CySEC là gì? Đây là một trong những giấy phép chứng minh được độ uy tín, chất lượng của một sàn giao dịch ngoại hối. Cụ thể giấy phép CySEC là gì? Những thông tin liên quan đến giấy phép này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.

Định nghĩa CySEC là gì?

Tìm hiểu CySEC là gì?

Tìm hiểu CySEC là gì?

CySEC tên đầy đủ là Cyprus Securities and Exchange Commission, tức là Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp. Được thành lập vào năm 2001, CySEC có trụ sở tại Nicosia thuộc đảo Cyprus. Ủy ban ra đời bởi mục tiêu là kiểm soát và theo dõi các thị trường tài chính có trụ sở trong nước.

Bên cạnh đó, CySEC còn chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, không được Hiệp hội luật sư Síp và ICPAC kiểm soát.

Vì Cyprus thuộc thành viên của khối thịnh vượng Liên Minh Châu Âu (EU) nên các nguyên tắc và quy trình hoạt động của CySEC cũng phải dựa theo Luật cân bằng tài chính MiFID.

Vai trò của CySEC là gì?

Từ khi được xây dựng cho đến này, cơ quan CySEC vẫn theo đuổi các mục tiêu:

Cơ quan CySEC và mục tiêu hoạt động

Cơ quan CySEC và mục tiêu hoạt động

  • Quản lý các sàn giao dịch trong nước, các tổ chức tài chính do cơ quan cấp phép.
  • Cung cấp giấy phép hoạt động cho các sàn giao dịch, tổ chức tài chính hoạt động liên quan đến chứng khoán, Forex và CFD.
  • Rà soát, đối chiếu thông tin của các Broker trong phạm vi kiểm soát. Quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ quy trình hoạt động của các nhà môi giới này. Đồng thời đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc.
  • Tiến hành kiểm tra định kỳ để củng cố và điều chỉnh luật sao cho phù hợp với từng giai đoạn. Tất cả phải đảm bảo khả thi, công bằng và minh bạch.

Để được cấp phép bởi CySEC, Broker cần đáp ứng những gì?

Một sàn giao dịch phải có đủ các yêu cầu nghiêm ngặt và chặt chẽ của CySEC đưa ra mới có thể được cấp phép hoạt động hợp pháp.

Những tiêu chí để trở thành một nhà môi giới có giấy phép của CySEC

Những tiêu chí để trở thành một nhà môi giới có giấy phép của CySEC

Cụ thể:

  • Nguồn vốn của doanh nghiệp: CySEC sẽ duyệt các nhà môi giới có tính cạnh tranh và vững mạnh về tài chính. Chi tiết hơn, quy định vốn ít nhất cho các Broker Forex STP là 125,000 EUR và 730,000 EUR với sàn Market Making. Để có thể nhận giấy phép từ CySEC, doanh nghiệp phải đáp ứng được điều này đầu tiên.
  • Trụ sở văn phòng chính: Broker phải có trụ sở văn phòng chính tại Síp và có 3 nhân sự cao cấp, trong đó cấp giám đốc phải là người nước này.
  • Chuyên môn: Những CEO điều hành doanh nghiệp phải có kinh nghiệm chuyên sâu, có thể nói là ở cấp độ Excellent trong lĩnh vực. Bên cạnh đó, giám đốc cũng phải chứng minh được khả năng tài chính của mình.
  • Quỹ bồi thường: Bên cạnh số vốn cần có, nhà môi giới phải phân chia nguồn tiền cho một Quỹ được gọi là Quỹ Bồi thường Nhà đầu tư (ICF).
  • Mô hình kinh doanh: Nhà môi giới cần có cơ sở tài chính vững mạnh, lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh cao.

Một khi đã được cấp giấy phép CySEC, nhà môi giới được xem là một Broker uy tín, chất lượng nhất. Bởi vì không phải sàn giao dịch nào cũng có thể được cấp giấy phép này. Nhà giao dịch từ đó có thể yên tâm hơn khi thực hiện giao dịch trên các sàn này.

Cơ quan CySEC quản lý nhà môi giới ra sao?

Khi đã nhận được giấy phép từ CySEC, Broker sẽ bị quản lý, giám sát bởi các quy định nghiêm ngặt của cơ quan này. Bao gồm:

Cơ quan CySEC có quy định gì đối với các nhà môi giới được cấp phép?

Cơ quan CySEC có quy định gì đối với các nhà môi giới được cấp phép?

Đầu tiên, toàn bộ các Broker với sự giám sát của CySEC phải đảm bảo vốn kinh doanh tối thiểu 750.000 EURO. Đồng thời đây cũng là nguyên tắc mới do MiFID bổ sung.

Thứ hai, cơ quan yêu cầu các nhà môi giới phải thường báo cáo tài chính. Báo cáo này sẽ được gửi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét. Bên cạnh đó, những Broker này phải báo cáo kiểm toán do kiểm toán viên được ủy quyền tiến hành.

Thứ ba, CySEC yêu cầu tiền nạp của khách hàng phải nằm ở các tài khoản riêng biệt không liên quan với những ngân hàng Cấp 1 lớn tại Châu Âu.

Thứ tư, nhà môi giới phải dựa theo các quy định mới của CySEC và MiFID đề ra để hoạt động. Chúng khả thi và dựa theo sự biến đổi của thị trường tài chính.

Thứ năm, Broker cần có một quỹ bồi thường cho khách hàng của mình trong trường hợp vỡ nợ hoặc phá sản. Quỹ này thông qua Quỹ Bồi thường đầu tư (ICF). Đây là một cơ quan cung cấp tiền đền bù cho Broker tối đa 20.000 EUR nếu họ xảy ra các tình trạng trên. Đây cũng là giải pháp đảm bảo sự an toàn cho nhà giao dịch đầu tư vào nền tảng.

Vì sao chúng ta nên tin tưởng vào những Broker có giấy phép CySEC?

Thông qua các quy định do CySEC yêu cầu các nhà môi giới tài chính phía trên, bạn có thể nhận thấy rằng những điều này hoàn toàn có lợi cho chúng ta, những nhà giao dịch. Mặc dù nó không gắt gao như giấy phép ASIC hay FCA, nhưng CySEC vẫn đang không ngừng nỗ lực để trở nên tốt hơn nữa trong tương lai. Với mục tiêu tìm kiếm các Broker chất lượng dành cho nhà đầu tư.

Nhà giao dịch có thể thực hiện khiếu nại và được giải quyết nhanh chóng. Khiếu nại này được theo dõi từ tòa án, giám sát viên. Điều này giúp trader bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Khi có sự giám sát của CySEC, bạn sẽ không cần lo lắng việc chọn phải một Broker lừa đảo. CySEC tuyệt đối cấm các Broker có hành vi kinh doanh trái phép, không minh bạch. Họ sẽ bị tước giấy phép hoạt động ngay lập tức.

Nhà giao dịch và những lợi ích khi tham gia giao dịch tại các Broker có giấy phép CySEC

Nếu là một khách hàng của những Broker có giấy phép CySEC, bạn sẽ luôn được lắng nghe, quan tâm và khi có bất kỳ vấn đề gì cần giải quyết, sẽ đều được xử lý nhanh chóng. Tất cả những điều này với mục tiêu xây dựng một sàn giao dịch chất lượng.

Trader giao dịch tại nhà môi giới có cấp phép bởi CySEC sẽ có quyền lợi như thế nào?

Trader giao dịch tại nhà môi giới có cấp phép bởi CySEC sẽ có quyền lợi như thế nào?

Khi phát hiện nhà môi giới có hành vi gian lận, lừa đảo, trader có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. CySEC sẽ thực hiện kiểm tra và rà soát kỹ càng hơn. Trường hợp nhẹ chỉ cảnh báo nhưng nếu nặng hơn sẽ bị tước giấy phép hoạt động cho các Broker này. Nguyên nhân là họ không minh bạch, gian dối với khách hàng.

Trader cũng sẽ được nhận khoản đến bù dựa theo chính sách tối đa 500 triệu đồng (Tương đương với 20.000 EUR) nếu như nhà môi giới phá sản, vỡ nợ.

Tiền nạp của nhà giao dịch sẽ nằm ở một tài khoản riêng. Khoản tiền này được bảo vệ ở các ngân hàng lớn nhất trên thế giới.

Thêm vào đó, trader có thể lựa chọn các nhà môi giới được cấp các giấy phép thuộc các cơ quan tài chính hàng đầu như: ASIC, FCA,…

Làm sao để biết nhà môi giới được cấp giấy phép CySEC?

Để nhận biết một sàn môi giới Forex có giấy phép của cơ quan CySEc, bạn nên thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào website chính thức của CySEC: https://www.cysec.gov.cy/en-GB/home/

Bước 2: Click “Regulated Entities” và tiếp đó là “Investment Firms”.

Hướng dẫn xác định sàn giao dịch được cấp giấy phép CySEC

Hướng dẫn xác định sàn giao dịch được cấp giấy phép CySEC

Bước 3: Nhập tên nhà môi giới bạn muốn kiểm tra ở khung “Search”.

Điền tên sàn giao dịch tại đây để kiểm tra

Điền tên sàn giao dịch tại đây để kiểm tra

Bước 4: Bạn sẽ thấy những thông tin về nhà môi giới muốn kiểm tra thông tin. Nếu không hiển thị, tức là Broker này không được cấp giấy phép từ CySEC.

Các thông tin về Broker sẽ hiện ra để bạn kiểm tra

Các thông tin về Broker sẽ hiện ra để bạn kiểm tra

Thật dễ dàng để có thể kiểm tra nhà môi giới có giấy phép CySEC phải không nào. Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có thể tìm được một Broker uy tín và chất lượng.

CySEC sẽ xử lý các Broker vi phạm như thế nào?

Với những phát hiện nhận thấy Broker có hành vi vi phạm, trái quy định, CySEC sẽ đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Theo dõi và thay đổi các hoạt động của Broker tại Síp hoặc các thị trường kinh doanh khác tại khu vực này.

Yêu cầu chấm dứt hoạt động hành vi trái phép trên thị trường chứng khoán và Forex.

Hành động như một trọng tài để phân xử các khiếu nại của nhà đầu tư đối với các nhà môi giới ngoại hối và buộc tội họ đình chỉ giao dịch liên quan đến tài sản đối với các sàn giao dịch có vấn đề.

Đứng với vị trí như là trọng tại để giải quyết các khiếu nại của nhà giao dịch với các Broker. Kiểm tra và thực hiện xử lý theo như đúng quy định. Broker sẽ bị đình chỉ, phạt tài chính nếu như liên quan đến các vấn đề trái phép.

Danh sách các Broker được cấp phép bởi CySEC

Dưới đây là những sàn giao dịch Forex được CySEC cấp giấy phép. Khi giao dịch ở những sàn giao dịch này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn, chất lượng.

IQ Option

IQ Option được CySEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tại Síp cấp phép hoạt động và chịu quản lý. Số đăng ký doanh nghiệp là HE327751 và số giấy phép CySEC là 247/14. Những quy định của CySEC được trực tiếp điều chỉnh theo luật tài chính MiFID của EU.

IQ Option là một Broker uy tín nhất hiện nay

IQ Option là một Broker uy tín nhất hiện nay

IQ Option sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ của CySEC. Các hoạt động giao dịch tại đây phải minh bạch và rõ ràng. Đây cũng là điều để bảo vệ lợi ích người dùng.

Exness

Sàn Exness là một trong những Broker uy tín ra mắt vào năm 2008. Ngoài giấy phép của CySEC, sàn Exness còn được quản lý bởi cơ quan hàng đầu CFA. Trụ sở chính của Exness được đặt tại Cộng hòa Séc. Đây là đất nước hội tụ các doanh nghiệp tài chính hàng đầu. Trang web chính của Exness là exness.com.

Sàn Exness với độ tin cậy hàng đầu

Sàn Exness với độ tin cậy hàng đầu

Sàn Exness còn được cấp phép bởi các cơ quan dưới đây:

  • FSA – Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) Seychelles cấp phép và giám sát theo số giấy phép SD 025.
  • FSCA – Cơ quan kiểm soát tài chính tại Nam Phi với số FSP là 51024.
  • CySEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp cấp phép và theo dõi theo số giấy phép 178/12.
  • FCA: Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính FCA cấp phép và giám sát tại Vương quốc Anh theo mã số Đăng ký Dịch vụ Tài chính 730729.

Liteforex

Liteforex được thành lập ở Quần đảo Marshall với mã 63.888 và được các cơ quan cấp cao cấp phép. Cụ thể:

Sàn giao dịch được tín nhiệm bởi các nhà giao dịch - Liteforex

Sàn giao dịch được tín nhiệm bởi các nhà giao dịch – Liteforex

CySEC-Cyprus Securities and Exchange Commission. Cơ quan chuyên cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp tài chính. Tại đây bạn hoàn toàn có thể đảm bảo về độ uy tín. Cũng giống như FCA, CySEC sẽ theo dõi các hoạt động của Liteforex. Khi có hành vi trái phép, Broker sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh.

XTB

Sàn XTP là một trong những Broker có giấy phép của CFD (Khá hiếm) được thế giới công nhận về lĩnh vực chứng khoán. XTB hiện nay có 13 văn phòng ở khắp mọi nơi như Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Chile,…Sàn XTB cung cấp cho nhà giao dịch 2000 sản phẩm đa dạng, dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp,…Tất cả tạo nên một hệ thống giao dịch hàng đầu hiện nay.

Bạn có thể tham khảo qua sàn giao dịch hot nhất hiện nay - XTB

Bạn có thể tham khảo qua sàn giao dịch hot nhất hiện nay – XTB

Ngoài CySEC, sàn XTB còn được các cơ quan tài chính hàng đầu khác cấp phép như: FCA, CySec, KNF, IFSC và CNMV.

XM

Sàn XM là một Broker được xây dựng vào năm 2009 do Trading Point Holdings Ltd. sở hữu. Đến với XM, mọi giao dịch đều được đảm bảo công khai, rõ ràng. Khi có bất cứ hành động vi phạm, trader sẽ được CySEC hỗ trợ hết mình để đảm bảo quyền lợi. Ngoài CySEC, XM còn được cấp phép bởi các cơ quan khác như:

XM là một sàn giao dịch được cấp phép bởi rất nhiều cơ quan cao cấp

XM là một sàn giao dịch được cấp phép bởi rất nhiều cơ quan cao cấp

  • CySEC: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp với số giấy phép: 120/10).
  • AFSL: Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (AFSL 443670).
  • IFSC: Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (Giấy phép số 000261/158).
  • DFSA: Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai (DFSA) (số tham chiếu F003484).

FBS

Sàn FBS là một trong những sàn giao dịch đa quốc gia không thể thiếu trong danh sách ngày hôm nay. Nếu là một trader Forex, bạn chắc chắn đã nghe qua cái tên FBS một lần. Sàn Forex với mức độ uy tín cực cao, khả năng nạp rút tiền nhanh, mọi giao dịch được xử lý nhanh chóng. Sàn cũng được quản lý và giám sát bởi CySEC.

FBS là một trong các sàn Forex được các trader yêu thích

FBS là một trong các sàn Forex được các trader yêu thích

Thắc mắc của trader liên quan đến giấy phép CySEC là gì?

Cuối cùng, chúng ta sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến CySEC – Cơ quan tài chính cấp cao tại Síp.

Những rủi ro gì có thể xảy ra nếu như giao dịch ở một Broker không được cấp phép bởi CySEC?

Như chúng ta đã đề cập phía trên, CySEC mang lại rất nhiều quyền lợi cho nhà giao dịch. Một sàn giao dịch khi có giấy phép của CySEC, họ được quản lý, giám sát nghiêm ngặt nên bạn có thể tránh được các nguy cơ về lừa đảo. Ngoài ra, bạn có thể quan tâm đến những Broker được cấp giấy phép bởi FCA (Anh), ASIC (Úc).

Liệu tôi có được đền bù nếu Broker có giấy phép CySEC bị phá sản?

CySEC sẽ không bồi thường cho các nhà giao dịch. CySEC chỉ có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại giữa nhà giao dịch và sàn môi giới. Tuy nhiên, những sàn Forex được CySEC cấp phép phải có Quỹ bồi thường dành cho khách hàng của mình. Bạn có thể được đền bù trong trường hợp sàn giao dịch phá sản.

Với bài viết ngày hôm nay của chúng tôi, các bạn đã biết thêm giấy phép CySEC là gì? Quyền lợi của trader khi lựa chọn một sàn Forex được cấp phép bởi CySEC. Hãy truy cập thêm trang web của chúng tôi để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các anh em giao dịch thành công!

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan