Các loại lệnh trong Forex được xem là công cụ quan trọng giúp cho nhà giao dịch đạt được kỳ vọng của mình. Không những thế các lệnh Forex còn hỗ trợ các trader trong quá trình theo dõi lợi nhuận mà không phải lúc nào cũng chờ đợi. Bài viết dưới đây mang đến các thông tin về các loại lệnh trong Forex để bạn có một cái nhìn tổng quan. Đồng thời là một số lệnh quan trọng mà bạn cần phải nắm được khi muốn tiến hành giao dịch. Đừng quên ghi nhớ lại những lệnh này nhé!

Lệnh giao dịch trong forex là gì?

Xét trên mặt lý thuyết hầu hết các loại lệnh trong forex này được hình thành để hỗ trợ cho mục đích giao dịch của nhà giao dịch. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà mỗi lệnh sẽ có chức năng hỗ trợ cho chúng. Chẳng hạn trong trường hợp chờ 1 điểm entry đẹp mới tiến hành giao dịch vào, hoặc bạn muốn giữ giá tại các mức mong muốn dù đang trong tình trạng bận rộn, hay trường hợp muốn thực hiện 1 lệnh giao dịch ngay khi không muốn bỏ lỡ thời cơ tốt,…

Vì thế mà các loại lệnh giao dịch trong Forex được sinh ra để phục vụ cho các trader. Trong thị trường giao dịch Forex các loại lệnh sẽ được chia làm 2 lệnh chính bao gồm: lệnh chờ, lệnh thị trường, lệnh dừng lỗ – chốt lời và trailing stop.

Các loại lệnh phổ biến trong giao dịch Forex

Trên thực tế, tất cả các lệnh giao dịch đều được sinh ra với những thiết kế tối ưu nhất để phục vụ trader. Bao gồm các nhu cầu và hoạt động giao dịch của các nhà giao dịch ở những thời điểm khác nhau và những trường hợp riêng biệt:

  • Trường hợp nhà giao dịch muốn khớp lệnh ngay lập tức.
  • Chờ điểm vào lệnh tốt nhất mới thực hiện giao dịch.
  • Quản lý mức độ thua lỗ trên thị trường khi nhà giao dịch không thể theo dõi sát biến động trong thời gian dài.

Các lệnh giao dịch trên thị trường Forex đều có mặt trên những nền tảng hỗ trợ cho việc giao dịch được sử dụng một cách rộng rãi hiện nay như Ctrader, MT4 và MT5. Trong bài viết này sẽ giới thiệu một số loại lệnh cơ bản trong Forex mà bạn nên hiểu được chúng.

Các lệnh cơ bản trong Forex được chia làm 3 nhóm chính

Các lệnh cơ bản trong Forex được chia làm 3 nhóm chính

Lệnh thị trường (Market Order) trong Forex

Lệnh thị trường có tên tiếng anh là Market Order hoặc Market Execution là lệnh thể hiện hành động mua và bán của các cặp tiền tệ ở mức giá hiện tại. Mức giá này thường được nhà giao dịch trên thị trường Forex đánh giá là tốt nhất. Vào thời điểm nhà giao dịch đặt lệnh cũng là lúc lệnh thị trường được thực thi. Lệnh thị trường chính là loại lệnh đơn giản và cơ bản nhất trong Forex và đây cũng là lệnh mà các trader phải làm quen đầu tiên.

Lệnh thị trường thường được sử dụng đầu tiên trong giao dịch Forex

Lệnh thị trường thường được sử dụng đầu tiên trong giao dịch Forex

Nhìn minh họa trên có thể nhận thấy rằng cặp tiền tệ EUR/USD đang giao dịch trên thị trường với 2 tỷ giá là 1.3188 (giá Ask) và 1.3186 (giá Bid). Khi nhà giao dịch tiến hành sử dụng lệnh thị trường thì lệnh sẽ được khớp 1 trong 2 mức giá ở thời điểm này:

  • Nhà giao dịch muốn mua cặp đồng tiền đang được trên sàn tại thời điểm này, sàn giao dịch sẽ bán cho họ với giá Ask. Khi đó nhà giao dịch sẽ bấm vào BUY đồng nghĩa với việc đã thực hiện lệnh mua ngay lập tức với mức giá chính xác như trên là 1.3188.
  • Nhà giao dịch muốn bán cặp đồng tiền đang trên sàn tại thời điểm này, sàn giao dịch sẽ mua với mức giá Bid là 1.3186. Và cũng ngay lập tức lệnh này sẽ được thực hiện.

Bạn phải nên hiểu rằng cho dù là thực hiện lệnh mua hay lệnh bán thì nhà giao dịch vẫn sẽ chịu mức phí chênh lệch (spread) cho sàn. Như ví dụ vừa được nêu trên khi nhà giao dịch vào 1 lot sẽ mất khoảng 2 USD cho sàn.

Lệnh chờ (Pending Order) trong Forex

Lệnh chờ hay còn được gọi là Pending Order đây là lệnh được nhà giao dịch dùng để mua bán theo mức giá mong muốn của mình thay vì theo giá thị trường. Khi lệnh này được thực hiện các nhà giao dịch sẽ không phải mất thời gian theo dõi biểu đồ giá liên tục trong một thời gian dài. Họ cùng sẽ không phải lo lắng rằng không kịp nhập lệnh và để thời điểm vào lệnh tốt bị hụt mất đi. Trên thị trường Forex hiện nay có 6 lệnh chờ và trong đó là 4 lệnh là Sell Limit, Buy Limit, Sell StopBuy Stop được hỗ trợ trong nền tảng MT4. Hai lệnh còn lại là Buy Stop Limit và Sell Stop Limit sẽ được hỗ trợ bởi nền tảng giao dịch MT5.

Có tổng cộng 6 lệnh chờ đang được hỗ trợ tại các sàn giao dịch

Có tổng cộng 6 lệnh chờ đang được hỗ trợ tại các sàn giao dịch

Lệnh giới hạn: Sell Limit và Buy Limit trong Forex

Lệnh giới hạn hay lệnh Limit bao gồm 2 lệnh chính là lệnh chờ mua (Buy Limit) và lệnh chờ bán (Sell Limit). So với lệnh thị trường, lệnh chờ giới hạn sẽ chỉ hoạt động khi có những điều kiện cụ thể nhất định. Lệnh chờ giới hạn được thực hiện trên nguyên tắc “mua thấp, bán cao” và thường được sử dụng một cách phổ biến. Các nhà giao dịch thường sử dụng lệnh Limit khi muốn mua dưới mức giá đang được thể hiện trên sàn hoặc muốn bán trên mức giá hiện tại.

Lệnh chờ mua (Buy Limit)

Lệnh chờ mua hay Buy Limit là lệnh được thiết lập khi nhà giao dịch mong muốn sẽ mua với một mức giá tốt hơn so với giá thị trường đang cung cấp. Vì vậy, thay vì đặt lệnh thị trường lúc này nhà giao dịch sẽ tiến hành đặt lệnh chờ mua. Khi đặt lệnh này thể hiện nhà giao dịch đang chờ mức giá giảm xuống chạm tới đáy cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều lúc đó họ mới tiến hành mua. Trong khi đó đến thời điểm giá giảm xuống chạo vào điểm đặt lệnh như kỳ vọng của trader thì ngay lập tức vị thế mua sẽ được kích hoạt.

Buy Limit thể hiện kỳ vọng mua hoặc bán ở mức giá tốt hơn

Buy Limit thể hiện kỳ vọng mua hoặc bán ở mức giá tốt hơn

Ví dụ: Khi bạn muốn mua cặp đồng tiền EUR/USD với mức tỷ giá hối đoái đang được tính là 1.10450. Nếu bạn cho rằng giá vẫn sẽ có chiều hướng đi giảm và bạn hoàn toàn có thể mua được với giá thấp hơn thì hãy đặt lệnh Buy Limit ở mức giá thấp hơn 1.10450. Như hình minh họa bạn có thể thấy lệnh Buy Limit đang được đặt ở mức giá là 1.10050. Cho đến khi giá chạm vào mức 1.10050 hoặc thấp hơn thì lệnh Buy Limit sẽ ngay lập tức được kích hoạt.

Tuy nhiên lệnh chờ mua có một nhược điểm khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tốt vì có thể giá sẽ không xuống như mong muốn. Ngược lại giá lại đi lên hoặc chỉ giảm ở một mức nhỏ mà không chạm đến mức bạn đã đặt lệnh Buy Limit.

Lệnh chờ bán (Sell Limit)

Lệnh chờ bán hay Sell Limit được hình thành khi nhà giao dịch mong muốn giá sẽ có biến động tăng cao hơn so với giá thị trường trước khi nó giảm. Tương tự khi giá chạm đến mức đặt lệnh của nhà giao dịch đã đặt ra thì vị thế bán sẽ được mở một cách tự động. Khi đó trader sẽ được nhận về phần lợi nhuận cao hơn so với đặt lệnh thị trường.

Sell Limit thể hiện kỳ vọng giá tăng lên mạnh mẽ

Sell Limit thể hiện kỳ vọng giá tăng lên mạnh mẽ

Nhìn vào hình minh họa, trường hợp bạn đang muốn bán một cặp đồng tiền là EUR/USD với mức tỷ giá hối đoái trên thị trường là 1.10450. Bạn đang mong muốn rằng cặp đồng tiền này có thể bán ra ở mức giá cao hơn thời điểm sau đó. Vậy nên bạn đã tiến hành đặt lệnh chờ mua tại một mức giá cao hơn là 1.10450 là 1.10950. Tại thời điểm tỷ giá cặp đồng tiền EUR/USD tiến tới mức 1.10950 ngay lập tức lệnh chờ mua sẽ được kích hoạt.

Tương tự với lệnh Buy Limit, khi sử dụng lệnh Sell Limit bạn cũng có thể bỏ lỡ một vài cơ hội tốt khi giá không đi theo mong muốn của mình.

Lệnh dừng: Buy Stop và Sell Stop trong Forex

So với hình thức “mua thấp, bán cao” của lệnh giới hạn thì lệnh dừng mang ý nghĩa hình thức “mua cao, bán thấp”. Lệnh dừng được đánh giá là loại lệnh thuận theo thị trường hiện tại và sẽ ngay lập tức kích hoạt lệnh giới hạn ngay khi giá Stop được đáp ứng. Thông qua lệnh dừng các nhà giao dịch có thể hạn chế được rủi ro không khớp lệnh hoặc chỉ khớp lệnh một phần. Tuy nhiên một nhược điểm của lệnh dừng chính là nhà giao dịch sẽ gặp rủi ro khớp với giá xấu hơn kỳ vọng.

Lệnh dừng với ý nghĩa “mua cao, bán thấp”

Lệnh dừng với ý nghĩa “mua cao, bán thấp”

Lệnh dừng mua (Buy Stop)

Lệnh dừng mua được hiểu là lệnh chờ mua với một mức giá cao hơn với giá đã được giao dịch trên thị trường hiện tại. Nhà giao dịch đặt lệnh này với kỳ vọng rằng thị trường chắc chắn có sự tăng giá mới quyết định mua. Ngay tại thời điểm giá chạm đến mức đã đặt ra, lệnh dừng mua sẽ trở thành lệnh Market Order và đồng thời cũng sẽ tiến hành với mức giá đã có sau đó.

Lệnh dừng mua thể hiện mong muốn giá chắc chắn tăng lên của nhà giao dịch

Lệnh dừng mua thể hiện mong muốn giá chắc chắn tăng lên của nhà giao dịch

Ví dụ: biểu đồ trên thể hiện giá vàng đang nằm ở mức 1336.08 USD và đang nằm trong một xu hướng tăng. Cùng lúc này có thể nhận ra là giá vàng cũng đang nằm ở gần vùng kháng cự với mức giá là 1341.43 USD. Tại thời điểm này, số lượng nhà giao dịch trên thị trường cũng rất nhiều. Trường hợp giá vàng phá vỡ vùng kháng cự thành công giá sẽ tăng rất mạnh tiếp tục vì trên thực tế khi lượng Volume giao dịch lớn sẽ phá vỡ vùng giá quan trọng.

Khi đó, nhà giao dịch nên tận dụng các cơ hội đã có sẵn để chờ đợi phá vỡ ngưỡng kháng cự cùng lúc thực hiện lệnh mua. Nhưng cần phải nhớ rằng bạn không phải lúc nào cũng có nhiều thời gian cho việc theo dõi hành động của thị trường sát sao. Do đó lệnh dừng mua chính là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Trường hợp giá vàng có phá vỡ vùng kháng cự này thị lệnh Buy Stop của bạn sẽ khớp lệnh và thực hiện như một lệnh Buy bình thường.

Lệnh dừng mua sẽ đảm bảo cho việc khớp lệnh của nhà giao dịch

Lệnh dừng mua sẽ đảm bảo cho việc khớp lệnh của nhà giao dịch

Lệnh dừng bán (Sell Stop)

Lệnh dừng bán hay Sell Stop là lệnh mà nhà giao dịch dùng để chờ bán mức giá khớp thấp hơn với mức giá đang được giao dịch trên thị trường. Lệnh dừng bán được sử dụng khi nhà giao dịch chưa nắm được sự chắc chắn xu hướng giá là tăng hay giảm. Do đó, họ quyết định chờ đợi hành động giá có phá vỡ ngưỡng hỗ trợ không và đồng thời xác nhận xu hướng sau đó mới đặt lệnh. Lúc này, thị trường có nhiều biến đổi khi có thể xảy ra hiện tượng đảo chiều hoặc tiếp tục diễn ra một xu hướng giảm mới. Vậy nên trader cần phải nắm được xu hướng mới này ngay khi nó vừa được hình thành.

Tuy nhiên nếu như hành động giá không đi theo kỳ vọng của nhà giao dịch, bạn sẽ không thể khớp được lệnh và cũng không có bất kỳ rủi ro mất tiền nào.

Ví dụ:  Nếu bạn muốn bán một cặp đồng tiền USD/CHF với mức giá trên thị trường giao dịch là 1.0019. Bạn đang có mong muốn giá sẽ đi xuống và chỉ khi nào giá đi xuống đến 0.9995 bạn mới quyết định bán ra.

Ở mức giá hiện tại trên thị trường là 1.0019 khi so với giá dự đoán để vào lệnh dừng bán là 0.9995 là lớn hơn. Khi bạn tiến hành đặt lệnh Sell Stop thì hệ thống sẽ thay bạn theo dõi thị trường và tự động khớp lệnh ngay khi giá đạt ngay mức 0.9995.

Lệnh Sell Stop trong Forex thể hiện điều gì?

Lệnh Sell Stop trong Forex thể hiện điều gì?

Lệnh dừng giới hạn: Buy Stop Limit và Sell Stop Limit trong Forex

Một trong các loại lệnh trong Forex phổ biến trên thị trường là lệnh dừng giới hạn Stop Limit với hai lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit. Nhà giao dịch cần phải lưu ý điểm vào lệnh này khi chúng có sự trái ngược nhau nhất định.

Lệnh giới hạn dừng mua (Buy Stop Limit)

Buy Stop Limit là sự kết hợp của 2 lệnh Buy Stop và Buy Limit với điểm dừng mua được tính là điểm kích hoạt lệnh giới hạn mua. Do vậy, lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt ngay khi giá thị trường chạm đến điểm đã đặt lệnh Buy Stop. Cũng có nghĩa là nếu sự biến động của giá không đạt đến điểm Buy Stop thì lệnh Buy Limit cũng sẽ không được kích hoạt. Do đó, khi đạt lệnh giới hạn dừng mua, nhà giao dịch có thể thu nhiều lợi nhuận hơn và đồng thời hạn chế được rủi ro giá đi ngược xu hướng.

Lệnh Buy Stop Limit chính là kết hợp hình thức của lệnh Buy Stop và Stop Limit

Lệnh Buy Stop Limit chính là kết hợp hình thức của lệnh Buy Stop và Stop Limit

Lệnh giới hạn dừng bán (Sell Stop Limit)

Tương tự, lệnh giới hạn dừng bán cũng là sự kết hợp của 2 loại lệnh Sell Stop và Sell Limit. Tại thời điểm giá đạt đến điểm dừng bán thì cũng là lúc lệnh giới hạn bán sẽ được kích hoạt và khớp giá tự động. Nhà giao dịch chỉ sử dụng lệnh dừng giới hạn chỉ khi đưa ra nhận định về thị trường sắp có sự giảm mạnh mẽ. Tuy nhiên để chắc chắn với các tín hiệu nhận được họ phải sử dụng lệnh giới hạn dừng để mở vị thế bán cho mình khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Sell Stop Limit là lệnh giới hạn dừng bán kết hợp giữa Sell Stop và Stop Limit

Sell Stop Limit là lệnh giới hạn dừng bán kết hợp giữa Sell Stop và Stop Limit

Lệnh chốt lời (Stop Loss) và lệnh cắt lỗ (Take Profit)

Lệnh chốt lời (SL) và lệnh cắt lỗ (TP) được hầu hết các nhà giao dịch nhận định về tầm quan trọng của nó trong quá trình giao dịch. Hai lệnh này được cho là không thể thiếu trong khi giao dịch nhằm hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận có được cho trader.

Lệnh Take profit (lệnh chốt lời) trong Forex

Lệnh chốt lời hay Take Profit là lệnh có công dụng giúp lợi nhuận của nhà giao dịch trên thị trường được giữ vững khi đạt đến mức mong muốn. Một điều chắc chắn là lệnh chỉ diễn ra khi xu hướng trên thị trường đang theo hướng nhà giao dịch kỳ vọng.

Ví dụ: Bạn tiến hành lệnh Sell cho cặp đồng tiền GBP/USD với mức giá Bid trên sàn giao dịch là 1.30380. Khi thực hiện lệnh này bạn đang mong muốn chốt lời với mức 100 pips, do đó đã đặt lệnh Take Profit ở mức 1.29380. Tại thời điểm giá đi theo hướng kỳ vọng và giảm xuống mức bạn đã đặt thì lệnh của bạn sẽ được kích hoạt và đóng lại. Lúc này, bạn sẽ đạt được kỳ vọng của mình là lời ở mức 100 pips.

Lệnh chốt lời được xem như là một nguyên tắc kỷ luật trong giao dịch hơn là một loại lệnh thông thường. Vì nếu như nhà giao dịch không biết điểm dừng và không có sự kiên định đối với chiến lược giao dịch của mình sẽ nhận lấy hậu quả. Có thể nói rằng lúc này thị trường sẽ “phản bội” lại bạn khi không được lợi nhuận mong muốn mà thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Lệnh Take Profit và Stop Loss trên thị trường Forex có công dụng như thế nào?

Lệnh Take Profit và Stop Loss trên thị trường Forex có công dụng như thế nào?

Lệnh Stop loss (lệnh cắt lỗ) trong Forex

Lệnh Stop-loss hay còn được gọi là lệnh cắt lỗ nó được xem như một loại lệnh thoát giao dịch. Chúng thường được các trader sử dụng để ngăn chặn các khoản lỗ ngoài mong đợi khi diễn biến của xu hướng thị trường không như họ mong muốn.

Ví dụ: Bạn đặt lệnh mua tại giá Ask mà sàn cung cấp cho cặp GBP/USD là 1.30385. Giả sử mức rủi ro tối đa mà bạn chấp nhận cho lệnh này là 30 pips và Stop-loss được đặt tại mức giá 1.30085 cho lệnh đó. Khi diễn biến thị trường ngược chiều với lệnh mua, thì lệnh của bạn sẽ khớp khi giá giảm xuống đến 1.30085 và chấp nhận mức thua lỗ 30 pips.

Tương tự như Take profit, Stop-loss không đơn giản chỉ là một “lệnh” trên hệ thống mà nó còn là công cụ hữu ích để quản lý rủi ro cho các kế hoạch đầu tư của bạn. Lệnh này còn giúp bạn loại trừ các yếu tố về cảm xúc khi đưa ra quyết định, kiểm soát trạng thái giao dịch cũng như bảo vệ trader với những diễn biến đột xuất gây bất lợi cho họ từ thị trường. Vì không có giao dịch nào sẽ lời mãi được việc có thua lỗ là điều tất yếu.

Với mỗi trader gia nhập vào thị trường Forex đều bắt buộc phải biết đến và tìm hiểu về 2 món vũ khí lợi hại là Stop-loss và Take profit. Đây là 2 lệnh cực kỳ cần thiết và sẽ giúp tài khoản của bạn phòng ngừa các tình huống bị thua lỗ sạch khi dùng đòn bẩy.

Lệnh dừng lỗ kéo theo (Trailing Stop)

Lệnh dừng lỗ kéo theo hay Trailing Stop được hiểu là lệnh cắt lỗ theo xu hướng giá và lệnh này được điều chỉnh một cách tự động. Trailing Stop có khả năng di chuyển thuận chiều xu hướng mà nhà giao dịch đang mong muốn và chỉ ngừng lại khi bạn đang bị ảnh hưởng thị trường.

Cần phải phân biệt lệnh Trailing Stop và Stop Loss – lệnh cắt lỗ truyền thống trong các giao dịch trên Forex. Cả hai lệnh đều di chuyển theo cùng với chiều giá của các cặp đồng tiền giao dịch, vậy nên sẽ đảm bảo được lợi nhuận của nhà giao dịch. Đồng thời hai lệnh này cũng giúp hạn chế được các rủi ro bất ngờ trên thị trường giao dịch.

Ví dụ: Bạn đang sở hữu cặp tiền EUR/USD và sau 1 ngày giá trị của chúng tăng lên lợi nhuận bạn có được là khoảng 30 pips. Mặc dù đã có lợi nhuận nhưng bạn vẫn mong muốn tăng thêm khi chờ đợi giá cặp tiền có thể tăng nữa hay không.

Khi đó để an toàn bạn nên đặt cho mình lệnh Trailing Stop ngay chính tại mức giá 30 pips để vẫn giữ nguyên lợi nhuận của mình. Lúc này, nếu giá trị cặp đồng tiền này tăng thì điểm Trailing Stop cũng theo đó tăng lệnh. Như vậy cho đến khi thị trường xuất hiện sự đổi hướng và chạm vào mức lệnh Trailing Stop bạn đã đặt.

Lệnh Trailing Stop hay còn được gọi là lệnh dừng lỗ kéo theo

Lệnh Trailing Stop hay còn được gọi là lệnh dừng lỗ kéo theo

Các lệnh đặc biệt trên thị trường Forex

Lệnh có giá trị đến khi hủy (GTC)

Bản chất của lệnh GTC được viết tắt từ cục từ Good’Til Cancel Order và được xem là về cơ bản cũng tương tự như lệnh giới hạn (lệnh Limit). Như tên gọi của nó, mỗi lệnh GTC sẽ hết hiệu lực khi lệnh đã hoàn thành, có lệnh hủy từ trader hoặc hết hạn giao dịch. Các lệnh GTC sẽ có hạn từ 30-90 ngày kể từ ngày trader nhập lệnh

Các trader không có thời gian theo dõi biến động của thị trường thì GTC chính là công cụ mà bạn đang cần. Thông qua các lệnh GTC để đặt lệnh giao dịch cho các mức giá cụ thể và duy trì chúng trong vài tuần.

Giao dịch sẽ được tiến hành trong tình huống giá thị trường biến động chạm mức giá của lệnh GTC trước khi lệnh này đến hạn. Trader tham gia giao dịch hoàn toàn có thể đặt lệnh GTC làm lệnh Stop với lệnh bán thấp hơn giá thị trường và lệnh mua cao hơn thị trường đề giảm thua lỗ

Lệnh có giá trị trong ngày (GFD)

Lệnh Good for the Day hay GFD là lệnh có giá trị trong ngày và trong các lệnh Forex nó có thể là lệnh Buy hay Sell. Lệnh GFD sẽ được sử dụng vào mức giá cụ thể trong giao dịch và nếu nó không được hoàn thành trong cuối ngày giao dịch thì lệnh này vẫn sẽ hết hạn.

Các trader có thể tự do điều chỉnh khung thời gian thực hiện lệnh GFD khi lệnh hết hạn. Hoặc nếu không lệnh GFD sẽ mặc định là lệnh trong ngày ở khung giờ đã được cài đặt sẵn của các trang giao dịch.

Lệnh này hủy lệnh kia (OCO)

Sự kết hợp của lệnh giới hạn (Limit) và lệnh dừng (Stop) sẽ tạo thành lệnh OCO (One Cancels the Other Order). Khi cài đặt lệnh này thì giao dịch đạt được mục tiêu một trong hai lệnh trên thì lệnh còn lại sẽ ở chế độ tự động bị hủy. Những trader có nhiều kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán thường sử dụng lệnh OCO để có thể hạn chế rủi ro và giúp đỡ cho việc vào lệnh.

Bên cạnh đó, nhà giao dịch có thể dùng lệnh OCO để tiến hành giao dịch retracements là loại giao dịch này được hiểu bao gồm thoái lui và phá vỡ. Trong đó thoái lui là sự đảo chiều không lâu dài của một xu hướng đang diễn ra và sẽ trở ngước lại chính nó. Phá vỡ được hiểu là hành động giá phá vỡ một vùng giá cố định có sẵn hoặc tại một vùng giá đang đi ngang trên thị trường.

Đối với giao dịch Breakout, các nhà giao dịch sẽ phải ngay lập tức vào lệnh khi giá phá vỡ. Đồng thời phải tiếp tục theo dõi trên thị trường cho đến khi nào biến động này yên ắng mới có thể kiếm lời.

Lệnh kích hoạt lệnh (OTO)

OTO là từ viết tắt của cụm từ One Triggers The Other là một loại lệnh ngẫu nhiên (contingent order) hay còn được hiểu là lệnh có điều kiện (conditional order). Lệnh OTO bắt buộc có một sự kiện nào đó xảy ra trên thị trường thì nó mới có thể kích hoạt. Khi đó hai lệnh được cùng lúc thiết lập là lệnh chính và lệnh thứ cấp. Vào thời điểm lệnh chính được kích hoạt thì lệnh thứ cấp cũng sẽ tự động được thực thi ngay sau đó.

Có thể hiểu rằng lệnh thứ cấp sẽ được hoạt động và tuân thủ theo những yêu cầu được đặt ra để có thể kích hoạt được nó. Lệnh OTO thường được áp dụng trong các trường hợp đặt sẵn lệnh Take Profit và Stop Loss cho các lệnh chờ mua hay chờ bán. Lệnh Stop Loss và lệnh Take Profit chỉ được kích hoạt sau khi khớp lệnh Buy Stop và Sell Stop.

Các lệnh trong Forex đều mang những công dụng riêng thể hiện kỳ vọng của trader trong quá trình giao dịch. Đồng thời chúng như là một công cụ giúp nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận tốt nhất có thể. Trên đây là các loại lệnh trong Forex vô cùng phổ biến mà bạn không thể bỏ qua. Chính vì vậy đừng quên ghi chú các thông tin về những lệnh này để tận dụng được tối đa những ưu điểm mà chúng mang lại.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan