUR/USD khung H4 với xu hướng tăng.

Nếu không xem xét xu hướng chung của khung lớn thì phần lớn giao dịch sẽ thất bại

Nếu không xem xét xu hướng chung của khung lớn thì phần lớn giao dịch sẽ thất bại

Kết hợp chỉ báo mây Ichimoku cùng với những chỉ báo khác

Kết hợp chỉ báo Ichimoku và đường trung bình động trong giao dịch

Trong cấu tạo của chỉ báo Ichimoku, có đến 4 trong 5 đường là đường trung bình, cho nên trader khi kết hợp chỉ báo này cùng với đường trung bình động sẽ hình thành nên một chiến lược giao dịch vô cùng đơn giản. Bởi vì đều nằm trong nhóm chỉ báo xu hướng cho nên hai chỉ báo này có chức năng gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất ở đây đó chính là khả năng xác định ngưỡng kháng cự hoăc hỗ trợ ở tương lai và việc xác định xu hướng trong thị trường từ ngắn hạn cho đến dài hạn.

Đặc điểm của đường trung bình động

Đường bình động được viết tắt MA là một chỉ báo xu hướng hay còn biết đến là một công cụ phân tích kỹ thuật khá đơn giản. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến SMA – Đường trung bình động đơn giản và EMA – Đường trung bình động hàm mũ.

Khi kết hợp Mây Kumo (một thành phần của chỉ báo Ichimoku) cùng với đường EMA 20 và EMA 50, chiến lược giao dịch này sẽ được áp dụng ở các khung thời gian cao, chẳng hạn như khung D1 (hàng ngày).

Áp dụng chiến lược giao dịch vào khung vào khung thời gian như D1

Áp dụng chiến lược giao dịch vào khung vào khung thời gian như D1

Tuy nhiên, khi kết hợp Ichimoku nâng cao cùng với thêm hai đường trung bình động này nữa thì biểu đồ sẽ khá rối mắt khi quan sát. Đối với các trader mới, để đơn giản hơn thì có thể áp dụng chiến lược mây Ichimoku kết hợp cùng với mô hình nến.

Các trader mới có thể kết hợp Ichimoku với mô hình nến để đơn giản hơn khi giao dịch

Các trader mới có thể kết hợp Ichimoku với mô hình nến để đơn giản hơn khi giao dịch

Điểm vào lệnh, thiết lập dừng lỗ và chốt lời

Khi giá cắt vào đám mây Kumo, hai đường EMA giao cắt nhau thì sẽ xuất hiện hai tình huống giao dịch như sau:

  • Nếu hai đường EMA cắt nhau, đường giá có hướng di chuyển đâm xuống dưới, giá nằm bên dưới đám mây Kumo hoàn toàn thì đây là một tín hiệu bán.
Tình huống thể hiện tín hiệu bán cho trader

Tình huống thể hiện tín hiệu bán cho trader

  • Ngược lại nếu như hai đường EAM cắt nhau, nhưng đường giá có hướng đam lên trên và giá đi xuống hoàn toàn bên dưới đám mây Kumo thì đây là một tín hiệu mua.
Trường hợp thể hiện về một tín hiệu mua vào khi kết hợp Ichimoku và hai đường EMA

Trường hợp thể hiện về một tín hiệu mua vào khi kết hợp Ichimoku và hai đường EMA

Đặc biệt, nếu như giá vẫn nằm bên trong đám mây Kumo thì đây là một tín hiệu không được rõ ràng. Trader nên chờ đợi thêm các tín hiệu khác để xác nhận việc giao dịch chớ không nên vào lệnh vội vàng.

Đối việc điểm dừng lỗ, trader sẽ dùng đến kháng cự hoặc hỗ trợ ở gần nhất tùy vào từng vị thế bán hoặc mua. Còn đối với việc chốt lời, tỷ lệ rủi ro lợi nhuận ít nhất là 1:1 tùy thuộc vào sự kỳ vọng khác nhau của từng trader.

Giao dịch kết hợp chỉ báo Ichimoku và MACD

Kết hợp Ichimoku nâng cao cùng với MACD là một chiến lược giao dịch khá phổ biến đem lại hiệu quả cao trong giao dịch. Việc hệ thống giao dịch bổ sung thêm MACD sẽ có chức năng đánh giá được động lượng cũng như sức mạnh xu hướng. Từ đó, điều này sẽ có sự bổ sung tuyệt vời cho Ichimoku và xu hướng hiện tạo sẽ được xác nhận mạnh mẽ hơn.

Đặc điểm chỉ báo MACD

MACD là đường trung bình hội tụ phân kỳ được ra đời vào cuối những năm 1970. MACD được biết đến là một chỉ báo động lượng theo xu hướng thể hiện mối quan hệ mật thiết của hai đường trung bình động của giá. Đồng thời, chỉ báo cũng thông báo về tín hiệu mua khi mà nó vượt lên cắt vào phía trên đường tín hiệu, hoặc thể hiện tín hiệu bán khi nó cắt xuống bên dưới của đường tín hiệu.

Biểu đồ thể hiện sự kết hợp của MACD và chỉ báo Ichimoku

Biểu đồ thể hiện sự kết hợp của MACD và chỉ báo Ichimoku

Những nguyên tắc cần thiết khi giao dịch cùng với tín hiệu mua

  • Cặp tiền tệ phải có giá nằm bên trên Ichimoku.
  • Phía trên đường Zero phải có MACD Histogram.
  • Khi thoát lui lần đầu tiên đến đường Kijun-sen hoặc Tenkan-sen thì có thể vào lệnh mua.
  • Thiết lập điểm cắt lỗ ở phía bên dưới của đường Kijun-sen.
  • Thiết lập điểm chốt lời tùy thuộc vào từng sự kỳ vọng của mỗi trader.
Giao dịch tín hiệu mua với các nguyên tắc cơ bản

Giao dịch tín hiệu mua với các nguyên tắc cơ bản

Những nguyên tắc khi giao dịch cùng với tín hiệu bán

  • Cặp tiền tệ phải có giá nằm ở bên dưới mây Ichimoku.
  • Phía bên dưới đường Zero phải có MACD Histogram.
  • Khi thoái lui lần đầu tiên đến đường Kijun-sen hoặc đường Tenkan-sen thì tiến hành vào lệnh bán.
  • Thiết lập điểm cắt lỗ ở phía bên trên đường Kijun-sen.
  • Thiết lập điểm chốt lời tùy thuộc theo từng sự kỳ vọng giao dịch của mỗi trader.
Nguyên tắc không thể thiếu khi giao dịch cùng tín hiệu bán

Nguyên tắc không thể thiếu khi giao dịch cùng tín hiệu bán

Như vậy, chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI dự báo thị trường khá chính xác nhằm giúp trader có được các tín hiệu vào lệnh hiệu quả với xác suất thành công cao. Trader hãy nhớ rằng, giao dịch theo xu hướng sẽ là một chiến lược luôn luôn đem lại sự an toàn và giảm thiểu được vô vàn rủi ro. Như vậy, hy vọng với sự chia sẻ vừa rồi của Forexdictionary, trader hãy hiểu rõ hơn về chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI này và áp dụng chúng thành công nhé.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan