Nasdaq là gì? Đây là cụm từ không còn quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư với sự xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về tài chính trên toàn thế giới. Nhắc đến Nasdaq là nhắc đến sàn môi giới điện tử đầu tiên mà các trader có thể giao dịch cổ phiếu minh bạch thông qua hệ thống giao dịch tự động và chỉ số Nasdaq. Vậy Nasdaq là gì? Sàn giao dịch chứng khoán này có gì đặc biệt? Tất cả sẽ được Forex Dictionary tổng hợp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về sàn giao dịch Nasdaq

Nasdaq được viết ngắn gọn từ cụm từ “National Association of Securities Dealers Automated Quotations system”. Đây là sàn môi giới chứng khoán điện tử lớn nhất tại Hoa Kỳ với tổng giá trị vốn hóa giữ vị trí thứ 3 toàn cầu, xếp sau sàn New York (NYSE) và sàn giao dịch Tokyo. Điểm khác biệt tạo nên một Nasdaq rất riêng là việc Nasdaq cho phép người dùng giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).

Nasdaq là một trong các sàn môi giới chứng khoán hàng đầu ở Mỹ

Nasdaq là một trong các sàn môi giới chứng khoán hàng đầu ở Mỹ

Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành của Nasdaq

Vào năm 1971, Hiệp hội Quốc gia các Thương nhân Chứng khoán (NASD) đã thành lập sàn Nasdaq. Tính đến thời điểm hiện tại, Nasdaq đang chịu sự quản lý của Nasdaq Stock Market, Inc.

Khi mới đi vào hoạt động và cho phép giao dịch ngày 08/02/1971, sàn Nasdaq đã ghi tên mình trở thành sàn giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, Nasdaq chỉ đơn giản là một hệ thống niêm yết giá chứ chưa tạo ra sự kết nối thật sự giữa bên mua và bên bán. Tính năng quan trọng nhất của Nasdaq lúc bấy giờ là giảm thiểu mức chênh lệch giữa giá mua (bid price) và giá bán (ask price) cổ phiếu nhiều nhất có thể. Việc này đã khiến những nhà môi giới chứng khoán kiếm tiền dựa trên chênh lệch giá gặp nhiều bất lợi. Đổi lại, nó cũng giúp thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi hơn.

Sau vài năm đi vào hoạt động, Nasdaq đã phát triển và tiến gần đến danh nghĩa của một sàn giao dịch chứng khoán thực thụ khi bổ sung hệ thống báo cáo, cùng với hệ thống giao dịch một cách tự động. Phần lớn các giao dịch được chuyển sang thực hiện qua điện thoại vào năm 1987. Thế nhưng, những nhà tạo lập thị trường hầu như không phản hồi qua điện thoại trong suốt giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng thị trường.

Để khắc phục được hạn chế này, Hệ thống thực thi các lệnh nhỏ (SOES) đã xuất hiện để tạo ra phương thức giao dịch điện tử lần đầu có mặt, để đảm bảo những giao dịch nhỏ không bị bỏ qua cho người mua và người bán.

Các sản phẩm và công nghệ của Nasdaq

Khi giao dịch tại Nasdaq, các nhà đầu tư có thể giao dịch nhiều loại cổ phiếu trong các lĩnh vực khác nhau như hàng tiêu dùng, năng lượng, tài chính, y tế, công trình công cộng, công nghệ và giao thông vận tải. Trong số đó, nổi tiếng nhất vẫn là cổ phiếu công nghệ cao.

Ngoài ra, sàn Nasdaq cũng tự niêm yết cổ phiếu của mình với mã hiệu là NDAQ. Tương tự với các sàn chứng khoán khác, sàn Nasdaq cũng đánh giá và phân tích thị trường dưới góc nhìn toàn cách nhất thông qua các loại chỉ số. Trong đó, chỉ số tổng hợp NASDAQ (The Nasdaq Composite) là công cụ được sử dụng nhiều nhất và được các nhà báo, phóng viên tài chính thường xuyên trích dẫn. Chỉ số này được tạo ra trên cơ sở toàn bộ giá cổ phiếu của các công ty đang được niêm yết trên sàn. Ngoài cách gọi là chỉ số NASDAQ, trader cũng có thể gọi công cụ này là NASDAQ Composite. Nhìn chung, đây là một chỉ số được theo dõi nhiều nhất đối với công ty thuộc lĩnh vực công nghệ.

Sàn Nasdaq cũng là cái tên tiên phong trong việc lưu trữ dữ liệu thông qua thuật toán đám mây và cũng là sàn giao dịch đầu tiên bán công nghệ của mình cho các nhà môi giới ngoại hối khác.

Những con số đáng tự hào của Nasdaq

Nhắc đến Nasdaq cũng là nhắc đến sàn môi giới chứng khoán điện tử lớn nhất của Hoa Kỳ. Tính đến năm 2019, đã có hơn hơn 3.400 công ty với giá trị vốn hóa thị trường là 15,43 nghìn tỷ USD được niêm yết trên sàn. Kèm theo đó là lượng khách hàng doanh nghiệp vượt quá con số 10.000. Có thể nói, Nasdaq đã góp phần tạo ra sự thành công của các gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay như Apple, Microsoft, Facebook và Intel. Trong những ngày đầu tiên, các công ty này đã huy động vốn trên nền tảng của Nasdaq và phát triển mạnh mẽ thành những doanh nghiệp đáng giá hàng tỷ đô.

Nasdaq đã khẳng định tên tuổi của mình qua những con số đáng kinh ngạc

Nasdaq đã khẳng định tên tuổi của mình qua những con số đáng kinh ngạc

Kèm theo đó, sàn Nasdaq cũng đang giám sát 90 thị trường khác và các sàn môi giới khác nhau trên quy mô 50 quốc gia khác nhau. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã góp phần làm cho mô hình giao dịch của Nasdaq trở thành tiêu chuẩn chung với nhiều thị trường trên toàn cầu.

Cần thỏa mãn điều kiện gì để được niêm yết trên Nasdaq?

Để có thể hiểu rõ hơn về chỉ số Nasdaq là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều kiện cần được thỏa mãn nếu muốn niêm yết trên sàn Nasdaq. Theo thông tin của trang Investopedia, các công ty được niêm yết trên Nasdaq có mục tiêu khác với những sàn giao dịch chứng khoán khác. Cụ thể, họ thường hướng đến mục tiêu tăng trưởng và giá rẻ cũng là một tiêu chí khiến Nasdaq được nhiều công ty cân nhắc. Để được niêm yết trên sàn Nasdaq, một công ty cần đáp ứng được các tiêu chính tài chính nhất định và được chia thành 4 hạng mục cụ thể, gồm có thu nhập, vốn chủ sở hữu, giá trị thị trường và tổng giá trị tài sản/tổng doanh thu.

Niêm yết theo tiêu chí thu nhập

Nếu các công ty chọn cách niêm yết trên sàn Nasdaq dựa trên tiêu chuẩn thu nhập thì họ cần đáp ứng được tiêu chí thu nhập trước thuế của năm trước đó, hoặc thu nhập của 2 năm trong 3 năm gần nhất vượt mức 1 triệu USD, kèm theo đó là số vốn cổ đông phải đạt mức 15 triệu USD.

Niêm yết theo tiêu chí vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường

Đối với tiêu chí đánh giá dựa trên tiêu chuẩn vốn chủ sở hữu thì công ty cần đáp ứng các tiêu chí khắt khe hơn. Cụ thể là các cổ đông phải có ít nhất 30 triệu USD. Ngoài ra, công ty cũng có thể chọn cách đánh giá dựa trên tiêu chí tổng giá trị thị trường để được niêm yết trên Nasdaq. Khi đó, tổng giá trị thị trường tiêu chuẩn cần đạt mức tối thiểu là 75 triệu USD.

Niêm yết theo tiêu chí tổng giá trị tài sản/tổng doanh thu

Trong trường hợp công ty không đáp ứng được 3 tiêu chí nêu trên, họ buộc phải chứng minh được yêu cầu về tổng giá trị tài sản và doanh thu của mình. Theo đó, tổng tài sản hay tổng thu nhập của công ty trong năm trước đó, hoặc thu nhập của 2 năm bất kỳ trong vòng 3 năm gần nhất so với thời điểm đang xét tối thiểu là 75 triệu USD.

Về phía công chúng, tỷ lệ cổ phần mà thành phần này sở hữu phải được duy trì ở mức 1,1 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, công chúng cần nắm giữ 8 triệu USD, 18 triệu USD hoặc 20 triệu USD tổng giá trị thị trường của cổ phiếu. Đặc biệt là công ty phải chứng minh được cổ phiếu của họ được giao dịch trên 4 USD trong vòng tối thiểu 90 ngày trước khi nộp đơn đăng ký niêm yết.

Sàn NASDAQ Small Caps Market

Sàn NASDAQ cũng thành lập sàn giao dịch NASDAQ Small Caps Market dành riêng cho những công ty nhỏ, không đủ điều kiện để thỏa mãn những yêu cầu về tài chính của sàn. Sau đó, khi những công ty này đủ điều kiện thay đổi thì NASDAQ sẽ chuyển họ sang những thị trường khác.

Vào năm 2017, công ty VNG của Việt Nam đã cùng NASDAQ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) để thực hiện IPO và niêm yết cổ phiếu trên NASDAQ trước sự quan tâm của dư luận.

Trước đó, một doanh nghiệp Việt Nam khác cũng được niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ là Cavico. Đây là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng. Họ đã niêm yết cổ phiếu của mình trên NASDAQ bằng cách sáp nhật với một doanh nghiệp của Mỹ đã niêm yết vào năm 2009. Tuy nhiên, quá trình niêm yết này chỉ kéo dài trong 2 năm cho thấy việc niêm yết và duy trì việc được niêm yết trên những sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu thế giới như NASDAQ rất khó khăn.

Cách giao dịch tại sàn NASDAQ diễn ra

Giao dịch thông qua đại lý

NASDAQ hoạt động dưới dạng một sàn giao dịch điện tử nên họ không sở hữu một sàn giao dịch chứng khoán tập trung. Về cơ bản, NASDAQ có bản chất là một thị trường của các thương nhân. Vì thế nên mọi hoạt động giao dịch cổ phiếu đều sẽ được thực hiện thông qua một bên thứ 3, gọi là đại lý thay vì hình thức mua bán trực tiếp. Theo đó, phía đại lý sẽ nắm giữ một lượng cổ phiếu nhất định và họ cũng chịu trách nhiệm với một loại cổ phiếu cụ thể. Vậy nên khi nhà môi giới ngoại hối muốn mua cổ phiếu thì phải thông qua đại lý.

Lần đầu tiên NASDAQ hoạt động đã có các phiên giao dịch được thực hiện nhờ hệ thống máy tính và điện thoại. Khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, người dùng đã có thể giao dịch một cách tự động tại sàn NASDAQ với những thông tin đầy đủ về nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như khối lượng giao dịch được thực hiện mỗi ngày. Thông qua các giao dịch tự động, người dùng cũng có thể trải nghiệm những giao dịch hoạt động một cách tự động dựa vào những tham số đã được thiết lập.

So với các sàn giao dịch chứng khoán khác, NASDAQ có một mức phí niêm yết khá thấp với giá trị tối đa là 150.000 USD. Từ đó, tạo điều kiện cho các cổ phiếu mới xuất hiện với tốc độ tăng trưởng tốt có cơ hội được giao dịch nhiều hơn.

NASDAQ MarketSite tại Quảng trường Thời đại

Mặc dù New York Stock Exchange (NYSE) có lượng vốn hóa thị trường cao, nên được đánh giá là sàn môi giới chứng khoán có quy mô lớn hơn NASDAQ, nhưng với NASDAQ thì khối lượng giao lượng giao dịch được đánh giá cao hơn với khoảng 1,8 tỷ giao dịch được thực hiện mỗi ngày.

Màn hình cỡ lớn được đặt tại Quảng trường Thời đại của NASDAQ

Màn hình cỡ lớn được đặt tại Quảng trường Thời đại của NASDAQ

Do NASDAQ không có sàn giao dịch tập trung nên họ đã khẳng định vị thế của mình bằng cách xây dựng NASDAQ MarketSite tại Quảng trường Thời đại ở Manhattan. Lúc này, một màn điện tử lớn được thiết kế ngoài trời để liên tục cập nhật các thông tin tài chính với thời gian 24/24. Kèm theo đó là các giao dịch được thực hiện từ 9 giờ 30 phút đến 16 giờ trong ngày thứ 2 đến thứ 6 theo giờ phương Đông, ngoại trừ những ngày lễ lớn.

Tổng quan về chỉ số Nasdaq

Khái niệm chỉ số Nasdaq là gì?

Khái niệm chỉ số Nasdaq là gì?

Chỉ số Nasdaq là gì?

Trước khi khám phá cụ thể hơn về chỉ số Nasdaq là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm của chỉ số này bạn nhé. Cụ thể, chỉ số Nasdaq là một trong nhiều bộ chỉ số trong thị trường chứng khoán ỏ Mỹ. Theo đó, những đơn vị niêm yết độc quyền trên sàn sẽ được dùng bộ chỉ số Nasdaq được chia thành nhiều loại khác nhau làm đại diện.

Hiệu suất của các loại chỉ số Nasdaq qua từng giai đoạn

Hiệu suất của các loại chỉ số Nasdaq qua từng giai đoạn

Theo đó, mỗi lĩnh vực sẽ phù hợp với một loại chỉ số Nasdaq khác nhau nên cách xác định chỉ số này từ bộ dữ liệu mẫu cũng có sự khác biệt. Cụ thể, bộ chỉ số Nasdaq sẽ được chia thành các chỉ số thành phần như chỉ số Nasdaq 100, Nasdaq Biotechnology Index, Nasdaq Composite, Nasdaq Financial 100. Trong số đó, Nasdaq 100 và Nasdaq Composite là 2 chỉ số nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Chỉ số Nasdaq được tính như thế nào?

Tỷ trọng vốn hóa thực là cơ sở để tính toán chỉ số Nasdaq 100 và Nasdaq Composite. Thế nên, với giá trị vốn hóa thực khác nhau của các công ty mà Nasdaq sẽ cho ra các kết quả dưới dạng tỷ lệ phần trăm phù hợp. Cụ thể, chúng được xác định thông qua biểu thức sau:

Chỉ số Nasdaq 100, hay Nasdaq Composite = (Giá đóng cửa của chứng khoán * Trọng số của mỗi chứng khoán) / Ước số.

Các mức điểm của chỉ số Nasdaq trong quá khứ

Chỉ số Nasdaq Composite là gì?

Lần đầu tiên chỉ số Nasdaq Composite được công bố trước công chúng có mức khởi đầu là 100 vào năm 1971. Mỗi năm, chỉ số này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nên mức điểm của Nasdaq Composite đạt 5000 điểm vào năm 2000. Đồng thời, tình trạng bong bóng dotcom cũng xuất hiện nhưng không kéo dài. Đến giai đoạn cuối năm 2000 thì dotcom cũng kết thúc với hệ quả là Nasdaq Composite giảm hơn 50%. Đến cuối năm 2002, Nasdaq Composite giảm mạnh mẽ và chạm mức 1.000 điểm.

Chỉ số Nasdaq Composite dần phát triển ổn định lại vào năm 2015. Tính đến thời điểm hiện tại, điểm chỉ số Nasdaq Composite vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các năm và đạt mức điểm là 11.000 trong thời gian gần đây.

Biểu đồ phản ánh tốc độ phát triển của chỉ số Nasdaq Composite từ 2018 đến 2022

Biểu đồ phản ánh tốc độ phát triển của chỉ số Nasdaq Composite từ 2018 đến 2022

Chỉ số Nasdaq 100 là gì?

Chỉ số Nasdaq 100 lần đầu tiên được công bố với thị trường là vào ngày 31/01/1985 với mức điểm khởi đầu cao hơn so với lần ra mắt của Nasdaq Composite. Khi đó, mức điểm khởi đầu của chỉ số Nasdaq 100 là 125. Trong giai đoạn năm 2000, chỉ số Nasdaq 100 cũng chạm mức điểm là 5.000. Khi đó, chỉ số này cũng chịu những tác động đáng kể của hiện tượng bong bóng dotcom nên mức điểm giảm mạnh. Đỉnh điểm vào năm 2002, mức điểm của Nasdaq 100 chỉ còn 1.000.

Cũng như chỉ số Nasdaq Composite, Nasdaq 100 phải chờ đến năm 2015 mới có thể phá vỡ các đỉnh trước đó và tính đến nay, Nasdaq 100 liên tục tăng qua từng năm.

Biểu đồ cho thấy tốc độ phát triển của chỉ số Nasdaq 100 từ 2018 đến 2022

Biểu đồ cho thấy tốc độ phát triển của chỉ số Nasdaq 100 từ 2018 đến 2022

Đặc điểm của các chỉ số Nasdaq là gì?

Đặc điểm của chỉ số Nasdaq Composite

Như đã trình bày, chỉ số Nasdaq được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn môi giới NASDAQ. Giá trị của Nasdaq trong ngày liên tục được cập nhật và sửa đổi với giờ đóng cửa ở Mỹ là 16 giờ. Khi đó, kết quả cuối cùng sẽ được phát hiện muộn hơn vào 16 giờ 16 phút. Phần lớn các công ty thuộc chỉ số Nasdaq đều hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe, công nghệ, tài chính…

Hiện nay, nguồn dữ liệu của Nasdaq được tổng hợp từ hơn 2.500 mã cổ phiếu của các doanh nghiệp khác nhau được niêm yết trên sàn NASDAQ. Theo đó, các công ty này hoạt động trong nhiều ngành khác nhau và được niêm yết duy nhất trên sàn giao dịch chứng khoán mà không phải đặt ở Hoa Kỳ. Theo đó, giá trị của chỉ số Nasdaq sẽ được xác định từ các loại chứng khoán sau:

  • Cổ phiếu thường.
  • Cổ phiếu theo dõi (tracking stocks).
  • ADR (American depositary receipts).
  • REITs (Real Estate Investment Trusts).
  •  Cổ phiếu tracking.
  • Cổ phiếu SBI.
  •  Lãi suất góp vốn hữu hạn.

Các bạn cần lưu ý rằng chỉ số Nasdaq sẽ không bao gồm các loại chứng khoán như là ETFs, cổ phiếu ưu đãi, trái khoán, chứng khoán phái sinh và quỹ.

Ngoài ra, trong chỉ số Nasdaq còn có những công ty nổi tiếng toàn cầu như Pepsico, Microsoft, Apple, Intel, Google, Facebook, Amazon, Netflix…

Đặc điểm của chỉ số Nasdaq 100

Chỉ số Nasdaq 100 còn được gọi là chỉ số Nasdaq phi tài chính, bao gồm 100 công ty sở hữu mức vốn hóa cao nhất đang được niêm yết trên sàn Nasdaq. Các công ty này thường hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công nghệ, hàng tiêu dùng và các công ty quốc tế.

Điều kiện để được tham gia vào chỉ số Nasdaq 100 là sở hữu vốn hóa cao nhất trên thị trường và chỉ được niêm yết độc quyền trên sàn Nasdaq. Theo đó, thời gian niêm yết chỉ được kéo dài trong 2 năm, nhưng nếu doanh nghiệp thỏa mãn được tiêu chí vốn hóa thì chỉ cần 1 năm. Kèm theo đó, các công ty cần phải hoạt động sôi nổi trên thị trường với khối lượng tối thiểu trong mỗi ngày là 200.000 cổ phiếu. Hơn thế nữa, những công ty này không có khả năng phá sản và thông tin cần được lưu hành theo quý và năm.

Đặc điểm của chỉ số Nasdaq Biotechnology Index

Nasdaq Biotechnology Index là loại chỉ số dành cho các công ty hoạt động trong ngành dược phẩm, hay công nghệ sinh học. Tính đến thời điểm hiện tại, Nasdaq Biotechnology Index đã sở hữu hơn 200 công ty lớn nhỏ khác nhau và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ.

Đặc điểm của chỉ số Nasdaq Financial 100

Chỉ số Nasdaq Financial 100 còn được giới tài chính gọi là chỉ số tài chính vì nó đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính. Trong đó có thể kể đến như công ty đầu tư thế chấp, bảo hiểm, ngân hàng, công ty môi giới tài chính…

Những nguyên nhân khiến chỉ số Nasdaq thay đổi

Vì bản chất của chỉ số Nasdaq là được xây dựng từ các công ty niêm yết trên sàn NASDAQ. Thế nên, Nasdaq sẽ chịu ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh của các công ty được niêm yết này. Cụ thể là giá trị cổ phiếu sẽ có biến động nếu quá trình hoạt động của những công ty này có vấn đề. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq lại chịu tác động từ giá trị cổ phiếu nên nó cũng sẽ khiến Nasdaq thay đổi.

Hiểu đơn giản hơn, nếu các công ty niêm yết hoạt động thuận lợi với những khoản lợi nhuận tốt thì giá trị cổ phiếu tăng, kéo theo sự tăng lên của chỉ số Nasdaq. Ngược lại, nếu công ty hoạt động kinh doanh có vấn đề khiến giá trị cổ phiếu giảm, thì giá trị của chỉ số Nasdaq cũng giảm theo.

Trong 2 chỉ số Nasdaq 100 và Nasdaq Composite thì những doanh nghiệp doanh động trong lĩnh vực công nghệ chiếm tỷ trọng rất cao. Vậy nên, mọi động thái của các công ty công nghệ đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến 2 loại chỉ số quan trọng của Nasdaq.

Bên cạnh đó, những thông tin về chính trị, chính sách kinh tế của Hoa Kỳ cũng tác động đáng kể đến chỉ số Nasdaq. Chẳng hạn như thông báo giảm lãi suất của FED. Có thể nói, việc FED giảm lãi suất là một tín hiệu tốt với nhiều doanh nghiệp vì họ sẽ có cơ hội đi vay nhiều hơn. Từ đó, mở rộng quy mô kinh doanh và sản xuất nhiều hơn để tăng lợi nhuận. Điều này giúp giá cổ phiếu tăng và chỉ số Nasdaq cũng sẽ thay đổi.

Vai trò của chỉ số Nasdaq là gì?

Vai trò của chỉ số Nasdaq

Vai trò của chỉ số Nasdaq

Phản ánh tình hình kinh tế của nước Mỹ

Như đã giới thiệu, NASDAQ là một trong 2 sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ nên nó sẽ phản ánh được tình hình kinh tế của Mỹ. Cụ thể là nền kinh tế Hoa Kỳ có đang tăng trưởng mạnh mẽ không. Điều này lý giải vì sao chỉ số Nasdaq Composite và kinh tế Hoa Kỳ tỷ lệ thuận với nhau. Tức là khi kinh tế Hoa Kỳ phát triển tốt thì chỉ số Nasdaq Composite cũng sẽ biến động theo hướng tích cực.

Phản ánh tình hình hoạt động của các công ty công nghệ Mỹ

Chỉ số Nasdaq 100 gồm có 100 công ty khác nhau thuộc ngành công nghệ hàng đầu ở Mỹ nên qua đó, chúng ta có thể nắm bắt được tình hình phát triển của các công ty công nghệ ở Hoa Kỳ. Thế nên Nasdaq 100 sẽ là trợ thủ đắc lực cho các nhà đầu tư nếu có ý định giao dịch với cổ phiếu của các công ty công nghệ.

Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư thì các bạn nên dành nhiều thời gian cho việc phân tích và nghiên cứu những thông tin mà Nasdaq cung cấp. Phạm vi ảnh hưởng của Nasdaq còn tác động đến cả thị trường ngoại hối chứ không nói riêng thị trường chứng khoán. Cụ thể là tỷ giá USD chịu ảnh hưởng của chỉ số Nasdaq. Phần lớn các cặp tỷ giá chính được giao dịch trên thị trường đều có mối quan hệ với đồng USD nên nó cũng sẽ biến động khi Nasdaq thay đổi. Hơn thế nữa, những sản phẩm tài chính như vàng cũng bị ảnh hưởng bởi Nasdaq.

Do đó, việc theo dõi biến động của chỉ số Nasdaq khi tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối hay chứng khoán sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Từ đó, có thể ra quyết định giao dịch thật sáng suốt, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình đầu tư.

Nên chọn chỉ số Nasdaq Composite hay chỉ số Nasdaq 100?

Chỉ số Nasdaq Composite

  • Một trong 3 chỉ số được nhiều người quan tâm nhất: Ban đầu, chỉ số Nasdaq Composite chỉ có mức điểm khởi đầu là 100 nhưng tăng nhanh qua nhiều năm, mặc dù có lúc giá giảm. Thế nhưng Nasdaq Composite vẫn là một trong những chỉ số được theo dõi hàng đầu trên thế giới.
  • Sở hữu mức vốn hóa vô cùng lớn: Được tạo ra dựa trên trọng số vốn hóa thực, với mỗi chỉ số chứng khoán tương ứng với từng trọng số. Vậy nên Nasdaq Composite chịu ảnh hưởng của các công ty nằm trong danh mục của chỉ số Nasdaq Composite. Những doanh nghiệp phát triển tốt và chiếm tỷ trọng lớn thì càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là các công ty công nghệ vì nó chiếm tỷ lệ cao trong chỉ số Nasdaq Composite.

Chỉ số Nasdaq 100

  • Chỉ số công nghệ: Được xây dựng bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hàng đầu ở Mỹ. Thông qua Nasdaq 100, chúng ta có thể nắm bắt được tình hình của các đơn vị phi tài chính, thông qua chỉ số trọng vốn hóa. Điểm lưu ý là những công ty được niêm yết tại mỗi sàn NASDAQ. Đến nay, chỉ số Nasdaq có sự tham gia của nhiều đơn vị hoạt động trong nhiều ngành khác nhau, như công nghệ sinh học, dịch vụ tiêu dùng hay lĩnh vực thương mại bán lẻ và thương mại bán sỉ.
  • Định nghĩa cho ngành công nghiệp: Từ những thống kê trong giai đoạn 2003 – 2018, thì tình hình tăng trưởng của các công ty có trong chỉ số Nasdaq 100 được tổng hợp như sau: Thu nhập chiếm 22%, cổ tức được trả có tỷ lệ 29%, cuối cùng là doanh thu với 13%. Các công ty thuộc danh mục chỉ số Nasdaq 100 giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ như cổ phiếu của Facebook, Microsoft, Intel, Tesla, Amgen, Apple và Starbucks.
  • Trung bình mỗi công ty có trong chỉ số Nasdaq 100 sẽ chi 1,7 tỷ đô la Mỹ cho quá trình nghiên cứu. So với mức phí trung bình của những công ty thuộc chỉ số S&P 500, con số này lớn hơn gấp đôi.
  • Đến cuối 2018, mức vốn hóa của những công ty thuộc chỉ số Nasdaq 100 đã chạm mức 7,5 nghìn tỷ USD. Từ đó, khẳng định mức độ ảnh hưởng, vị thế, cũng như lịch sử phát triển và năng suất của chỉ số này.

Chiến lược đầu tư với chỉ số Nasdaq 100 hiệu quả

Thông qua ETF

Các nhà đầu tư có thể chọn quỹ ETF để tham gia giao dịch với chỉ số Nasdaq 100. Theo đó, quỹ ETF trên thị trường hiện được chia thành 3 loại là ProShares Ultra QQQ, Invesco QQQ và QQEW. Dù bạn là công dân của nước nào thì cũng có thể giao dịch với chỉ số Nasdaq 100. Tínhđến thời điểm hiện tại , chỉ số Nasdaq 100 đã mở rộng quy mô và hợp tác với sản phẩm tài chính của 27 quốc gia như:

  •     Amundi ETF Nasdaq 100 của nước Pháp
  •     BetaShares Nasdaq 100 ETF của nước Úc
  •     MOSt Shares Nasdaq 100 của Ấn Độ
  •     BMO Nasdaq 100 Equity Hedge CAD Index của nước Canada
  •     Guotai Nasdaq 100 ETF của Trung Quốc
  •     iShares Nasdaq 100 UCITS ETF của Đức

Dùng hợp đồng chênh lệch

Bên cạnh cách tiếp cận chỉ số Nasdaq 100 thông qua quỹ ETF, các nhà đầu tư có thể tham khảo phương pháp sử dụng hợp đồng chênh lệch, hay còn gọi là CFD. Cụ thể, CFD là bản hợp đồng được tạo ra giữa khách hàng và phía nhà môi giới, hoặc CFD. Trong đó, nội dung của bản hợp đồng CFD sẽ có mức giá đóng cửa hoặc mở cửa do các nhà đầu tư thiết lập.

Nhờ đó, các trader có thể đảm bảo được giá trị tài sản của mình dù giá cổ phiếu biến động ra sau. Cũng vì vậy mà hợp đồng chênh lệch nhận được sự quan tâm của nhiều trader hơn. Vậy hợp đồng chênh lệch còn hấp dẫn người dùng bởi những ưu điểm vượt trội nào? Hãy cùng Forex Dictionary khám phá chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Không có thuế trước bạ

Điểm nổi bật đầu tiên phải kể đến là trader không cần đóng thuế trước bạ. Lý do là vì về bản chất, các nhà đầu tư không sở hữu tài sản cơ bản nhưng mức thuế vẫn có thể thay đổi, tùy từng hoàn cảnh.

Giao dịch khi thị trường uptrend hoặc downtrend

Nếu các bạn chọn hợp đồng chênh lệch làm phương thức giao dịch cho mình thì trader có thể thu lợi nhuận dù xu hướng đang tăng hay giảm. Đó là vì chúng ta kiếm lợi nhuận nhờ vào sự chênh lệch của giá mua và giá bán. Một nguyên nhân khác khiến các nhà đầu tư chọn CFD để giao dịch trong giai đoạn thay đổi với thời gian ngắn là nó được xem như một giải pháp an toàn để trader bảo vệ tài sản của mình.

Tối ưu hiệu quả sử dụng với nguồn tiền

Một đặc điểm khác khiến CFD trở thành lựa chọn hàng đầu với nhiều nhà đầu tư là tính năng ký quỹ và đòn bẩy. Theo đó, những sàn môi giới cung cấp những công cụ giúp người chơi giảm thiểu rủi ro, với mức phí thấp thì càng được ưu ái vì trader có thể tối ưu lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Sự khác nhau giữa chỉ số Dow Jones và chỉ số Nasdaq là gì?

So sánh chỉ số Nasdaq và chỉ số Dow Jones

So sánh chỉ số Nasdaq và chỉ số Dow Jones

Điểm khác biệt giữa Dow Jones và Nasdaq là gì sẽ được Forex Dictionary trình bày cụ thể dưới góc nhìn khách quan nhất.

Về sàn giao dịch niêm yết

Trước tiên, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) và Nasdaq đều được dùng để theo dõi những biến động của các cổ phiếu trên thị trường. Trong khi Dow Jones được tạo ra từ những công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán New York thì Nasdaq bao gồm những doanh nghiệp được giao dịch trên sàn chứng khoán NASDAQ.

Về bản chất

Nếu chỉ số Dow Jones có bản chất là một “chỉ số trọng số giá” tức là nó sử dụng “Chỉ số chia” để cân nhắc các giá cổ phiếu khác nhau, thì Nasdaq mang bản chất là một chỉ số “trọng số vốn hóa thị trường” với ước số chịu ảnh hưởng của chỉ số. Nghĩa là ước số thay đổi khi chỉ số có sự thay đổi.

Ngoài ra, chỉ số Dow Jones còn được xem như một thước đo quan trọng thể hiện sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ. Khi đó, các nhà giao dịch có thể chọn chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones là một hạng mục đầu tư của mình như chỉ số S&P 500, hoặc Russell 2000. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq lại có vai trò tựa như một thị trường mở với nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cá nhân mua và bán cổ phần của họ.

Về công ty đại diện

Nếu những công ty sở hữu vốn hóa lớn như Coca-Cola (KO) được đại diện bởi giá trị của chỉ số Dow Jones, thì chỉ số Nasdaq được tạo ra từ các công ty có vốn hóa lớn và công ty có vốn hóa nhỏ. Hơn thế nữa, người dùng chỉ có được thông tin từ 30 mã cổ phiếu của 30 công ty lớn hàng đầu ở Hoa Kỳ với chỉ số Dow Jones. Trong khi đó, các bạn có thể theo dõi hơn 3.400 mã cổ phiếu từ các công ty khác nhau nhờ chỉ số Nasdaq.

Nhìn chung, những dữ liệu mà chỉ số Dow Jones cung cấp được xem như một thước đo chung cho cả nền kinh tế của Hoa Kỳ. Trong khi đó, dữ liệu mà Nasdaq mang đến được đánh giá như một cơ quan thẩm quyền thể hiện cách thức hoạt động của lĩnh vực công nghệ.

Các thông tin về Nasdaq là gì và những khái niệm liên quan đã được trình bày chi tiết. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về sàn Nasdaq, cũng như chỉ số Nasdaq là gì.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan