Bill Ackman là ai? Đây luôn là một câu hỏi của các trader khi nhắc đến siêu phẩm từng nhận được đề cử Oscar “The Big Short”. Bill Ackman được biết đến là một nhà đầu tư vô cùng tài giỏi với phong cách đầu tư đầy mạo hiểm và liều lĩnh. Không những thế, con đường đầu tư của ông cũng trải qua rất nhiều biến cổ thắng thua liên tục. Như vậy, “thiên tài đầu cơ” Bill Ackman này đã có sự chuyển mình như thế nào sau những lần thất bại liên tiếp, trader hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Bill Ackman là ai?

Nếu như trader đã từng nghe đến cái tên “The Big Short” – siêu phẩm đã từng nhận được 5 đề cử Oscar khi chia sẻ về câu chuyện cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008. Một nhóm các nhà đầu tư nằm ở phố Wall đã lợi dụng vào bong bóng thị trường khi đó để thu về khoản lợi nhuận khổng lồ đến từ thảm họa. Trong số những người này còn có cả người quản lý của quỹ đầu tư Michael, với sự liều lĩnh và nhạy bén của mình, ông ta đã thu về được số tiền lên đến 2,69 tỷ USD và chỉ sau một đêm đã trở nên vô cùng giàu có.

Trên thực tế câu chuyện này xuất hiện khá nhiều ở ngoài đời thật và nhân vật được nhắc đến ngày hôm nay đó chính là Bill Ackman. Ông luôn được xem là một tấm gương mỗi khi người ta nhắc đến “The Big Short”.

Bill Ackman - Thiên tài đầu cơ gắn liền với “The Big Short”

Bill Ackman – Thiên tài đầu cơ gắn liền với “The Big Short”

Bill Ackman được biết đến là một nhà đầu tư người Mỹ. Đồng thời ông cũng kiêm chức vụ Founder và CEO của Pershing Square Capital Management (một công ty quản lý về quỹ đầu cơ). Bill Ackman đã trở nên vô cùng nổi tiếng với vị thế bán khống số trái phiếu có được vào năm 2008-2009 của công ty bảo hiểm MBIA. Ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, ông cũng đã có tiếng trong giới đầu tư qua việc giải cứu công ty điều hành trung tâm mua sắm General Growth. Về sau này, phi vụ bán khống cổ phiếu của Herbalife của ông đã diễn ra với khoảng thời gian 5 năm và phi đặt cược vào lệnh Short trong thời điểm bùng nổ dịch bệnh Covid19 đã giúp Bill Ackman trở thành một nhà đầu tư nổi tiếng nhất hiện nay tại phố Wall.

Theo như ước tính Bill Ackman đãng có giá trị tài sản ròng lên đến hơn 3,3 tỷ USD. Ông được xếp hàng vào vị trí thứ 25 trong số những nhà quản lý quỹ đầu tư giàu có tại Hoa Kỳ và xếp vị trí thứ 332 trong danh sách Forbes 400, đồng thời ông cũng chính là người giàu có thứ 1102 tính đến hết năm 2022 trên toàn thế giới.

Bởi vì Bill Ackman có phong cách đầu tư không giống như nhiều nhà đầu tư khác và thường xuyên tham gia vào những phi vụ bán khống (Tức là Short với đặt cược và giảm giá) cho nên ông đã được giới đầu tư mệnh danh là “Thiên tài đầu tư”. Không những thế, Bill Ackman còn được đánh giá là một người có phong cách thời trang vô cùng chất, ông luôn giữ được phong độ cho ngoại hình của mình. Chính vì vậy mà tên gọi “Nhà đầu tư đẹp trai nhất của phố Wall” cũng thuộc về ông.

Tìm hiểu đôi nét về tiểu sử của Bill Ackman

Nếu như đối với những nhà đầu tư huyền thoại khác, thông thường họ sẽ xuất thân ở một gia đình nghèo hoặc cùng lắm là khá giả đủ ăn đủ mặt. Tuy nhiên đối với Bill Ackman thì lại hoàn toàn khác. Ông là một người “sinh ra ở vạch đích” và nhận được quyền thừa kế một khối tài sản vô cùng lớn từ gia đình của mình.

Bill Ackman sinh ra vào ngày 11/05/1966 tại New York (Hoa Kỳ) trong một gia đình gốc Do Thái. Tại New York lúc bấy giờ, gia đình ông đã siêu giày với cha ông là nhà sáng lập nên Công ty tài chính Bất động sản Ackman-Ziff Real Estate Group, còn mẹ ông là thành viên trong Hội đồng quản trị Lincoln Center.

Bên cạnh việc có xuất thân vô cùng nổi bật thì con đường học vấn của Bill Ackman cũng vô cùng đáng nể. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard vào năm 1988 với bằng tốt nghiệp loại ưu và vào năm 1992 đã lấy được bằng MBA tại Trường Kinh doanh Harvard.

Trong khoảng thời gian đầu lập nghiệp, Warren Buffett chính là người được Bill Ackman hâm mộ nhất. Ông cũng đã học hỏi ở thần tượng của mình rất nhiều và nghiên cứu nhiều chiến lược đầu tư khác nhau.

Tiểu sử của “thiên tài đầu cơ” Bill Ackman có gì nổi bật?

Tiểu sử của “thiên tài đầu cơ” Bill Ackman có gì nổi bật?

Vào năm 1992, ông đã cùng bạn học thành lập nên Công ty đầu tư Gotham Partners. Sau đó 3 năm, công ty của ông đã được hợp tác cùng với công ty bất động sản và bảo hiểm Leucadia National để đấu thầu trong việc xây dựng Trung tâm Rockefeller. Mặc dù thường vụ này đã không thuộc về tay họ thế nhưng danh tiếng của ông, người bạn của mình cũng như công ty của cả 2 người đã vang danh khắp nơi thu hút được rất nhiều nhà đầu tư. Đến năm 1998, khối tài sản mà Gotham Partners đang quản lý đã có giá trị lên đến 500 triệu USD.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mạnh mẽ thì Gotham Partners lại bị vướng vào một vụ kiện tụng với rất nhiều cổ đông bên ngoài và khiến cho công ty rơi vào khó khăn. Vào năm 2002, Bill Ackman đã quyết định cho công ty đóng cửa. Chính quyền New York cũng như FBI đã mở một cuộc điều tra về công ty này tuy nhiên không phát hiện được sai phạm nào.

Sau đó 2 năm, Bill Ackman trở lại và cùng một số đối tác thành lập nên Pershing Square Capital Management với số vốn khi đó là 54 triệu USD. Cách thu nhập chính của công ty trong thời gian đầu sẽ là mua cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn, tuyên truyền, vận động để tăng giá của cổ phiếu rồi sau đó rao bán để thu lời.

Không những thế, Bill Ackman còn dựa vào bán khống thu về được rất nhiều tiền. Trong cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới mức chuẩn được chia sẻ trong “The Big Short”, số tiền lợi nhuận mà thiên tài đầu cơ này thu về vô cùng lớn. Bill Ackman cũng đã dành đến 5 năm để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và thu về cho mình một khối tài sản khổng lồ trong khi thị trường đang vỡ bong bóng vào năm 2008.

Trong thời điểm ngành bất động sản được xem là chạm đáy thì Bill Ackman đã mua lại một vài bất động sản lớn, sau đó quy hoạch chúng thành khu dân cư thương mại hoặc các trung tâm mua sắm. Nhờ vào điều này mà số tiền lợi nhuận được Bill Ackman thu về đã có sự gia tăng lên gấp vài lần.

Vào năm 2013, Bill Ackman lần đầu tiên góp mặt trong danh sách tỷ phú. Đến năm 2014, đây lại là thời điểm đột phá của quỹ với tỷ lệ lợi nhuận lên đến 40% của Pershing Square. Rất nhanh chóng quỹ đã đứng đầu trong bảng xếp hạng “Top 100 quỹ phòng hồ lớn nhất trên thế giới” vào thời điểm đó. Theo như truyền thông thì Pershing Square đã sở hữu cho mình được một số lượng cổ phiếu lớn của những doanh nghiệp dịch vụ ăn uống, tiêu dùng, bất động sản,… như Burger King, Starbucks, Howard Hughes,… Từ đó, Bill Ackman đã có khoản tài sản ròng đạt ở mức 2,9 tỷ USD.

Phi vụ tranh cãi cùng Herbalife và hàng loạt chuỗi thất bại sau đó

Với những thương vụ đầu tư vào những doanh nghiệp vận tải, đặc biệt nhất là đường sắt thì Bill Ackman đã từng có tên gọi là “tiểu Buffet”. Với sự thành công phi thường và nhanh chóng của mình, Bill Ackman dã bắt đầu có sự chủ quan. Ông thường xuyên xuất hiện trên báo chí, đặt ra các mục tiêu sẽ đứng vị trí đầu tiên trong top 20 quỹ đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất. Chính bởi vì mục tiêu quá cao cả này mà Bill Ackman đã dần dần từ bỏ đi những nguyên tắc cẩn trọng của mình trong đầu tư.

Việc trở thành một nhà đầu tư ngạo mạn và liều lĩnh đã khiến cho Bill Ackman không ít lần bị thất bại. Sai lầm lớn nhất và gây ra tranh cãi nổi tiếng nhất của ông kéo dài trong suốt 5 năm đó chính là “Cuộc chiến Herbalife”.

Bill Ackman được mệnh danh chính là một “Tiểu Buffett”

Bill Ackman được mệnh danh chính là một “Tiểu Buffett”

Theo như tìm hiểu thì Bill Ackman là một người thích giải cứu những công ty có tiềm năng phát triển lớn nhưng ông cũng lại thích đi tìm kiếm lợi nhuận thông qua cách thức đặt cược vào hướng giảm giá (SHORT) của một vài doanh nghiệp mà theo ông nó yếu kém hay có vấn đề nào đó về gian lận. Vào “nạn nhân” của Bill Ackman đó chính là Herbalife.

  • Vào tháng 05/2012, mọi chuyện bắt đầu khi nhà đầu tư David Einhorn đã cho nổ một quả bom đầu tiên với các câu hỏi về tính hợp pháp trong mô hình kinh doanh của Herbalife (công ty chuyên về những sản phẩm chăm sóc sức khỏe) vô cùng hóc búa. Chỉ với sau đó vài phút, cổ phiếu của công ty này đã rớt giá gần đến 20%, tương đương với khoảng 2 tỷ USD đã “không cánh mà bay”.
  • Bill Ackman ngay sau đó đã âm thầm xây dựng lên một chiến lược bán khống với số lượng lên đến 20 triệu – 25 triệu cổ phiếu. Đến tháng 12, Bill Ackman đã đổ thêm dầu vào lửa thông qua bài thuyết trình kéo dài 3 tiếng với 344 slide của mình và cho rằng Herbalife chính là một “mô hình kim tự tháp”. Chính báo cáo này đã làm chi giá của phiếu lại nhanh chóng giảm mạnh. “Nếu như tôi đúng, cổ phiếu của công ty này sẽ ngay lập tức trở thành mớ giấy lộn”, Bill Ackman đã khẳng định rằng ông chưa bao giờ tự tin vào việc bán khống một cổ phiếu nào hơn cổ phiếu của Herbalife.
  • Đến ngày 25/01, Bill Ackman được Scott Wapner lên sóng CNBC và tiếp theo sau đó là Carl Icahn. Vốn nổi tiếng là người không thích Bill Ackman, cho nên Icahn đã có một cuộc tranh luận kéo dài 25 phút. Và vào ngày 14/02, Icahn đã mua vào cổ phiếu của Herbalife với một số lượng lớn.
  • Tiếp theo sau đó, các nhà đầu từ khác như Robert Chapman, Dan Loed,… không ưa Bill Ackman đã lập tức phản bác lại các lập luận của Bill Ackman và tiến hành mua vào một lượng lớn cổ phiếu của Herbalife. Không lâu sau đó thì cổ phiếu này cũng đã được George Soros mua vào. Giữa hai bên đã kịch liệt cạnh tranh, tuy nhiên thay vì giảm không phanh vì cổ phiếu Herbalife đã gia tăng mạnh mẽ trở lại.
  • Kết quả Pershing Square đã mất trắng số tiền 1 tỷ USD và Bill Ackman đã bị điều tra về nghi vấn đã thao túng giá cổ phiếu. Mặc dù thua lỗ thế nhưng Bill Ackman vẫn kiên quyết giữ vị thế chứ không chịu cắt lỗ.
  • Vào năm 2014, bởi vì kết quả từ chiến dịch chống lại công ty Herbalife cho nên Ed Markey sau đó đã kiến nghị đến SEC về việc yêu cầu phải điều tra lại về những hoạt động kim tự tháp của công ty này. Chính điều này đã khiến cho giá cổ phiếu dần dần suy giảm đến 50%. Chính nhờ vào điều này mà vị thế bán khống của Bill Ackman được gỡ lại đôi chút, tuy nhiên khả năng thu hồi lỗ là điều hoàn toàn rất khó xảy ra.

Cho đến tháng 06/2015, cổ phiếu của Herbalife đã được giao dịch ở mức trên dưới 50 USD và sau nhiều năm liên tiếp thì cuộc chiến giữa Herbalife và Bill Ackman cũng không mang lại kết quả gì.

Đến năm 2015, Bill Ackman đã đầu tư 40% của danh mục với số tiền trị giá 19 tỷ USD vào NYSE: VRX (Valeant Pharmaceuticals) – một công ty về thương mại dược phẩm có nguồn gốc từ Canada. Phi vụ đầu tư vào VRX này đã trở thành bước đi sai lầm nhất trong cuộc đời và con đường giao dịch Bill Ackman.

Công ty Valeant này đã bị FDA (Ủy ban quản lý Dược và Thực phẩm) của Mỹ vào điều tra và giá cổ phiếu đã rơi một cách không phanh. Bill Ackman đã chống chế liên tục trước báo chí và thậm chí còn tiến hành mua vào thêm rất nhiều cổ phiếu của VRX. Chỉ trong vòng 1 năm rưỡi, cổ phiếu của VRX đã suy giảm đến 95% xuống còn lại 11$. Lúc này, Bill Ackman đã phải đánh bán ra cắt lỗ với số tiền lỗ lên đến 2,8 tỷ USD.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, cụ thể 2015 thua lỗ 20,5%, 2016 thua lỗ 13,5%, 2017 thua lỗ 4%, thì quỹ của Bill Ackman đã bắt đầu có sự thành công trở lại vào năm 2018 khi chỉ thua lỗ 0,7%. Mặc dù đã trở nên kín tiếng hơn trước đây, tuy nhiên để có thể thành công như năm xưa thì sẽ không dễ dàng gì với Bill Ackman khi mà NAV đã giảm xuống quá 50%.

Vào cuối năm 2017, Bill Ackman đã chia sẻ rằng “Tôi chẳng thể tìm thấy được niềm vui nữa. Mất tiền của các cổ đông không phải là một việc dễ chịu. Tôi sẽ cố gắng và nỗ lực để có thể một lần nữa kiếm lại hào quang”.

Sự trở lại của Bill Ackman với cú SHORT 2,6 tỷ USD

Như vậy, sau khi tìm hiểu đôi chút về Bill Ackman là ai với sự thất bại liên tiếp thì sự Bill Ackman đã có sự trở lại như thế nào?

Bill Ackman đã vô cùng lo lắng khi dịch Covid19 bùng phát cho nên lần đầu tiên trong cuộc đời của mình, ông đã thanh lý tất cả danh mục đầu tư. “Chúng tôi đã vô cùng lo lại về tác động của Covid19 đến vấn đề tài chính và sức khỏe, sự lo ngại lớn đến nỗi mà lần đầu tiên trong suốt khoảng thời gian hoạt động chúng tôi đã quyết định thanh lý hết tất cả danh mục đầu tư. Bởi vì chúng tôi tin rằng thị trường có thể sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn nữa” – Bill Ackman đã từng chia sẻ.

Tuy nhiên, ông đã thay đổi chiến lược bằng cách mua vào những hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, tức là CDS. Vào năm 2020, thị trường chứng khoán vô cùng ảm đạm bởi các tác động của đại dịch. Và phần lớn mọi người đều bị thua lỗ, tuy nhiên ngược lại thì Bill Ackman đã thu về được 2,6 tỷ USD nhờ vào cổ phiếu ngắn hạn trong khoảng thời gian 1 tháng. Với số vốn 27 triệu USD lúc ban đầu, ông đã thu về lợi nhuận đạt gấp gần 100 lần.

Bill Ackman đã bắt đầu âm thầm trong việc kiếm lợi nhuận, tuy nhiên trong khi đó ông lại sử dụng phương tiện truyền thông để tạo nên sự lo sợ và hoảng loạn cho các nhà đầu tư khác. Ông đã đề cập liên tục đến thông điệp “Tiền mặt là vua” và nói rằng kinh tế Mỹ đang đứng bên bờ vực thẳm”. Với hàng loạt hành động này, ông đã khiến cho nguồn thông tin trên thị trường bị nhiễu loạn, còn những người khác gọi ông là “Kẻ hai mặt” khi chỉ biết đến lợi ích của mình dựa trên xương máu của những người khác.

Sự trở lại của Bill Ackman sau chuỗi thất bại liên tiếp trong nhiều năm

Sự trở lại của Bill Ackman sau chuỗi thất bại liên tiếp trong nhiều năm

Bill Ackman sau đó đã thông báo rằng đã dùng một khoản tiền thu được nhờ vào đặt cược tín dụng nhằm gia tăng vị thế nắm giữ ở một vài cổ phiếu có trong danh mục đầu tư của quỹ. Trong đó bao gồm cả việc gia tăng 39% cổ phần hiện của Berkshire Hathaway Inc Warren Buffett và khoản đầu tư lên đến 730 triệu USD vào Starbucks. Không những thế, Pershing cũng đã gia tăng đến 34% của mình tại Hilton Worldwide Holdings Inc và 46% cổ phần tại Lowe Cos. Pershing đồng thời cũng gia tăng sở hữu tại công ty Restaurant Brand International Inc – công ty mẹ của Burger King đến mức 26% so với mức trước đó. Điều này cũng đã khiến cho quỹ nâng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt lên đến 18% thay vì 14% trước đó.

Với mục đích có thể nhanh chóng kiếm lợi trong ngắn hạn, Bill Ackman đã tập trung phần lớn vào việc mua vào và bán lại các công ty. Ông có xu hướng thay đổi cấu trúc của công ty một cách mạnh mẽ, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty trong lâu dài và từ đó gây ra khá nhiều sự bất mãn và tranh cãi.

Vào năm 2018, Bill Ackman lần đầu tiên thẳng tay cắt giảm đi 18% nhân sự và chỉ giữ lại vỏn vẹn 46 nhân viên, ông đã tự xây dựng cho mình một đế chế riêng. Trái ngược lại nhiều sự lo ngại lúc ban đầu, sự thay đổi này đã nhanh chóng giúp Pershing Square trở lại đường đua sau khi trước đó đã bị thất bại nhiều lần. Khoản đầu tư của Bill Ackman vào chuỗi cửa hàng Burrito Chipotle, Starbucks và bộ xử lý dữ liệu tự động ADP,… đã mang về cho ông khoản lợi nhuận vô cùng lớn.

Bill Ackman và bài học được rút ra từ con đường đầu tư của ông

Trong quá trình đầu tư của Bill Ackman, nhìn chung ông đã có lúc gian nan khó khăn “lên voi xuống chó”. Đã có lúc, Bill Ackman bị thua lỗ nặng nề trong vụ Short cùng với Herbalife, thế nhưng sau đó lại cũng có khoảng thời gian ông thu lợi nhuận mạnh mẽ vào năm 2019 – 2020. Đặc biệt nhất là vào năm 2020, chỉ trong một phi vụ ông đã có thể xoay sở đến biến số tiền 27 triệu USD thành 2,7 tỷ USD với sự đặt cược vào sự suy giảm trên thị trường với diện rộng trước các tác động đến từ đại dịch trên toàn thế giới.

Có thể thấy Bill Ackman vẫn luôn là một nhà đầu tư gây tranh cãi, khiến cho nhiều người khác ông ưa và thậm chí phong cách đầu tư của ông đã khiến cho ông bị SEC giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên không thể phủ nhận một điều rằng Bill Ackman có phong cách đầu tư khá thú vị khi luôn thích Short các công ty mà ông không thích và sẽ giải cứu công ty mà mình yêu thích bất chấp dư luận.

Những bài học được rút ra từ con đường đầu tư của Bill Ackman

Những bài học được rút ra từ con đường đầu tư của Bill Ackman

Có lẽ rằng Bill Ackman chính là một mẫu hình dành cho những nhà đầu tư trẻ tuổi năng động, thông minh tích cực thế nhưng lại có đôi phần quá tự hào về bản thân.

  • Đầu tiên, một danh mục càng lớn càng phản có được sự đa dạng hóa với những ngành nghề, lĩnh vực mà ta am hiểu nhất. Sự tập trung sẽ dẫn tới sự rủi ro bất ngờ về mặt vi mô.
  • Thứ hai, nên lắng nghe các ý kiến trái chiều và không nên bằng mọi giá bảo vệ quan điểm trước công chúng và báo chí. Điều này sẽ chỉ làm cho chúng ta trở nên bảo thủ theo một cách vô cùng ngốc nghếch.

Còn đối với góc nhìn của nhà đầu tư Bill Ackman, ông cũng đã đưa ra cho những nhà đầu tư mới vào nghề một vài lời khuyên như sau:

  • Kiên nhẫn và kỷ luật sẽ là một trong số các yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể đạt được sự thành công khi đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai khi đầu tư cũng sẽ biến điều này hoặc cũng có thể không thực hiện được dù đã biết. Trong bối cảnh những chiến lược đầu tư càng ngày càng phổ biến và được yêu thích với kỳ vọng đạt lợi nhuận nhanh chóng thì việc tôn trọng nguyên tắc, kỷ luật và kiên dẫn trở nên xa xỉ đối với một khoản đầu tư.
  • Hãy tránh thật xa các lỗi tư duy ngắn hạn, Bill Ackman đã khuyên rằng các trader không nên sử dụng các cách định giá theo kiểu truyền thống để đánh giá các công ty có sử dụng đến tỷ số P/E. Thay vào đó hãy dựa vào những gì mà trader phân tích được trong việc ước tính lợi nhuận của công ty trong tương lai.
  • Bill Ackman khuyên mọi người nên đầu tư vào việc mua cổ phiếu của những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đơn giản cùng với nguồn tài chính vững mạnh, không dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Không những thế, Bill Ackman cũng cho rằng điều đáng sợ nhất không phải là thị trường biến động. Thị trường biến động sẽ chính là cơ hội để các nhà đầu tư thông minh có thể tối đa hóa lợi nhuận dài hạn dựa vào việc mua cổ phiếu của những công ty lớn với một mức giá “hời”.

Những câu nói nổi tiếng của Bill Ackman về đầu tư và giao dịch

Qua đây thì trader cũng có thể học hỏi và chiêm nghiệm về những câu nói nổi tiếng sau của Bill Ackman:

  1. “Đối với các khoản đầu tư, tôi không hề có cảm xúc. Đầu tư sẽ là thứ mà bạn cần phải dựa hoàn toàn vào lý trí và không được để cảm xúc ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định – nó chỉ cần dựa trên sự thật mà thôi”.
  2. “Nếu như tôi tin rằng tôi đúng, tôi sẽ làm đến cùng cho đến khi nào mình chứng minh được điều đó là đúng”.
  3. “Đầu tư là một công việc kinh doanh mà bạn hoàn toàn có thể trở nên vô cùng ngớ ngẩn trong một khoảng thời gian dài trước khi chứng minh điều gì đó là đúng”.
  4. “Kinh nghiệm đến từ việc mắc phải sai lầm và những điều học hỏi được từ chúng”.
  5. “Thị trường ở trong ngắn hạn và phần lớn việc dự đoán kinh tế là một việc vặt vãnh. Chúng tôi đầu tư dựa theo chiến lược khiến cho nhu cầu dựa vào thị trường ngắn hạn và phần lớn là những đánh giá kinh tế không có sự liên quan”.
  6. “Như ở kết quả của sự đa dạng hóa quá mức, lợi nhuận của họ – tức là các nhà quản lý tích cực sẽ có xu hướng bị giảm xuống. Đa dạng hóa ở đây sẽ là việc che đậy đi sự thiếu hiểu biết. Những nhà quản lý tích cực chưa thực hiện đầy đủ nghiên cứu về bất cứ công ty nào của họ. Nếu như những nhà quản lý nào có đến 200 vị thế, bạn có nghĩ rằng vào lúc này họ đều biết mọi việc đang xảy ra tại mọi công ty trong số các công ty đó không?”
  7. “Tôi nghĩ rằng những nhà đầu tư tích cực có nguồn vốn khổng lồ có khả năng tạo nên sự thay đổi tích cực từ chính bên trong công ty mà họ đang có cổ phần”.

Bài viết vừa rồi là những chia sẻ về Bill Ackman là ai mà chúng tôi muốn chia sẻ và thông tin đến các nhà đầu tư. Có thể thấy Bill Ackman là một người có phong cách đầu tư đầy thú vị, mạnh mẽ và liều lĩnh. Tuy nhiên cũng chính vì điều đó mà con đường thành công của ông cũng đã phải trải qua nhiều lần khó khăn thất bại liên tục. Vì vậy qua đây, chúng tôi hy vọng rằng các trader sẽ có thể học hỏi và dựa vào con đường giao dịch đầu tư của Bill Ackman để rút ra cho bản thân mình những bài học, kinh nghiệm bổ ích nhất.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan