Chỉ báo Aroon là gì? Có thể bạn chưa biết nhưng Aroon chính là một trong những chỉ báo động lượng đưa ra tín hiệu về sự thay đổi xu hướng hoặc là đảo chiều trên thị trường. Đây là chỉ báo hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giao dịch mà các Traders không nên bỏ qua. Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng Forex Dictionary tìm hiểu và khám phá toàn bộ thông tin về chỉ báo này nhé!

Chỉ báo Aroon – Chỉ báo động lượng trên thị trường Forex

Chỉ báo Aroon là gì? Aroon Indicator chính xác là một chỉ báo động lượng và được phát triển bởi một nhà toán học tên là Tushar Chande vào năm 1995. Dựa trên ngôn ngữ tiếng Phạn, Aroon được hiểu như là ánh sáng sớm của mặt trời, là ánh sáng bình minh. Bởi vì cảm thấy đây là một cái tên tuyệt vời, phù hợp với ý nghĩa của chỉ báo này nên Chande đã đặt tên cho nó là Aroon. Đúng như cái tên “ánh sáng bình minh”, chỉ báo Aroon cho các nhà giao dịch biết rằng xu thế thị trường đã chính thức bắt đầu hay chưa?

Giới thiệu vài điều cơ bản về chỉ báo Aroon là gì

Giới thiệu vài điều cơ bản về chỉ báo Aroon là gì

Chỉ báo Aroon biểu diễn trên thị trường trong dạng hai đường biến động phía dưới biểu đồ. Phạm vi dao động nằm trong ngưỡng 0 – 100%. Hai đường này sẽ chia thành Aroon tăng ( Aroon Up) và Aroon giảm ( Aroon down). Dựa vào hình thái biểu diễn của hai đường này mà các nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận định được thị trường đang có xu hướng hay không?

Công thức tính bao quát của chỉ báo Aroon là gì?

Đường Aroon tăng cùng đường Aroon giảm sẽ phụ trách nhiệm vụ đo lường số chu kỳ từ khi giá được ghi nhận tại ngưỡng cao nhất hoặc là thấp nhất.

Đường Aroon Up: Được tính dựa vào những ngưỡng giá cao nhất.

Đường Aroon Down: Được tính dựa vào những ngưỡng giá thấp nhất.

Công thức tính của chỉ báo động lượng Aroon dựa trên chu kỳ ngày như sau:

Aroon Oscillator Indicator = Aroon Up – Aroon Down

Trong đó:

  • Aroon Up ( Aroon tăng )  = 100 * (n – ngày kể từ mức cao nhất trong n ngày)/n
  • Aroon Down ( Aroon giảm ) = 100 * (n – ngày kể từ mức thấp nhất trong n ngày)/n

Mỗi biểu đồ khác nhau sẽ có thông số chu kỳ n khác nhau. Giả sử như Aroon Indicator Tradingview hoặc là Aroon Indicator MT4 được mặc định là 14 chu kỳ. Nếu muốn, các Traders có thể chỉnh sửa các thông số để phù hợp với giao dịch thị trường của bản thân.

Aroon oscillator Indicator là gì?

Trong các nguồn tin nước ngoài, đặc biệt là những tập tin tiếng Anh có nói rõ Aroon là chỉ báo thuộc nhóm dao động. Do đó, chỉ báo Aroon còn có thể được gọi theo một cái tên khác là Aroon Momentum Oscillator. Mặc dù trên lý thuyết là vậy nhưng theo như nghiên cứu, chỉ báo Aroon Oscillator với chỉ báo Aroon có sự khác biệt với nhau. Nói một cách đơn giản, Aroon Oscillator được hiểu như là một biến thể từ chỉ báo Aroon.

Đôi nét về chỉ báo Aroon Oscillator

Đôi nét về chỉ báo Aroon Oscillator là gì

Trong chỉ báo Aroon Oscillator, sẽ không có đến hai đường Aroon mà chúng được hợp nhất lại thành một. Đường Aroon Oscillator sẽ dao động quanh một đường 0. Nếu như mức tăng lên phía trên 50+ thì sẽ cho biết một sự tăng giá mạnh. Còn nếu như đường Aroon Oscillator có sự thay đổi xuống dưới mức -50 thì đây sẽ là một động thái giảm giá mạnh mẽ.

Chi tiết về cách cài đặt chỉ báo Aroon trên nền tảng MT4 với TradingView

Cách cài đặt Aroon indicator MT4

Bước 1: Vào kho chỉ báo MQL4 để tải chỉ báo Aroon về nền tảng Meta Traders 4. Nên lưu file tải về ở màn hình chính nếu không muốn mất quá nhiều thời gian trong quá trình tìm kiếm.

Bước 2: Khởi động Metatraders 4, truy cập phần File và mở Open Data Folder.

Mở Open Data Folder trên MT4

Mở Open Data Folder trên MT4

Bước 3: Mở mục Open Data Folder sau đó mở tập File vừa tải xuống và tiến hành giải nén.

Thực hiện tiến trình Sao chép ( Copy) File Aroon

Thực hiện tiến trình Sao chép ( Copy) File Aroon

Bước 4: Trở lại MQL4, vào mục Chỉ báo và Dán ( Paste) File vào mục này.

Vào mục Indicators rồi click chuột vào File Arron

Vào mục Indicators rồi click chuột vào File Arron

Bước cuối cùng ( Bước 5), các bạn click chuột vào mục Insert -> Chỉ báo ( Indicators) và bấm chọn Aroon. Nếu vẫn cưa tìm thấy chỉ báo trên hệ thống thì tắt MetaTraders 4 và khởi động lại từ đầu.

Kích hoạt chỉ báo Aroon trên nền tảng tradingview

Không như nền tảng Meta Traders 4, chỉ báo Aroon đã được tích hợp sẵn trên TradingView và các Traders không cần tốn thời gian cũng như công sức để tải chỉ báo về máy. Tiến trình cài đặt chỉ báo trên Aroon trên TradingView không hề phức tạp, chỉ cần thực hiện đúng và đủ các bước như sau:

Bước 1: Mở TradingView và lựa chọn phần Chỉ báo trên thanh công cụ.

Bước 2: Gõ “Aroon” trên thanh tìm kiếm xuất hiện ở góc trên màn hình.

Bước 3: Đợi hệ thống trả kết quả, Traders lựa chọn chỉ báo Aroon trong phần “Kỹ thuật”.

Lựa chọn kết quả trả về đầu tiên khi thực hiện lệnh tìm kiếm chỉ báo Aroon trên thanh tìm kiếm

Lựa chọn kết quả trả về đầu tiên khi thực hiện lệnh tìm kiếm chỉ báo Aroon trên thanh tìm kiếm

Tại bước này, các Traders có thể tùy ý lựa chọn màu sắc yêu thích nếu muốn thay đổi màu cho đường chỉ báo Aroon.

Tìm kiếm chỉ báo Aroon trên nền tảng giao dịch TradingView

Tìm kiếm chỉ báo Aroon trên nền tảng giao dịch TradingView

Phân tích chiến lược sử dụng Aroon Indicator hiệu quả

Sử dụng chỉ báo Aroon với mục đích xác định xu hướng

Sử dụng chỉ báo Aroon hiệu quả nhất, các traders cần phải tận dụng tín hiệu của hai đường: Aroon Up và Aroon Down. Trong đó, Aroon Up giúp Traders nắm rõ được sức mạnh cũng như động lượng của một xu hướng tăng. Aroon Down đưa ra một tín hiệu ngược lại khi mà cho biết động lượng và sức mạnh xu hướng thị trường giảm.

Sử dụng chỉ báo Aroon với mục đích xác định xu hướng thị trường

Sử dụng chỉ báo Aroon với mục đích xác định xu hướng thị trường

Khi chuẩn bị có một tín hiệu xu hướng mới trên thị trường thì cần phải trải qua ba giai đoạn như sau:

  • Đường Aroon Up ( Aroon tăng) cắt Aroon Down ( Aroon giảm) theo hướng đi lên. Điều này sẽ xảy ra trong trường hợp báo hiệu một xu hướng tăng.
  • Đường Aroon Up vượt lên trên mức 50+, trong khi đó, đường Aroon Down sẽ di chuyển xuống phía dưới mức -50.
  • Khi giai đoạn gần kết thúc, có thể thấy rõ khi đường Aroon Up đạt tới mức 100. Ngược lại, đường Aroon Down dừng lại tại mức 30 hoặc có thể dưới ngưỡng này.
  • Đây là giai đoạn trong một xu hướng tăng, điều này cũng xảy ra tương tự như xu hướng giảm. Tuy nhiên, Aroon Up lúc này sẽ được đảo lại thành một Aroon Down trong xu hướng giảm.

Lưu ý: Nếu như cả hai đường Aroon Up và Aroon Down đều nằm ở dưới ngưỡng 50 thì đây là một sự nhận biết nói rằng giá đang nằm trong giai đoạn tích lũy, thị trường hiện tại không có xu hướng rõ ràng. Bên cạnh đó, Traders cần biết rằng thứ tự xuất hiện tín hiệu trong 3 giai đoạn trên có thể sẽ khác nhau.

Chiến lược giao cắt Aroon Up và Aroon Down của Aroon Indicator

Ngoài chiến lược phía trên, các Traders cũng có thể nhận được tín hiệu thị trường thông qua sự giao cắt của đường Aroon Up và đường Aroon Down. Nếu như xuất hiện sự giao cắt này thì một xu thế thay đổi hoặc là một sự đảo chiều từ đường giá là điều có thể xảy ra trong thời gian tới.

Phân tích chiến lược giao cắt của Aroon Tăng ( Up) với Aroon Giảm ( Down)

Phân tích chiến lược giao cắt của Aroon Tăng ( Up) với Aroon Giảm ( Down)

Nhìn chung thì các Traders cần phải xác định được rằng tín hiệu mà chỉ báo Aroon đưa ra là từ đường Aroon Up cắt xuống hay là từ đường Aroon Down cắt lên. Mặc dù được biết là chỉ báo đưa ra tín hiệu tương đối chính xác về sự thay đổi xu hướng và đảo chiều thị trường. Tuy nhiên, chỉ báo Aroon cũng như những chỉ báo động lượng khác, đều không hoạt động hiệu quả trong điều kiện thị trường có quá nhiều biến động cũng như không có độ ổn định. Trong lúc này, các nhà giao dịch nên thực hiện lệnh theo cách thông minh hơn chính là dựa vào các điểm xác nhận hành động giá và khối lượng nhiều hơn là dựa trên tín hiệu của chỉ báo Aroon.

Điểm giống và điểm khác của chỉ báo Aroon với chỉ số chuyển động định hướng DMI là gì?

Điểm giống và khác nhau của chỉ báo DMI với chỉ báo Aroon

Điểm giống và khác nhau của chỉ báo DMI với chỉ báo Aroon

Về điểm giống nhau, cả hai chỉ số Aroon và DMI đều được Welles Wilder hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, cả hai chỉ số này đều sử dụng đường lên và đường xuống để tiếp cận, nhận định với xu hướng thị trường. Đối với những Traders mới tham gia giao dịch thì có thể thấy cả hai chỉ báo này có phần lớn điểm tương đồng nhau và không thể phân biệt được trong quá trình sử dụng.

Để phân biệt chỉ báo Aroon với chỉ báo DMI, Traders nên tập trung dựa vào khoảng thời gian. Cụ thể, đối với chỉ báo Aroon, chỉ số hầu như tập trung vào khoảng thời gian ở mức thấp hơn và cao hơn. Bên cạnh đó, DMI lại đối lập lại khi mà chỉ báo này sử dụng đo lường và xác định mức giá cao, thấp ở thời điểm hiện tại và cho biết sự chênh lệch của chúng với mức giá cao, thấp với mức giá trong quá khứ. Vậy nên, có thẻ kết luận được rằng yếu tố mà DMI xác định chính là mức giá chứ không phải là thời gian như chỉ báo Aroon.

Những điều Traders cần lưu ý trong quá trình sử dụng Aroon

Xác định rõ nhược điểm của chỉ báo Aroon để vào lệnh hiệu quả

Xác định rõ nhược điểm của chỉ báo Aroon để vào lệnh hiệu quả

Trên thị trường giao dịch hiện nay, vẫn chưa thật sự tồn tại một chỉ báo nào toàn diện. Hầu hết các chỉ báo trên thị trường đều chỉ có điểm mạnh nhất định. Song song đó, vẫn có những yếu điểm cần phải khắc phục. Và chỉ báo Aroon cũng như vậy, bên cạnh những điểm mạnh thì Aroon cũng có những nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Chỉ báo Aroon có thể đưa ra tín hiệu có độ chính xác không cao hoặc là một tín hiệu sai lệch hoàn toàn.

Đối với tín hiệu mua và tín hiệu bán, chỉ báo có thể đưa ra những tín hiệu trễ, muộn hơn so với thời điểm thị trường hiện tại. Hầu hết những tín hiệu trễ của chỉ báo Aroon sẽ xảy ra sau một tình trạng dao động giá đáng kể.

Sự giao nhau của chỉ báo Aroon có thể là một tín hiệu tốt mà các Traders cần nắm bắt. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nó có một hướng chuyển giá lớn. Chỉ báo Aroon sẽ không cho biết kích thước của mỗi bước di chuyển mà nó chỉ cho thấy thời gian từ mức cao đến mức thấp.

Sự giao nhau có thể sẽ diễn ra ngay khi mức giá có khả năng bằng phẳng. Khoảng tầm 25 ngày cuối, mức giá sẽ thể hiện rõ ràng hơn về mức cao hơn và mức thấp hơn. Lúc này, các nhà giao dịch nên cân nhắc và quyết định về việc thực hiện giao dịch dựa vào việc phân tích giá cùng một số chỉ số khác. Hành động này sẽ giúp các Traders đạt được hiệu quả tốt hơn so với khi giao dịch với một chỉ báo duy nhất.

Dựa trên bài viết trên, các Traders dễ dàng biết được khái niệm chỉ báo Aroon là gì. Ngoài thông tin này, Forex Dictionary cũng đã cung cấp cho bạn những phương pháp sử dụng chỉ báo Aroon trong giao dịch. Hy vọng rằng các bạn đã biết thêm kiến thức về chỉ báo Aroon thông qua nội dung của bài chia sẻ này.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan