Để nhận biết xu hướng thị trường thì bạn không thể bỏ qua sự kết hợp Bollinger Band và RSI. Chúng sẽ giúp bạn giảm thiểu tín hiệu nhiễu và có quyết định giao dịch đúng. Bạn có thể nghĩ rằng chiến thuật này phức tạp, thế nhưng lại đơn giản để áp dụng và mang đến hiệu quả không ngờ. Bollinger Bands vs RSI là hai indicator khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự thông minh trong giao dịch. Forexdictionary.com sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp Bollinger Band và RSI trong bài viết này nhé!

Lý do vì sao có sự kết hợp Bollinger Band và RSI?

Không chỉ riêng kết hợp Bollinger Band và RSI mà việc kết hợp các chỉ báo kỹ thuật lại với nhau sẽ đem lại hiệu quả giao dịch rất lớn. Tác dụng của việc này chính là các chỉ báo sẽ bổ sung thông tin cho nhau, bù trừ điểm yếu cho nhau, cuối cùng là đem đến những tín hiệu về xu hướng giao dịch giúp tăng lợi nhuận cao nhất.

Thế nhưng không phải chỉ báo kỹ thuật nào cũng sẽ có thể kết hợp với nhau. Có những chỉ báo nằm chung trên một biểu đồ nhưng lại không hỗ trợ cho nhau, thậm chí còn gây ra sự xung đột, khiến các trader khó khăn trong việc quyết định đầu tư.

Vậy bạn có thắc mắc nguyên nhân lại có sự kết hợp Bollinger Band và RSI? Bạn có thể nhận lại điều gì nếu kết hợp hai chỉ báo này lại với nhau? Một số ưu điểm khi kết hợp Bollinger Band và RSI:

Minh hoạ về kết hợp Bollinger Band và RSI (biểu đồ: tradingview.com)

Minh hoạ về kết hợp Bollinger Band và RSI (biểu đồ: tradingview.com)

Bollinger Band vs RSI: một chỉ báo nhanh và một chỉ báo chậm (chỉ báo trễ)

Nếu là một trader nhiều năm, bạn sẽ biết Bollinger Band là một chỉ báo trễ. Nếu là một newbie thì bây giờ biết cũng không muộn anh em nha! Lý do nó là một chỉ báo trễ là vì khi có thông tin về giá thì nó mới hiển thị.  Ngược lại với RSI, nó được xem là chỉ báo nhanh vì nó báo hiệu về xu hướng thị trường trước thông tin giá cả.

RSI sẽ hỗ trợ các nhà giao dịch nắm được xu hướng thị trường nhanh nhất có thể. Bên cạnh đó còn đưa ra dự đoán về sự đổi chiều của giá tại thời điểm gần nhất trong tương lai. Thế nhưng cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm dành cho các chỉ báo sớm. Điển hình là đôi khi RSI sẽ đưa ra tín hiệu nhiễu hoặc sai. Nguyên nhân là do sự thay đổi giá trong tương lai không phải là điều dễ dàng để có thể đưa ra phán đoán chính xác. Mặt khác, tuy Bollinger Band được xem là một chỉ báo chậm nhưng lại cung cấp thông tin khá chính xác về giá. So với RSI thì chỉ báo này có độ uy tín cao hơn.

Có thể thấy Bollinger Band vs RSI có những điểm mạnh và điểm yếu trái ngược nhau. Thật thú vị khi nếu kết hợp cả hai lại mang đến một điều hợp lý không hơn không kém. Chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau, bù trừ nhược điểm của nhau mà không làm mất đi ưu điểm vốn có của chúng.

Một chỉ báo động lượng cùng một chỉ báo độ biến động

Như đã đề cập phía trên thì việc kết hợp hai chỉ báo trái ngược nhau về chức năng sẽ hình thành một chiến lược giao dịch tuyệt vời. Kết hợp Bollinger Band và RSI cũng dựa trên nguyên tắc này. RSI sẽ giúp chúng ta nhận biết được lợi thế của bên mua và bên bán, còn Bollinger Band sẽ thể hiện những sự thay đổi về giá theo từng thời điểm khác nhau.

Sự khác nhau của hai chỉ báo Bollinger Bands và RSI là một sự bù trừ hoàn hảo. Bạn sẽ không tìm thấy được sự xung đột giữa hai chỉ báo này. Ngược lại còn giúp cho anh em có những cái nhìn khái quát và chính xác hơn về thị trường.

Cụ thể, RSI sẽ thể hiện được bên mua hay bên bán đang chiếm thế mạnh trên thị trường. Bollinger Band sẽ cho ta thấy về sự thay đổi của xu hướng thị trường. Sự kết hợp Bollinger Band và RSI sẽ giúp các trader đến gần hơn với cơ hội tăng thêm lợi nhuận cá nhân.

Hướng dẫn giao dịch khi kết hợp Bollinger Bands và RSI

Kết hợp Bollinger Bands và RSI trong giao dịch

Kết hợp Bollinger Bands và RSI trong giao dịch

Cách thức hoạt động của Bollinger Band vs RSI

Phần trên bạn đã cùng forexdictioanry.com tìm hiểu về sự khác nhau của Bollinger Band vs RSI. Một bên là chỉ báo thể hiện sự thay đổi của thị trường, một bên là đem đến thông tin về động lượng thị trường.  Tưởng chừng như không thể kết hợp được hai chỉ báo quá khác biệt bản chất, bạn lại có thể nhận được một kết quả đáng mong đợi khi kết hợp Bollinger Band và RSI. Chiến lược này sẽ cung cấp thông tin về tình trạng quá mua hoặc quá bán tại thị trường.

Đầu tiên là RSI, chỉ báo này sẽ xác định giúp chúng ta về xu hướng của thị trường khi đang nằm ở mức quá mua ngưỡng trên 70, quá bán nếu chỉ báo RSI nhỏ hơn 30.

Điểm mạnh của RSI chính là xác định xu hướng thị trường quá mua/quá bán

Điểm mạnh của RSI chính là xác định xu hướng thị trường quá mua/quá bán

Tiếp theo với Bollinger Band, chức năng chính của chỉ báo này chính là sự xuất hiện của dấu hiệu thay đổi giá. Ngoài ra bạn có thể dựa vào chỉ báo này để có thể xác nhận rằng thị trường đang quá mua hay quá bán.

Cùng phân tích một dải Bollinger, số liệu sẽ thể hiện cho các nhà giao dịch biết  rằng 95% thời điểm giá luôn thuộc khu vực dải trên và dải dưới. Còn 5% sẽ là những thời gian giá tạm thời bị phá vỡ ra khỏi dải trên hoặc bị rơi xuống dải phía dưới. Đây cũng là thời điểm mà Bollinger Band cho ta thấy được thị trường đang vượt mức mua hoặc vượt mức bán.

Minh hoạ dải Bollinger Band thể hiện ngưỡng quá mua/ quá bán của thị trường

Minh hoạ dải Bollinger Band thể hiện ngưỡng quá mua/ quá bán của thị trường

Có những bạn sẽ có câu hỏi rằng khi chúng ta dùng cả 2 chỉ báo này để xác định tín hiệu quá mua hoặc quá bán thì cuối cùng cũng chỉ cần một loại tín hiệu, liệu dùng cả hai như vậy có quá dư thừa? Đây là một câu hỏi thông minh, trên thực tế thì hai chỉ báo này có cách tính toán hoàn toàn khác biệt, điều này tạo nên tín hiệu quá mua/quá bán có cấu trúc tạo thành khác nhau. Vì vậy, có thể nói kết hợp Bollinger Band và RSI mang lại tín hiệu quá mua/quá bán không trùng nhau hay dư thừa. Hơn hết, nó giúp trader giảm đi tín hiệu sai hay nhiễu, cung cấp tín hiệu về thị trường một cách chính xác.

Giao dịch quá mua quá bán cùng Bollinger Band vs RSI

Được rồi các anh em đã sẵn sàng để đến gần hơn với nguyên tắc kết hợp Bollinger Band và RSI chưa? Cụ thể chính là:

  • Cài lệnh mua (buy) khi RSI đang ở mức dưới 30, bên cạnh đó giá chạm hoặc phá vỡ ra khỏi dải Bollinger Band phía dưới (minh họa ví dụ vị trí số 1 bên dưới).
  • Cài lệnh bán (sell) khi RSI trên mức 70, cùng với đó là giá phá vỡ khỏi dải Bollinger phía trên (vị trí 2 trên hình minh hoạ).
Ví dụ minh hoạ về sự quá mua quá bán khi kết hợp Bollinger band và RSI

Ví dụ minh hoạ về sự quá mua quá bán khi kết hợp Bollinger band và RSI

Thêm vào đó hãy chú ý một vấn đề như sau: Đây là một problem chung không chỉ riêng gì phương pháp kết hợp Bollinger Band và RSI. Đó chính là không thể nào đạt được tuyệt đối 100% về tỷ lệ thành công khi áp dụng các chiến lược giao dịch hay sử dụng các công cụ để phát tín hiệu.

Điển hình với minh hoạ bên trên, bạn nhìn vào vị trí số 3, RSI đang ở mức nhỏ hơn 30 với một thời điểm rất lâu. Giá cũng có nhiều lần phá vỡ khỏi Bollinger Band bên dưới, thế nhưng vẫn tiếp tục có xu hướng giảm. Tuy cuối cùng có sự xuất hiện của sự đảo chiều về giá làm nó tăng mạnh, thế nhưng trước đó bạn đã rơi vào điểm Stoploss mấy lần nếu cài lệnh mua sớm.

Để hạn chế rơi vào tình trạng này, anh em cần dựa theo quy tắc Stoploss và quản lý vốn. Bên cạnh đó, các trader của sanforex.co có thể kết hợp các chức năng của các công cụ khác để đạt hiệu quả tích cực trong giao dịch. Cụ thể như tín hiệu nến đổi chiều, các đường hỗ trợ kháng cự…

Kết hợp Bollinger Band cùng phân kỳ RSI

Ngoài kết hợp Bollinger Band và RSI cơ bản cho ra tín hiệu quá mua quá bán, bạn có thể tận dụng thêm tính năng cho ra tín hiệu phân kỳ của giá đến từ chỉ báo RSI.

Cụ thể hãy đến với minh hoạ dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này. Chúng ta vẫn có RSI quá bán và Bollinger Band cũng vậy nhưng giá lại chỉ tăng ở một thời điểm ngắn rồi đổi chiều về xu hướng giảm. Bạn nghĩ rằng đây sẽ là một tín hiệu đúng về một lệnh đầu tư thua lỗ, nhưng tiếp đó lại nhận thấy giá đạt ngưỡng quá bán được cung cấp từ cả hai chỉ báo, bên cạnh đó RSI đã hình thành một phân kỳ tăng mạnh mẽ. Điều này cho thấy tín hiệu mua đang có lợi thế, giá sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Minh hoạ về sự kết hợp Bollinger Band và RSI phân kỳ

Minh hoạ về sự kết hợp Bollinger Band và RSI phân kỳ

Khi có cách áp dụng đúng về phương pháp kết hợp này, các trader sẽ có thể xác định được những tín hiệu tốt cho các cuộc giao dịch của mình.

Phương án kết hợp Bollinger Band và RSI trong giao dịch là một giải pháp tuyệt vời để tìm ra những tín hiệu của xu hướng thị trường. Tuy nhiên như sanforex.co đã nói, không có một phương pháp giao dịch nào mang đến hiệu quả 100%. Ngoài Bollinger Band vs RSI thì nhà giao dịch hãy tìm hiểu thêm về một số sự kết hợp khác để tăng tỷ lệ thành công của mình. Bên cạnh đó cần có cách quản lý vốn đúng đắn để hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Xem thêm:

Bollinger Band Width – BBW trong forex là gì?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan