Centralized là gì? Decentralized là gì? Centralized vs Decentralized là hai hệ thống kinh tế phổ biến hiện nay và đang gây ra nhiều điều tranh cãi cùng các ý kiến trái chiều. Cũng chính vì thế, hãy cùng bài viết hôm nay của sanforex tìm hiểu xem sự mâu thuẫn về việc tạo nên một hệ thống kinh tế giữa Decentralized vs Centralized là như thế nào nhé.

Giới thiệu về Centralized Economy – Nền kinh tế Centralized là gì?

Centralized là gì? Nền kinh tế Centralized hay còn được gọi là Command economy hoặc với cái tên Centrally Planned Economy đều có nghĩa là nền kinh tế tập trung.

Một nền kinh tế tập trung được biết đến là một hệ thống economy bao gồm nhà xưởng, đất đai và một số nguồn lực về kinh tế khác thuộc quyền sở hữu của Nhà nước các quốc gia.

Hầu hết mọi quyết định có liên quan đến nền kinh tế đều sẽ do Chính phủ tiến hành thực hiện, bao gồm các vấn đề như sản xuất sản phẩm gì, hình thức sản xuất nào, sản xuất cho ai, sản phẩm đó có giá cả như thế nào, vốn gồm những gì,…

Trong Centralized Economy, chính phủ sẽ là người nắm quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm đưa ra mọi quyết định hiệu quả hơn bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp hoặc người dùng nào về việc phân bổ hợp lý những nguồn lực.

Sự khác biệt của nền kinh tế thị trường cùng với nền kinh tế Centralized đó chính là trách nhiệm trong sản xuất cùng với phân bổ những nguồn lực do nhà nước hoặc chính phủ sẽ kiểm soát hoàn toàn 100%. Dù vậy, vẫn có một số ít doanh nghiệp sẽ nắm quyền kiểm soát quá trình diễn ra giao dịch, tuy nhiên giám đốc của những doanh nghiệp này cũng sẽ có trách nhiệm trong vấn đề điều hành xã hội. Những doanh nghiệp này là doanh nghiệp duy nhất có quyền cung cấp một số dịch vụ hoặc là sản xuất hàng hóa.

Đôi nét về hệ thống Centralized Economy

Đôi nét về hệ thống Centralized Economy

Trong định nghĩa về nền kinh tế này còn có 4 phần chính như sau:

  • Chính phủ sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến kinh tế bên cạnh việc kiểm soát toàn bộ những khía cạnh sản xuất.
  • Nhà nước cũng sẽ là bên quyết định cách thức toàn bộ những nguồn lực sẽ được áp dụng hoặc là phân phối.
  • Chính phủ sẽ là bên định giá cuối cùng lại cho toàn bộ những dịch vụ và hàng hóa.
  • Vị trí của nhà nước đó là nơi đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của xã hội.

Thông thường những chính phủ đều sẽ tránh né Centralized Economy hoàn chỉnh chính là vì hệ thống này không bao gồm nhu cầu cũng như ý chí của người dùng. Nó sẽ được quyết định qua những điều tác động tốt đến chính phủ chứ không phải vì những gì mà xã hội cần. Đa phần những hệ thống này cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường tự do hoàn thiện, mà họ sẽ lựa chọn việc kết hợp giữa 2 yếu tố này với nhau hình thành nên một loại cung cấp cho việc điều khiển và phối hợp những dịch vụ công cùng với bảo vệ giá cả.

Điểm mạnh và điểm yếu của Centralized Economy là gì?

Mỗi nền kinh tế thì đều có những điểm mạnh cũng như điểm yếu khác nhau, dưới đây một số những ưu điểm và hạn chế của Centralized Economy.

Điểm mạnh của Centralized Economy là gì?

Những ưu điểm nổi bật của hệ thống Centralized Economy

Những ưu điểm nổi bật của hệ thống Centralized Economy

 Giá cả sẽ được kiểm soát chặt chẽ trong Centralized Economy

Vì cung và cầu không thuộc vùng kiểm soát trong phương trình của Centralized Economy, chính vì vậy chính phủ sẽ có một số quy định về mức giá nằm ở mức nào đối với những người trong xã hội.

Điều này khiến cho việc xây dựng những mức chi phí nằm ở mức mà người dùng bình thường đều có khả năng mua được những hàng hóa mà họ mong muốn có thể mua dễ dàng hơn.

Lý thuyết của việc này đó là dùng việc tạo nên một hệ thống mà bất kỳ ai cũng đều có thể sở hữu những thứ họ muốn có. Lúc này hệ thống giai cấp sẽ không còn và sẽ không thể tách được những người “có” tách ra khỏi “những thứ có”, đây chính là một bước phát triển tới sự bình đẳng toàn bộ.

Không có phân chia cấp bậc bất bình đẳng về kinh tế

Trong hệ thống Centralized Economy, những người mà có vị trí cao trong bộ máy chính phủ thì sẽ là những người duy nhất có khả năng giàu lên thông qua công việc hoặc những hành động của họ. Kể cả những lúc đó, giá trị ròng của họ vẫn nằm trong tầm kiểm soát rất sát sao và chặt chẽ từ những quyền thế trong hệ thống.

Mục đích của việc này chính là đảm bảo được toàn bộ mọi người đều có thể tiếp cận giống nhau về nhu cầu của bản thân. Nhiều người sẽ cảm thấy sự không bình đẳng trong tài sản ở hệ thống này sẽ không đáng kể so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Không có sự trùng lặp trong việc phân chia nguồn lực

Hệ thống Centralized Economy với mục tiêu đạt được hiệu quả cao nhất trong phân phối và sản xuất hàng hoá. Điều này có thể hình thành nên một lợi thế ngay trong tình cảnh này, bởi vì toàn bộ sản phẩm cung cấp cho những người dùng trong xã hội đều sẽ do nhà nước kiểm soát.

Thay vì phải tạo ra một nguồn lực trong cùng 1 loại hàng hóa co 3 doanh nghiệp khác nhau sản xuất thì chỉ cần 1 doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước sẽ chịu trách nhiệm về sản phẩm này là được. Lợi thế này sẽ dịch chuyển lên xuống tùy thuộc vào chuỗi giá trị của hàng hóa. Bạn có thể gợi nhớ về những lần đi siêu thị để mua bất kỳ một sản phẩm nào đó. Bạn có thấy có rất nhiều nhãn hàng khác nhau cung cấp cùng 1 sản phẩm trên cùng một kệ hàng không? Thay vì ủng hộ việc nhân rộng các nhãn hàng, hệ thống này lại tìm kiếm những phương pháp dùng đến các tài nguyên này ở một số khía cạnh khác khi mà đưa ra một quyết định lựa chọn thiết yếu.

Tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp thấp hơn một số hệ thống kinh tế khác

Vì người điều hành toàn bộ những công ty hệ thống Centralized Economy này là chính phủ, chính vì vậy, họ sẽ là người chịu trách nhiệm cho số lượng phần trăm người thất nghiệp chung. Bạn có thể nhận thấy được rằng những điều này luôn sẵn sàng tại hệ thống, lý do là vì mục tiêu chủ yếu của nhà nước đó chính là đảm bảo tất cả mọi người đều có công việc.

Cho dù bạn không được chọn lựa những công việc mà mình yêu thích, tuy nhiên, chính phủ vẫn luôn cố gắng tích cực hỗ trợ những công việc phù hợp với học vấn và năng lực của bạn.

Bạn vẫn có thể bắt gặp những người có niềm đam mê khác như ca sĩ, nhạc sĩ, những công việc sáng tạo khác vẫn tham gia và  phát triển trong lĩnh vực kinh tế Centralized. Sự khác biệt nổi bật nhất đó chính là nhà nước có quyền quyết định vấn đề chuyển đổi vị trí công tác của bạn sang vị trí mới. Chẳng hạn như việc sản xuất giấy ăn, nhà nước có thể cho chuyển đổi chúng nếu như họ cảm thấy như vậy thì mới có ích cho xã hội.

Centralized Economy loại bỏ những điều thừa thãi trong hệ thống

Khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để có được doanh thu từ lượng người tiêu dùng, lúc này, người tiêu dùng chính  là động lực để tạo ra nhiều đổi mới hơn trong nền kinh tế Centralized. Bạn cũng có thể nhận thấy được rằng có rất nhiều sự phung phí diễn ra khi sản xuất những mặt hàng kém chất lượng, điều này sẽ không hình thành nên được mức độ người dùng tại hệ thống kinh tế đó.

Thay vì loại trừ những yếu tố gây tổn thất, thì ngay từ lúc bắt đầu, hệ thống Centralized Economy đã ngăn chặn nó xuất hiện. Hệ thống này cũng không khuyến khích sự cạnh tranh vì cách phân bổ của những nguồn lực.

Dù vậy, điều này cũng không đồng nghĩa với việc sẽ không xuất hiện tại một hệ thống như thế. Bên phía nhà nước sẽ luôn cố gắng cải thiện và nâng cao chu trình phân phối và sản xuất để giảm tối đa chi phí. Rất khó để bắt gặp một doanh nghiệp đồng thời làm việc và nghiên cứu.

Phân phối được cải thiện trong hệ thống Centralized Economy

Khi Puerto Rico bị tấn công bởi cơn bão Maria, phần lớn hòn đảo này đã bị Hoa Kỳ bỏ quên không có viện trợ. Điều này là do xung quanh hòn đảo này là một nước lớn nên tổng thống Donald Trump cho rằng nếu muốn viện trợ đến đây thì đó là một thách thức rất lớn.

Hơn 1/3 những người dân tại hòn đảo này nộp đơn viện trợ đều bị từ chối, bởi vì họ không có bảo vệ được tài sản của mình. Phải mất khá nhiều thời gian để khôi phục lại cơ bản mọi thứ trên hòn đảo này. Những bệnh viện tại đây vẫn đang trong tình trạng bị bỏ hoang vì không được cung cấp đủ nguồn lực.

Với hệ thống Centralized Economy, vấn đề này được giải quyết dễ dàng hơn bởi chính phủ  có đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác viện trợ, di chuyển những nguồn lực cấp bách đến bất kỳ địa điểm nào đang cần viện trợ khẩn cấp.

Những doanh nghiệp quốc doanh đều có thể ngay lập tức nâng cao năng suất để sản xuất một lượng hàng hóa lớn hơn để cung cấp đến những người gặp nạn cần dùng đến. Quá trình này sẽ làm giảm bớt thời gian cần thiết khi phản hồi về việc cung cấp nguồn lực cần thiết hơn so với những hệ thống kinh tế khác.

Ai cũng có cơ hội để theo đuổi ước mơ và mục tiêu  của mình

Ý tưởng của hệ thống Centralized Economy đó chính là xóa bỏ những quy trình đưa ra quyết định của bạn đối với công việc, nhà ở và hàng hóa. Đa phần những hệ thống này còn cung cấp cho những hộ gia đình vùng cư trú với hệ thống kinh tế này với mục đích bù đắp cho họ trong công việc.

Bạn sẽ không được phép lựa chọn bất kỳ đến việc nơi mà bạn sẽ sống, tuy nhiên đây cũng là một trong số những khoản chi phí không được tính trong tiền lương của bạn. Không có bất kỳ lợi ích gia đình nào mà có thể mang đến những lợi thế cho một nhóm hơn người khác.

Một nền giáo dục mới trong hệ thống Centralized Economy

Chính phủ đưa ra những yêu cầu cho người lao động bắt buộc phải có những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hệ thống Centralized Economy. Do đó, bạn cần phải cố gắng để đảm bảo bất kỳ ai cũng đều được học tập và rèn luyện, nâng cao hiệu quả làm việc trong hệ thống kinh tế này.

Sẽ có một số hạn chế liên quan đến sự lựa chọn chuyên ngành có sẵn, cùng với đó là những hạn chế về thời gian học tập của bạn vì bạn có thể phải vừa học vừa làm. Do đó, nếu bạn muốn có được bằng cấp cao, hệ thống kinh tế này là một phương pháp rất tốt để bạn thực hiện được điều đó.

Điểm yếu của hệ thống Centralized Economy là gì?

Bên cạnh những điểm mạnh nổi trội trên, hệ thống Centralized Economy còn tồn tại một số điểm yếu mà bạn cần nắm được như sau.

Những mặt hạn chế của hệ thống Centralized Economy

Những mặt hạn chế của hệ thống Centralized Economy

Hiệu quả của hệ thống Centralized Economy không cao

Bởi vì không có mục tiêu tạo ra lợi nhuận thông qua những chính sách cố định giá cả  của nhà nước trong hệ thống Centralized Economy, chính vì thế những doanh nghiệp sản xuất không có lý do gì để nâng cao hiệu quả cho những chu trình sản xuất của mình. Điều này có thể hiểu là sẽ phải tốn thêm chi phí để sản xuất những mặt hàng kém chất lượng hơn so với những doanh nghiệp tư nhân trọng hệ thống kinh tế tự do hoặc tổng hợp.

Điều này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của những gia đình không có thu nhập cao, vì họ không có nhiều sự lựa chọn về những sản phẩm họ cần. Đa số sẽ có một số mặt hàng được sản xuất bởi nhà nước và đó là sản phẩm bạn có thể sử dụng dù cho bạn có muốn sử dụng nó hay không.

Còn nhiều sự lãng phí trong hệ thống Centralized Economy

Mặc dù hệ thống Centralized Economy hoạt động với mục đích tránh sự lãng phí về tài chính cũng như sự giống nhau trong hệ thống, tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn thực hiện được việc hạn chế lãng phí các loại chi phí.

Có rất nhiều khoảng thời gian thích hợp để áp dụng những loại hình kinh tế hiệu quả hơn, vì những quan chức trong bộ máy chính phủ luôn phải kiểm soát những doanh nghiệp để chắc chắn rằng toàn bộ đều tuân thủ chính xác những quy định được đề ra.

Với điều này còn tồn tại một mối lo ngại về tiền tệ và nhân công lao động, bởi vì các đơn vị phụ trách chuyển giao những đơn đặt hàng sản xuất của nhà nước chưa có những kế hoạch hoàn thành tốt nó.

Người tiêu dùng không có nhiều sự lựa chọn trong xã hội

Với hệ thống Centralized Economy, hầu hết không có doanh nghiệp nào thật sự độc lập vì mọi thứ đều bị kiểm soát bởi nhà nước. Cho dù bạn có những kế hoạch tuyệt vời có thể cải thiện, nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ thì đều sẽ bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ.

Nếu như kế hoạch này  của bạn được thông qua và tiến hành thì bạn thậm chí còn không được phép nhúng tay vào chính kế hoạch của mình. Trong hệ thống này, người dùng chỉ được phép lựa chọn các dịch vụ và mặt hàng được cho là thích hợp với xã hội do chính phủ quyết định. Mọi thứ nằm ngoài những quyết định này đều được cho là bất hợp pháp.

Đa phần hệ thống Centralized Economy sẽ bị giới hạn quyền cá nhân

Mục tiêu của hệ thống Centralized Economy đó chính là tất cả mọi người đều sẽ tiến hành công việc hoàn thành những mục tiêu do chính phủ đặt ra.

Thông thường, mọi người sẽ bị hạn chế và không được phép theo đuổi những mục tiêu và lợi ích của bản thân trong hệ thống này. Kể cả lúc bạn đa được cho phép tham dự vào quá trình thực hiện những hoạt động này, thì quyền lợi của bạn vẫn có thể bị mất hiệu lực bất kỳ lúc nào.

Nhà nước sẽ tuyển dụng bạn trong những lĩnh vực mà họ đang cần nguồn nhân lực nhiều nhất. Nếu thiếu đi người lao động tại một bộ phận, thì đó có thể là công việc của bạn tại bộ phận đó, bạn sẽ  phải làm cho đến khi có những quyết định về những vị trí khác mà họ đang thiếu.

Những quyết định của hệ thống Centralized Economy không thể phản đối.

Chính phủ sẽ là phía chịu trách nhiệm đối với những quyết định liên quan đến hệ thống Centralized Economy, cho nên rất ít khi xảy ra trường hợp cho phép đưa ra những ý kiến trái chiều. Chỉ có trường hợp được nhà nước tổ chức những hoạt động cho phép đưa ra những ý kiến trái chiều thì mới được phản hồi.

Cho dù có những hoạt động như vậy, kết quả cuối cùng vẫn đều là mang đến những lợi ích cho phía chính phủ bằng một cách thức nào đó. Ví dụ như để cho những người khác thấy được rằng chính phủ có quan tâm tới những phản hồi trái chiều của người dân.

Có thể nói rằng chính phủ của hệ thống Centralized Economy nắm giữ quyền thống trị xã hội tuyệt đối. Bất kể điều gì thì đều có thể lập tức đặt ra khỏi vòng pháp luật.

Giá trị tiền tệ sẽ được quy định rõ ràng trong những chính sách được đặt ra ở cấp bậc lập pháp. Nếu những ý tưởng của bạn vượt qua giới hạn này thì bạn vẫn có thể bị giám sát, ngồi tù hoặc thậm chí xấu hơn cho dù ý tưởng đó có tốt thế nào đi chăng nữa.

Chính phủ không tiếp xúc với người dân

Khi hệ thống Centralized Economy được áp dụng cho cơ cấu của một quốc gia thì nhà nươcs này sẽ kiểm tra và giám sát toàn bộ những điều luật được ban bố đến người dân. Bất kỳ ai cũng đều không được phép tiếp thu những thông tin bên ngoài lãnh thổ trừ khi được chính phủ cho phép.

Những thông tin mà người dân nhận được đều sẽ được truyền tải trực tiếp từ người tạo ra nó. Đây chính là nguyên nhân mà những người dân thuộc hệ thống hệ thống Centralized Economy cảm thấy họ giàu có hơn so với những người thuộc nền kinh tế thị trường tự do hoặc hỗn hợp. Họ đã quen thuộc với việc bị điều khiển và không có sự đấu tranh lại chính phủ.

Hệ thống Centralized Economy là nguyên nhân sự bạo lực xã hội

Bởi vì hệ thống Centralized Economy cho phép công khai những gì phe đối lập nhận được, do đó, hành vi phản động biểu tình là cách duy nhất mà họ có thể sử dụng đến đểu đấu tranh cho những ý kiến của mình.

Không còn quá xa lạ những hình vi được xem là phản động, khủng bố tại những quốc gia sử dụng hệ thống Centralized Economy. Kể cả những ý kiến trong hệ thống này đều có thể biến thành những công cụ để làm xôn xao dư luận người dân.

Đối với những hành vi phản động, biểu tình này thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa những cơ quan điều tra bí mật với những quy định của pháp luật. Cấu trúc này làm củng cố và duy trì mức ổn định về quyền kiểm soát của chính phủ, tuy nhiên nó cũng kiểm soát quá khắt khe cuộc sống của người dân.

Thu nhập của người lao động bị giới hạn

Khi bạn sinh sống và làm việc trong một hệ thống Centralized Economy, thì khả năng bạn sẽ không được nhận một khoản thu nhập nào là điều hoàn toàn  có thể xảy ra. Mỗi tháng thay vì phải kiếm tiền, công việc  của bạn sẽ chỉ cung cấp cho bạn những khoản tiền dự phòng cho bản thân và gia đình bạn đủ để đến khi được giao những công  việc tiếp theo.

Nếu bạn làm việc để được nhận một khoản thu nhập thì thi nhập này của bạn sẽ bị giới hạn bởi những quy định. Nếu trong kỳ bạn không hoàn thành chỉ tiêu được đề ra thì nhà nước có quyền giới hạn lại số lượng nguyên vật liệu sản xuất bạn được nhận. Điều này sẽ giúp cho nhà nước có thể dễ dàng điều khiển và yêu cầu những doanh nghiệp tiếp tục sản xuất trong khi họ chỉ cung cấp số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp cần có để sản xuất.

Tỷ lệ hộ nghèo tăng lên trong hệ thống Centralized Economy

Mục tiêu của Centralized Economy đó là nâng cao và cân bằng mức sống của toàn bộ người dân, tuy nhiên, điều này có khả năng gây ra những hệ lụy ngược lại.

Những cấu trúc trong hệ thống Centralized Economy sẽ làm suy giảm các giá trị công việc của bạn đến mức làm cho nhiều hộ gia đình  rơi vào cảnh nghèo đòi. Điều này là do chỉ có duy nhất 1 cấp nắm toàn bộ quyền quyết định, không có phương pháp thay đổi điều này trừ khi họ muốn thay đổi.

Đây chính là lý do vì sao hệ thống Centralized Economy này chỉ hoàn mỹ trong những quy định liên quan tới sự công bằng, bình đẳng mà nó hướng tới. Tuy nhiên, toàn bộ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn nghèo đói đều sẽ được dựa vào năng lực của bản thân trong công việc  của mình.

Ví dụ về hệ thống Centralized Economy

Ví dụ điển hình cho hệ thống Centralized Economy

Ví dụ điển hình cho hệ thống Centralized Economy

Hệ thống Centralized Economy có một đặc điểm mà bất kỳ xã hội cộng sản nào đều có. Triều tiên, Cuba và Liên Xô cũ là những ví dụ điển hình về những quốc gia áp dụng hệ thống kinh tế chỉ huy, còn Trung Quốc đã duy trì áp dụng hệ thống kinh tế chỉ huy qua nhiều thập kỷ và sau đó chuyển sang hệ thống Centralized Economy kết hợp 2 yếu tố tư bản và cộng sản.

Giới thiệu Decentralized Economy – Decentralized là gì?

Decentralized là gì? Decentralized Economy còn được gọi là hệ thống kinh tế kế hoạch hóa phi tập trung hoặc theo chiều ngang vì bản chất chiều ngang của hệ thống này. Đây là một hệ thống kinh tế kế hoạch, hệ thống này bao gồm việc đầu tư cũng như phẩn bổ những mặt hàng tiêu dùng kèm theo những tư liệu liên quan đến sản xuất, nó được diễn giải bằng một kế hoạch gồm hệ thống kinh tế được điều phối và xây dựng dựa vào một hệ thống phân tán mà trong đó có những đại lý kinh tế khác nhau hoặc còn có cả chính những  đơn vị tham gia sản xuất.

Đôi nét về hệ thống Decentralized Economy

Đôi nét về hệ thống Decentralized Economy

Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống Decentralized Economy là gì?

Điểm mạnh của hệ thống Decentralized Economy là gì?

Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống Decentralized Economy

Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống Decentralized Economy

Hỗ trợ tổ chức phát triển toàn diện

Vì những cấp lãnh đạo đã phân chia quyền hạn trách nhiệm trong việc đưa ra những quyết định, do đó họ sẽ ít tập trung chú ý trong việc giải quyết một số vấn đề thường ngày mà chủ yếu quan tâm tới việc nắm bắt được những tầm nhìn dài hạn cho đơn vị.

Bên cạnh đó, điều này còn có thể giúp nhiều người thuộc những cấp bậc khác nhau góp mặt trong những thời điểm quan trọng của đơn vị. Ví dụ như trong việc mở rộng, cho thuê hoặc là phát triển nâng cao lực lượng lao động cùng với huy động vốn. Qua đó, những bước tiến hành này có thể thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn, thúc đẩy phát triển những tiềm năng của đơn vị.

Khuyến khích làm việc minh bạch và trách nhiệm giải trình

Các cấp quản lý cùng với nhân viên  của họ có thể chủ động nắm bắt, làm chủ được công việc của bản thân hơn. Chính vì vậy, điều này sẽ cung cấp số lượng bằng chứng ít hơn khi bạn có những quyết định sai lầm.

Phát triển thêm những nhà lãnh đạo

Sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và đạo tạo thêm nhiều nhà lãnh đạo, phát huy và tận dụng tốt nhất năng lực và tiềm năng của những nhân viên tại đơn vị.

Mang tính linh hoạt và có sự đổi mới

Việc cởi mở thoải mái trao đổi những ý tưởng với nhau sẽ hạn chế được sự tắc nghẽn và gánh nặng tài chính. Kết quả của việc linh hoạt đó là sẽ có nhiều cá nhân có năng lực mạnh dạn đưa ra những ý kiến của họ, ủng hộ sự đổi mới và thảo luận những phương pháp mang tính đột phá hơn.

Ngoài ra, các nhân viện thuộc những phòng ban chuyên môn hoặc là những vùng địa phương nắm rõ về nhu cầu cũng như thách thức trong thị trường và công việc họ đảm nhận. Chính vì vậy họ có khả năng đề ra những giải pháp thích hợp nhất để có thể thích ứng nhanh chóng với các chuyển đổi trong thị trường hoặc trong lĩnh vực của họ.

Một số điểm yếu còn tồn tại của hệ thống Decentralized Economy là gì?

Những điểm hạn chế còn tồn tại của hệ thống Decentralized Economy

Những điểm hạn chế còn tồn tại của hệ thống Decentralized Economy

Những đơn vị mới không có lý tưởng

Những đơn vị khởi nghiệp đang loay tìm kiếm cho mình một chỗ đứng nhất định trong thị trường. Do đó họ cần phải có một người đứng đầu có đủ bản lĩnh và năng lực đảm nhận và dẫn dắt họ đi đúng hươngs.

Nếu đơn vị quyết định bàn giao quyền hạn và trách nhiệm cho những người không đủ năng lực hoặc còn non kém thì khả năng đơn vị sẽ  không có được những hướng phát triển đúng và gây tổn thất lớn

Tạo nên sự cạnh tranh độc hại

Những nhà quản lý của những bộ phận phòng ban khác nhau ngang hàng về cấp bậc thì có khả năng xảy ra những xung đột với nhau. Lý do là vì họ biết được giá trị và vai trò của bản thân mình ở đâu trong việc đưa ra những quyết định, chính vì vậy những vấn đề xoay quanh sự xung đột giữa các phòng ban cùng cấp sẽ khó giải quyết hơn. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo có cùng cấp bậc cũng ngầm cạnh tranh với nhau bằng cách từ chối hợp tác và phối hợp công việc với nhau.

Trùng lặp trong công việc

Có một số đơn vị vận hành theo hệ thống phi tập trung, thuê những nhóm hỗ trợ như về CNTT hay HR cho các bộ phận phòng ban chuyên môn của đơn vị. Những quy trình hoạt động và cho ra kết quả có khả năng trùng lặp và toàn bộ điều này sẽ làm hình thành nên chi phí bổ sung.

Gây khó khăn trong việc thống nhất các chính sách của đơn vị

Những nhà quản lý thuộc các bộ phận khác nhau đều có cái nhìn suy nghĩ khác nhau về các tiêu chuẩn và quy định của đơn vị. Chính vì vậy, việc thực thi những chính sách nhất quán và thống nhất sẽ diễn ra khó khăn hơn.

Bí quyết để có được sự thành công trong quản lý những loại hình doanh nghiệp đó là áp dụng việc cân bằng giữa hệ thống phi tập trung và tập trung. Bắt buộc phải xác định được cụ thể những quyết định, trách nhiệm nào là của cấp quản lý cao nhất và phân chia mức  độ độc lập cho những bộ phận phòng ban.

Ví dụ về hệ thống Decentralized Economy

Thực tế về hệ thống Decentralized Economy

Thực tế về hệ thống Decentralized Economy

Chắc hẳn bạn đã biết, hầu hết các loại tiền điện tử đều được vận hành và trao đổi bằng loại đơn vị tiền tệ truyền thống bất kỳ, tuy nhiên nó không được nằm trong phạm vị thuộc quyền sở hữu của bên chính phủ cũng như những tổ chức tài chính công. Vì những tổ chức này thường sẽ chỉ xử lý các loại giao dịch trao đổi giá trị như quỹ dự trữ, ví dụ như Federal Reserve System – Fed.

Hiện nay, trên thị trường giao dịch có rất nhiều những loại tiền ảo này, toàn bộ chúng đều có chung những tính năng và có cùng ứng dụng.

Chúng được nhắc đến như là một phần thuộc hệ thống Decentralized Economy vì đây là thuộc loại tài sản đã được xã hội kiểm soát và không bắt buộc có bên thứ 3 can thiệp.

Việc diễn ra những giao dịch cho vay hoặc một số giao dịch khác đã không phải là nhiệm vụ mà nó bắt buộc phải được thực hiện qua ngân hàng. Những loại tiền điện tử này sẽ cho phép người dùng có thể thực hiện giao dịch thanh toán tức khắc bất kỳ lúc nào và nơi đâu với chi phí rất thấp.

Những ngân hàng trung ương bắt đầu phát hiện được những mối nguy hiểm này. Dù vậy, họ đang trong giai đoạn khó tiến khó lùi giữa việc gia nhập hoặc là buộc phải biến mất.

Giá trị của những loại tiền ảo này chẳng hạn như Bitcoin, nó không chỉ tạo nên những ảnh hưởng đến một hệ thống kinh tế nào đó.

Chính vì vậy, giá trị của loại tiền này sẽ phụ thuộc phần lớn vào những cam kết duy trì mức giá đó của những người tham gia với phạm vị trên toàn thế giới. Điều này khiến cho nhiều người không thể chắc chắn được.

So sánh hệ thống Decentralized Economy vs Centralized Economy

Hai quá trình khác biệt rõ nhất của 2 hệ thống Decentralized vs Centralized đó là sự tập trung và phân quyền, điều này có thể hình thành nên khái niệm của các quốc gia theo nhiều cách khác nhau. Trong Centralized Economy, việc tiến hành quá trình đưa ra quyết định là trách nhiệm của những người nắm trong tay quyền hành cốt lõi.

Ngược lại, hệ thống Decentralized Economy lại là sự tham gia của những tổ chức chính phủ cùng với những chính quyền địa phương.

Dù vậy, bạn cũng cần nhớ rằng, một quốc gia theo hệ thống Centralized Economy sẽ không chắc chắn là một nhà nước chuyên chế độc tài. Tương tự, một nhà nước theo hệ thống Decentralized Economy cũng sẽ không nhất thiết yêu cầu phải có sự tham gia của người dân.

Cả 2 hệ thống kinh tế này đều sẽ có những ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại, ngoài ra còn có một sự khác biệt nổi bật của cả 2 hệ thống đó là:

Quá trình diễn ra sự tập trung hóa sẽ được tiến hành bởi rất nhiều lý do khác nhau: chẳng hạn như sẽ  có những chính phủ cho rằng việc nâng cao mức kiểm soát trong hệ thống chính trị cùng kinh tế sẽ mang lại những hiệu quả về sự phát triển kinh tế và trật tự xã hội.

Tương tự, những quốc gia áp dụng hệ thống Centralized Economy với mục đích kiểm tra và nâng cao việc giám sát người dân, đồng thời hạn chế một số quyền hạn tại các khu vực địa phương.

Bên cạnh đó, quá trình diễn ra sự phân quyền sẽ mang đến những quyền tự chủ cho khu vực và địa phương nhiều hơn, trong khi đó, quyền lực từ phía chính quyền có thể bị thuyên giảm đi.

So sánh giữa 2 hệ thống kinh tế Decentralized vs Centralized

So sánh giữa 2 hệ thống kinh tế Decentralized vs Centralized

Phân quyền có khả năng là kết quả của những cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế hoặc là nó sẽ tiến hành thông qua những quyết định và chính sách rõ ràng cụ thể.

Nếu xét về tính hiệu của của nó, bạn có thể cho rằng một quốc gia áp dụng hệ thống kinh tế tập trung thì thường sẽ có khả năng đưa ra và triển khai những quyết định nhanh chóng hơn rất nhiều. Vì quá trình diễn ra quan liêu sẽ càng nhanh và ngắn hơn.

Dù vậy, những quyết có khả năng sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn, tuy nhiên nó sẽ không được điều chỉnh dựa theo mong muốn của người dân.

Tương tự với hệ thống kinh tế phi tập trung, người có quyền đưa ra quyết định sẽ là người quen thuộc với nhiều tầng lớp dân cư nhất, chính vì thế họ có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các khu vực địa phương, dựa vào đó thúc đẩy những quy định và luật lệ hiệu quả hơn.

Nhìn chung, mỗi hệ thống đều sẽ có những điểm mạnh cũng như điểm yếu nhất định. Mỗi hệ thống sẽ phù hợp với mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới, hệ thống tập trung được nhiều quốc gia áp dụng hơn và chính phủ sẽ nắm giữ rất nhiều quyền lực trong tay, họ sẽ kiểm soát mọi thứ của người dân từ những thứ bạn nói đến hoặc đến cả những thứ bạn có thể mua. Đây chính là lý do vì sao nhiều người yêu cầu có sự phân quyền, qua đó, tiền mã đã dần trở nên được biết đến nhiều hơn.

Bài viết trên của sanforex đã chia sẻ đến người đọc những thông tin liên quan đến 2 hệ thống kinh tế phổ biến hiện nay đó là Centralized vs Decentralized. Hy vọng bạn sẽ hiểu được Centralized là gì, Decentralized là gì cũng như nắm được những ưu và nhược điểm cùng với những điểm khác biệt nổi bật của 2 hệ thống kinh tế này nhé.

Xem thêm:

Có bao nhiêu giai đoạn trong chu kỳ kinh tế – Business Cycle?

Vấn đề của tư bản tài chính với những cuộc khủng hoảng toàn cầu

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan