EBITDA là gì? Để đánh giá hiệu suất hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì bất kỳ một nhà đầu tư hay quản lý nào cũng không thể bỏ qua chỉ số quan trọng – EBITDA. Vậy chỉ số EBITDA là gì? Ứng dụng của EBITDA trong lĩnh vực tài chính ra sao? Công thức tính EBITDA? Nội dung bài viết sẽ cho bạn đọc có cái nhìn bao quát và tổng quan hơn nhé!

Khái niệm EBITDA là gì?

Chỉ số EBITDA là gì?

Chỉ số EBITDA là gì?

EBITDA được viết tắt từ cụm Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, đây là chỉ số phản ánh mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào trước lãi vay, thuế và khấu hao. Trong đó:

  • Earnings: Có nghĩa là thu nhập, nói một cách đơn giản đây là những giá trị mà công ty thu mang lại trong một khoảng thời gian nhất định. Để xác nhận chính xác chỉ số này trong EBITDA, doanh nghiệp chỉ cần trừ đi khoản vốn và chi phí hoạt động của dự án ra khỏi tổng doanh thu là được.
  • Interest: Chi phí lãi vay, chỉ số này đa phần liên quan mật thiết đến chi phí trả nợ. Ngoài ra, chỉ số này còn là thước đo cho việc tiền lãi mà bạn kiếm được là bao nhiêu, mặc dù nó chủ yếu đề cập đến một khoản chi nhất định. Trong EBITDA, đối với chi phí khoản lãi vay sẽ không được khấu trừ vào mục thu nhập.
  • Tax: Lợi nhuận hoạt động, đối với mục này thường bao gồm hai thành phần là thu nhập trước lãi vay và sau thuế.Ngoài ra chúng còn có thể biểu thị bằng EBIT.
  • Depreciation and Amortization: Khấu hao thể hiện sự hao mòn, tụt giảm giá trị hiện vật so với ban đầu, ví dụ như máy móc, dụng cụ hoặc các phương tiện giao thông,… Những điều này thường liên quan mật thiết đến việc sử dụng theo thời gian.

Tiền thân của chỉ số EBITDA là EBIT, tuy nhiên EBIT không bao gồm chi phí triển khai dự án thực hiện và các chi phí khác liên quan đến vấn đề dùng tiền mặt. Mục đích của việc sử dụng khấu trừ này là loại bỏ các yếu tố khách quan mà chủ đầu tư có quyền quyết định. Ví dụ như tài sản vay nợ, thuế, phương pháp khấu hao và cấu trúc vốn.

Công thức tính chỉ số EBITDA chuẩn xác

Hiện nay, chỉ số EBITDA được các doanh nghiệp áp dụng theo hai công thức tính cơ bản như sau:

Đầu tiền cho cách tính EBITDA là dùng thu nhập ròng và cộng lại lãi suất cho các khoản đi vay. Ví dụ như vay lãi từ ngân hàng trái phiếu đã phát hành, khoản thuế phải chi trả, hay giá trị không khấu hao cũng như khấu hao. Công thức cụ thể:

Cách tính EBITDA đơn giản, chuẩn xác

Cách tính EBITDA đơn giản, chuẩn xác

  1. EBITDA = Lợi nhuận ròng + Lãi vay + Thuế + Khấu hao
  2. EBITDA = Ebit + Khấu hao

Để hiểu rõ hơn về công thức tính chỉ số EBITDA này, chúng ta hãy cùng xem một ví dụ bên dưới như sau:

Doanh nghiệp X có bảng báo cáo kinh doanh với doanh thu là 200.000 đô la, lợi nhuận thu được khi chưa trừ thuế là 60.000 đô la, lãi cho khoản vay là 40000 đô la, thuế mà doanh nghiệp thu về là 40.000 đô la, 20,000 đô la cho chi phí khấu hao và tiếp đến là 20.000 đô la sau thuế. Lúc này chỉ số EBITDA sẽ được tính như sau:

EBITDA = Lợi nhuận ròng + Lãi vay + Thuế + Khấu hao = 20.000 + 40.000 + 40.000 + 20.000 = 120.000

Ý nghĩa của EBITDA là gì trong doanh nghiệp?

Đối với bất kỳ một chỉ số kinh tế nào được áp dụng trong tình hình kinh doanh thì cũng mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau cho doanh nghiệp hay tổ chức. Dưới đây là một số ý nghĩa mà các nhà đầu tư hay doanh nghiệp cần nắm bắt:

  • EBITDA cho thấy khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng một lĩnh vực như thế nào. Từ đó các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra nhận xét và đánh ra đâu là doanh nghiệp có tiềm năng nhất khi đầu tư bất kỳ một dự án nào đó.
  • EBITDA thể hiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tốt và mô tả số tiền mặt mà công ty đó thể hiện trước khi gánh các khoản nợ đang vay.
  • EBITDA cho kết quả chính xác doanh nghiệp đó có tài chính ổn định và tốt hay không. Đối với các công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ số thì tỷ lệ trượt giá cao, tỷ suất lợi nhuận ròng có phần kém đi. Ngoài ra, chỉ số EBITDA ảnh hưởng trực tiếp đến phần còn lại của thông tin báo cáo tài chính lớn hơn tại thời điểm này. Chính vì vậy mà doanh nghiệp có cơ hội thu hút thêm nhiều nhà đầu tư rót vốn vào hơn.
  • Dựa trên các thông tin mà chỉ số EBITDA cung cấp, các nhà đầu tư sẽ nhận biết được doanh nghiệp đó có khả năng kiểm soát tốt các chi phí hoạt động hay không.

So sánh sự khác biệt giữa chỉ số EBITDA và chỉ số EBIT

EBIT và EBITDA có mối liên hệ tương đồng nhau nhưng vẫn cần có sự phân biệt

EBIT và EBITDA có mối liên hệ tương đồng nhau nhưng vẫn cần có sự phân biệt

Nếu ai chưa nắm rõ và có sự hiểu biết chi tiết về một số thuật ngữ trong chuyên ngành lĩnh vực tài chính thì sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa chỉ số EBITDA và EBIT. Còn đối với các trader có kinh nghiệm lâu năm, họ đã quá quen thuộc với hai chỉ số này. Về cơ bản, một doanh nghiệp cần xác định chiến lược hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không thì sẽ áp dụng loại chỉ số này. Nếu đã nhìn nhận một cách khái quát, EBITDA và EBIT có sự khác biệt rõ trong cách thức hoạt động lẫn ý nghĩa đằng sau nó.

Về định nghĩa

EBITDA là thước đo kết quả thu nhập trước khi tính lãi vay, thuế và khấu hao. Ngược lại với EBIT, chỉ số này chủ yếu đề cập đến kết quả phần thu nhập trước lãi vay và thuế.

Về công thức

EBITDA và EBIT có công thức tính riêng biệt, cụ thể như sau:

  • EBITDA = EBIT + Chi phí khấu hao + Chi phí trừ dần = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
  • EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động = Thu nhập ròng + Thuế + Lãi vay

Về vai trò

EBITDA biểu thị kết quả hoạt động của công ty có hiệu quả hay không khi đã được trừ đi các khoản chi phí (không bao gồm tiền lãi, thuế và khấu hao). Chỉ số này được xây dựng chủ yếu trên cơ sở dòng tiền. Còn EBIT đánh giá mức độ lợi nhuận cao hay thấp của công ty sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế. Cơ sở dồn tích thường được áp dụng cho EBIT.

Nên áp dụng EBITDA trong những trường hợp nào?

Dưới đây là một số trường hợp cần áp dụng chỉ số EBITDA:

  • Để đánh bóng tên tuổi công ty, xanh dựng danh tiếng, tạo niềm tin vững chắc trong mắt các nhà đầu tư thì việc áp dụng chỉ số EBITDA là hữu dụng nhất. Bởi đây là công cụ mang lại kết quả tốt thể hiện tài chính doanh nghiệp tốt, tỷ lệ và quy mô đáng kể trở xuất sắc và hoàn hảo hơn. 
  • Thông qua chỉ số EBITDA, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các khía cạnh, môi trường kinh doanh mà họ đang cần biết. Ngoài ra, nhờ vào chỉ số này mà họ có thể so sánh dễ dàng hơn giữa các doanh nghiệp với nhau kh cạnh tranh cùng một lĩnh vực ở một thời điểm cụ thể nào đó.
  • Ngoài ra chỉ số EBITDA còn được áp dụng trong một số trường hợp như định giá EV/EBITDA, Nợ/EBITDA, biên EBITDA, hoặc một số dòng tiền đang lưu động trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Những ứng dụng của EBITDA trong lĩnh vực tài chính

Tính toán EBITDA Margin

EBITDA Margin được hiểu là tỷ suất sinh lời nhằm đo lường kết quả thu nhập mà các doanh nghiệp tạo ra khi hoạt động trước lãi vay, thuế, khấu hao. Chỉ số được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu với công thức như sau:EBITDA Margin = EBITDA/ Revenue (doanh thu thuần).

EBITDA Margin thể hiện rõ mức sinh lời mà công ty đó đang hoạt động, điều này giúp chúng ta thấy được tình hình kinh doanh tại đó có ổn định hay không. Ngoài ra, chỉ số này còn biểu thị cho những đánh giá khách quan và tổng thể nhất về doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong việc so sánh tình hình hoạt động giữa các công ty qua các năm.

Nếu chỉ số EBITDA cho kết quả cao, đồng nghĩa với việc lớn hơn 15% và hoạt động ổn định theo thời gian thì doanh nghiệp đó đang kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó, khả năng chi trả các dòng tiền cần thiết của những công ty này cũng tốt hơn so với những đơn vị có kết quả chỉ số EBITDA Margin thấp.

Chỉ số Nợ vay ròng/EBITDA

Doanh nghiệp dùng hệ số Nợ vay ròng/EBITDA nhằm đo lường kết quả tài chính và khả năng trả nợ có nhanh chóng không. Có thể nói, chỉ số này là thước đo cho thấy công ty đó có năng lực tạo tiền để trả nợ gốc và lãi vay khi hoạt động hay không, thời gian để trả hết các khoản vay là bao lâu.

Thông qua tỷ lệ này, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc xem tiềm lực tài chính của bản thân có khả năng thực hiện tốt các khoản đầu tư trong tương lai hay không. Đối với kết quả cho tỷ lệ thấy, cụ thể là dưới 2 thì chứng tỏ doanh nghiệp đó hoạt động tốt, không có khoản vay nào đang vượt tầm kiểm soát và dư sức đáp ứng mọi nghĩa vụ công nợ. Nếu tỷ số này lớn hơn 4, doanh nghiệp cố gắng nhiều hơn vì những khoản nợ đang gánh khá nặng nề. Trong trường hợp này, bạn là nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ xem có nên bắt tay hợp tác và đầu tư không nhé.

Tuy nhiên, chỉ số này không áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh, bởi mỗi một lại hình kinh doanh khác nhau sẽ đòi hỏi một khoản vốn riêng biệt. Chính vì vậy, hãy là nhà đầu tư thông minh khi chỉ sử dụng chỉ số này để đối chiếu nhanh giữa các doanh nghiệp cùng trong một lĩnh vực.

Chỉ số EV/EBITDA

Chỉ số EV/EBITDA được dùng với mục đích định giá cổ phiếu và tốc độ phát triển của doanh nghiệp đó như thế nào sau khi đã trừ đi vốn chủ sở hữu và các khoản ghi nợ. Với tư cách là một nhà đầu tư, khi doanh nghiệp nào đó có chỉ số EV/EBITDA càng thấp thì chứng tỏ cố phiếu càng có giá trị cao và xứng đáng cho việc đầu tư nhanh.

Những mặt còn tồn động của chỉ số EBITDA là gì?

Doanh nghiệp cần nắm bắt một số mặt hạn chế của EBITDA tránh sai sót không đáng có

Doanh nghiệp cần nắm bắt một số mặt hạn chế của EBITDA tránh sai sót không đáng có

Với những nội dung được chia sẻ ở trên, EBITDA được áp dụng rộng rãi nhờ vào nhiều công dụng bổ ích khác nhau. Điển hình như bổ sung đầy đủ các chỉ số trên những bài báo cáo tài chính và làm các nhà đầu tư cảm thấy an tâm cũng như hài lòng.

Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp không muốn gặp rủi ro, nhận cảnh tiền mất tật mang thì hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng về một số mặt hạn chế đang tồn tại của EBITDA. Chỉ số này được các chuyên gia nhận định là một trong các con dao hai lưỡi bởi không có bất kỳ phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối. Hiện nay, các chỉ số đa phần đều tồn tại hai mặt là ưu và nhược điểm. Sau đây là một số mặt xấu đang còn tồn động của EBITDA mà các nhà đầu tư cần chú ý khi áp dụng.

EBITDA đang bị nhiều trader hiểu nhầm thành một dòng tiền ảo nào đó

Kết quả của EBITDA là từ một con số sau khi đã được trừ đi các khoản chi phí như khấu hao, điều này đã làm cho nhiều trader hiểu lầm thành một dòng tiền ảo nào đó trên thị trường. Tuy nhiên, EBITDA chỉ là chỉ số đại diện cho khả năng tạo ra lợi nhuận về một dự án nào đó mà doanh nghiệp đang đầu tư. Đây không phải 100% là chỉ báo cho dòng tiền của doanh nghiệp. Một phi phát sinh các khoản phí lưu động, EBITDA sẽ không được xem xét về những trường hợp thay đổi đột ngột này. CHẳng hạn như dòng tiền được sử dụng với mục đích đầu tư hoặc vốn doanh nghiệp.

Những rủi ro thường gặp về khoản vay khi áp dụng phương pháp EBITDA

Bản chất của chỉ số EBITDA không liên quan đến một số khoản phí như sửa chữa, thiết bị, bảo trì máy móc nên dẫn đến việc hạng mục vay không khớp so với thực tế. Về cơ bản, một doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ phát sinh thêm rất nhiều loại chi phí khác nhau. Đây cũng là lý do mà tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải xử lý, nâng cấp theo từng năm. Điển hình như chi phí khắc phục, bảo trì máy móc, cơ sở vật tư, trang thiết bị tại công ty.

Hiệu suất hoạt động bị hiểu sai lệch bản chất

Vì EBITDA không cân nhắc đến các chi phí như chi phí kinh doanh đã làm cho chỉ số này trở nên cao hơn so với EBIT và lợi nhuận ròng rất nhiều lần. Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp sẽ lợi dụng chỉ số này nâng mức lợi nhuận, đưa tên tuổi công ty lên tầm cao mới. Đây cũng là lý do khiến các nhà đầu tư hiểu nhầm hiệu suất hoạt động kinh doanh trở thành lợi nhuận như trên. Từ đó các khoản đầu tư của họ như đổ sông đổ biển, thậm chí thảm bại vô cùng.

EBITDA làm cho danh tiếng doanh nghiệp trở nên thấp kém

Về cơ bản, khi các doanh nghiệp áp dụng chỉ số EBITDA đã bị đánh giá là thấp kém, thiếu chuyên nghiệp về giá trị và bản chất vốn có ban đầu. Kết quả này không chỉ diễn ra về những số liệu doanh thu của họ mà còn tiếp diễn khi họ chỉ tập trung duy nhất vào EBITDA.

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ ở trên, bạn đọc dễ dàng nắm được EBITDA là gì, Ứng dụng của EBITDA trong lĩnh vực tài chính kinh tế. Tuy nhiên, bất kỳ một chỉ số kinh tế nào cũng luôn tồn tại hai mặt ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy các trader cần nắm rõ bản chất, cách sử dụng thông minh, hiệu quả để tránh những sai lầm không đáng có nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Những ưu và nhược điểm của WACC – Weighted Average Cost of Capital

Điểm mạnh và điểm yếu của NAV – Net Asset Value

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan