Đường SMA là gì? SMA được biết đến là một chỉ báo với tên gọi là đường trung bình động đơn giản được các trader sử dụng rất nhiều trong giao dịch forex. Tuy nhiên ở thực tế khi giao dịch có rất ít trader nắm rõ về bản chất cũng như cách sử dụng đường SMA. Do vậy, bài viết sau đây của Forex Dictionary sẽ chia sẻ đến bạn đôi nét về SMA là đường gì cũng như cách thức sử dụng đường SMA là gì khi giao dịch.

Giới thiệu về đường SMA là gì?

Đường SMA có tên gọi đầy đủ là Simple Moving Average – đây là một công cụ chỉ báo được dùng để phản ánh các biến động đơn giản của giá. Đối với các trader muốn phân tích kỹ thuật thì đây được coi là công cụ cơ bản nhất.

Về bản chất, đường SMA được hình thành dựa vào công thức tính số trung bình cộng của giá đóng cửa của thị trường giao dịch ở một khoảng thời gian nhất định sau khi các yếu tố bất thường đã được loại bỏ. Vì vậy, SMA là đường được đánh giá vô cùng cao khi mang lại hiệu quả tốt cho các trader có nhu cầu xác định về sự thay đổi và biến động của giá.

Đường SMA là đường gì?

Đường SMA là đường gì?

Những đường SMA phổ biến hiện nay

Chu kỳ giá đóng cửa khi được biểu thị bởi đường trung bình cộng chính là chỉ số đứng đầu đường SMA. Chẳng hạn đường SMA 10 sẽ chính là giá đóng cửa 10 ngày trước đó mà đường trung bình động biểu thị. Và các đường trung động khác cũng sẽ cho ra các đường SMA với ý nghĩa tương tự.

Đối với việc sử dụng các đường trung bình này, sẽ không có sự ưu tiên hay khác biệt gì cả. Sự khác biệt này sẽ được thể hiện qua thói quen và phương pháp mà mỗi trader sử dụng khi phân tích giá.

Các loại đường SMA được sử dụng và phổ biến

Các loại đường SMA được sử dụng và phổ biến

Dựa vào thời, các trader thường phân loại các đường SMA như sau:

  • Các phân tích với biến động ngắn hạn, những đường trung bình động phù hợp là SMA 10, SMA 20 hay SMA 14.
  • Các phân tích với biến động trung hạn, đường trung bình động lý tưởng sẽ là đường SMA 50.
  • Các phân tích với biến động dài hạn, các đường trung bình động dành cho trader sẽ là đường SMA 100 và SMA 200.

Công thức tính đường SMA là gì?

Bên cạnh việc hiểu được SMA là đường gì thì nắm rõ được công thức tính đường SMA cũng là việc khá quan trọng.

Cụ thể, đường SMA sẽ có công thức tính như sau:

SMA = (G1 + G2+…+Gn)/n

Trong đó:

  • n: Là số ngày của chu kỳ biến động.
  • G1+Gn: Đây là mức giá tại lúc đóng cửa thị trường ở một chu kỳ cần xác định biến động.

Ý nghĩa của chỉ báo SMA trong giao dịch Forex là gì?

Chỉ số SMA có chức năng quan trọng trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các trader thực hiện các giao dịch forex chính xác nhất. Nó mang các ý nghĩa cụ thể như sau:

Dự đoán được các xu hướng thị trường

Đường SMA sẽ xác định được những biến động trong tương lai của các cặp tiền tệ, điều này giúp trader có thể đánh giá được thời điểm phù hợp để tiến hành các lệnh bán và mua. Đồng thời, xác định được xu hướng giá của thị trường.

Đối với thị trường dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, xu hướng được xác định với cách thức như sau đây.

Ưu điểm nổi bật của đường SMA trong giao dịch forex

Ưu điểm nổi bật của đường SMA trong giao dịch forex

Xu hướng ngắn hạn sẽ sử dụng đường SMA, nếu như SMA 20 bị đường giá cắt thì xu hướng giá trong ngắn hạn này đang tăng lên. Còn nếu như đường giá này cắt xuống thì có nghĩa xu hướng đang giảm. Với thị trường trung và dài hạn cũng xảy ra các trường hợp tương tự. Kết quả được dự đoán qua SMA diễn ra không quá nhanh, tuy nhiên chậm mà chắc. Nó có khả năng loại bỏ các bẫy cũng như các tín hiệu gây nhiễu giá làm thay đổi mức giá.

Hỗ trợ và kháng cự

Trader có thể quyết định lệnh vào hay lệnh mua bằng cách dựa vào những điểm tiếp xúc.

  • Điểm hỗ trợ được hình thành khi trader nhận thấy đường giá nằm ở phía bên trên đường SMA nhưng sau đó nó giảm dần và chạm vào SMA.
  • Điểm kháng cự xuất hiện khi đường giá nằm ở phía bên dưới của đường SMA. Sau đó, nó có xu hướng đi lên và chạm vào đường SMA.

Trong các trường hợp dài hạn, ngắn hạn và trung hạn, trader đều có thể sử dụng đến các điểm kháng cự và hỗ trợ.

Giúp trader xác định các điểm cắt lỗ, điểm chốt lời và điểm vào lệnh

Thông qua đường chỉ báo SMA, trader có thể xác định được điểm thực hiện lệnh, điểm chốt lỗ và cắt lời chính xác. Điều này sẽ giúp trader có được cảm giác thoải mái và tự tin hơn khi giao dịch.

  • Trường hợp SMA có xu hướng đi xuống, đường giá lúc này sẽ nằm ở bên dưới đường SMA. Khi đó, nếu như nhận thấy đường giá và đường SMA chạm nhau thì trader cần tiến hành vào lệnh bán.
  • Trường hợp thấy đường SMA có xu hướng đi lên trên, đường giá nằm ở phía bên trên đường SMA. Khi nhận thấy hai đường giá và SMA chạm nhau thì trader cần thực hiện lệnh mua ngay lập tức.
Xác định các thời điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời phù hợp

Xác định các thời điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời phù hợp

Hướng dẫn cách thức giao dịch với đường SMA

Như ở phần trên khi tìm hiểu về đường SMA là gì, ta có thể thấy được nó phản ánh các biến động của giá rất sát so với thị trường. Chính vì vậy mà khi giao dịch, sử dụng chỉ báo SMA là điều cực kỳ cần thiết.

Tuy nhiên, đối với những trader mới cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch thì chắc hẳn sẽ gặp khó khăn khi sử dụng đường SMA trong giao dịch. Như vậy, để có thể xác định được các tín hiệu một cách chính xác nhất để biết được khi nào nên bán, khi nào nên mua thì trader hãy theo dõi các hướng dẫn sau đây nhé.

Đường SMA khi thể hiện tín hiệu mua

Theo như tìm hiểu, tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi đường dài hạn bị đường ngắn hạn vượt lên trên. Cụ thể, trong các trường sau đây trader cần tiến hành vào lệnh mua ngay lập tức:

  • Khi đường giá vượt lên đường SMA 100 hoặc SMA 50 hoặc SMA 20.
  • Khi đường SMA 50 vượt lên trên đường SMA 20 chính là tín hiệu thông báo xuất hiện một xu hướng tăng dài hạn.
  • Khi thấy đường SMA 20 vượt lên đường SMA 50, đường giá cũng vượt lên đường SMA 20. Đồng thời, 3 đường là đường SMA 50, đường SMA 20 và đường giá chạm nhau với hướng đi lên thì đây chính là tín hiệu về một xu hướng tăng.
Tín hiệu mua trong quá trình giao dịch được thể hiện qua đường SMA

Tín hiệu mua trong quá trình giao dịch được thể hiện qua đường SMA

Đường SMA khi thể hiện tín hiệu bán

Dựa vào dấu hiệu đường ngắn hạn đi xuống và nằm phía bên dưới đường dài hạn, trader cũng cần phải vào lệnh báo. Cụ thể nhất là ở các trường hợp như sau:

  • Đường giá đi xuống đường SMA hoặc SMA 50 hoặc SMA 20.
  • Một tín hiệu giảm giá dài hạn xảy ra khi đường SMA 20 đi xuống bên dưới đường SMA 50.
  • Khi nhận thấy đường SMA 20 vượt xuống bên dưới đường SMA 50, đường giá vượt xuống bên dưới đường SMA 20. Đồng thời, đường SMA 20, đường SMA 50 và đường giá chạm nhau với hướng đi xuống thì đây là tín hiệu của một xu hướng giảm.

Hướng dẫn sử dụng đường SMA trên nền tảng giao dịch MT4

Trên nền tảng MT4, khi đường trung bình động có sự di chuyển thì sẽ hình thành nên một chỉ số và một trong những giá trị cốt lõi của cuộc giao dịch cũng chính là chỉ số này. Khi thực hiện chỉ số SMA trên MT4, trader có thể tiến hành di chuyển trực tiếp mà không cần thiết phải tải xuống. Ngoài ra, khi di chuyển trên MT4, chỉ báo SMA còn mang lại cho trader khá nhiều phương pháp giao dịch.

Trong khi cài đặt đường SMA, trader nên lựa chọn các giá trị là thời gian, menu “áp dụng cho” và shift. Trong đó, thời gian sẽ được định nghĩa giống như N ở trong công thức khi tính đường SMA. Nó muốn chỉ đến khoảng thời gian mà trader cần tính toán trong giá trị trung bình.

Sử dụng SMA đơn giản trên nền tảng giao dịch MT4

Sử dụng SMA đơn giản trên nền tảng giao dịch MT4

Đường SMA di chuyển sẽ càng mượt nếu như N có giá trị càng lớn. Tuy nhiên, nó sẽ thích ứng chậm hơn nếu như giá trị có sự thay đổi. Và hiển nhiên, đường trung bình sẽ di chuyển nhanh hơn nếu nhu N có giá trị nhỏ. Đồng thời, khi giá trị có sự thay đổi thì nó sẽ không mượt mà và thích ứng nhanh được.

Hiện nay, các sàn giao dịch đang tìm kiếm đến các phương tiện vừa giúp trader nhận biết được việc xảy ra biến động giá cũng như giúp đường trung bình chạy mượt mà hơn. Tuy nhiên, mục tiêu chính vẫn sẽ là tập trung vào những xu hướng giao dịch nhanh và chính hãng để có thể đuổi theo kịp những tín hiệu xảy ra.

Nếu như đường SMA được thực hiện nhanh hơn thì tức là thời gian thực hiện của chúng ngắn hơn. Và ngược lại, khi thời gian thực hiện dài thì đường SMA sẽ có xu hướng thực hiện chậm hơn.

Trong SMA, Shift không phải là yếu tố quá quan trọng. Khi giá trị được nhập thay thế đường SMa dọc theo thời gian thì sẽ xuất hiện sự di chuyển của đường SMa về phía bên phải đối với trường hợp nhập giá trị dương. Còn khi giá trị được nhập là âm thì sẽ xảy ra khả năng đường SMA dịch chuyển về phía bên trái.

Trader sẽ không thể tìm kiếm được đường SMA khi thay đổi tiêu cự nếu như di chuyển với giá âm, mà thay vào đó chỉ có khả năng xem được lịch sử dữ liệu. Lúc này, trader cần phải có một giá trị ở khoảng thời gian chưa từng xảy ra thì mới có thể hoàn thành dữ liệu. Khi đó, tại nơi bắt đầu, trader nên sử dụng giá trị bằng 0. Tại mục “áp dụng cho”, trader có thể lựa chọn các mức giá như sau:

  • Mức giá đóng cửa.
  • Mức giá mở cửa.
  • Mức giá ở đỉnh.
  • Mức giá ở đáy.
  • Mức giá trung bình. Công thức tính bằng tổng mức giá ở đáy và đỉnh cộng lại với nhau sau đó chia 2.
  • Giá typical. Công thức tính bằng mức giá ở đáy + mức giá ở đỉnh + mức giá đóng cửa tất cả chia cho 3.
  • Weighted close. Tính bằng cách lấy mức giá đáy + mức giá đỉnh + mức giá đóng cửa tất cả chia cho 4.

Điều này mang ý nghĩa rằng đường SMA sẽ giúp các trader có thể xác định và đánh giá được các biến động của giá ở trong khoảng thời gian ngắn hạn. Đồng thời cũng giúp trader nhìn thấy rõ về những xu hướng cơ bản có khả năng xuất hiện trong thị trường.

Nên sử dụng chỉ số EMA hay sử dụng chỉ số SMA?

Đối với đường SMA và đường EMA, cả hai đường này đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do vậy, để lựa chọn một trong hai chỉ số để sử dụng là điều rất khó. Do vậy, trader cần nên nắm rõ về bản chất của mỗi chỉ báo để có thể ứng dụng chúng vào tình trường hợp, từng mục đích khác nhau.

Sự khác biệt của đường EMA và đường SMA là gì?

Sự khác biệt của đường EMA và đường SMA là gì?

Chẳng hạn như đối với các tình huống cần sử dụng đến công cụ phân tích chỉ báo trong ngắn hạn, trader có thể sử dụng EMA để có được kết quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trong đầu tư dài hạn cần đến sự cẩn trọng và có lợi thế thời gian thoải mái thì trader có thể sử dụng chỉ báo SMA.

Không những thế, trong thực tế, ở nhiều trường hợp trader vẫn có thể kết hợp cả hai chỉ báo SMA và EMA để đánh giá và phân tích các biến động giá chính xác và hiệu quả hơn.

Bài viết vừa rồi là những chia sẻ về đường SMA là gì hay SMA là đường gì mà ForexDictionary tìm hiểu được. Với những kiến thức cơ bản về cách tính đường SMA cơ bản cũng như cách sử dụng chỉ báo SMA, hy vọng rằng trader sẽ thực hiện giao dịch một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Đường MA là gì? Chiến lược sử dụng đường MA như thế nào?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan